Hình tang vật của sự cố: Ốc neo bị đứt |
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng
Nguồn: Gs Nguyễn Đăng Hưng’s Blog
Lời dẫn.
Vụ sập cần treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.
Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Bài này đã được biên tập lại và đăng trên báo Pháp Luât Tp HCM với tít:
Nguồn: Gs Nguyễn Đăng Hưng’s Blog
Lời dẫn.
Vụ sập cần treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.
Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Bài này đã được biên tập lại và đăng trên báo Pháp Luât Tp HCM với tít:
Vụ sập cầu treo: Ốc neo quá thô sơ
Xin xem đường link:
http://www.baomoi.com/Vu-sap-cau-treo-Oc-neo-qua-tho-so/148/13201663.epi
Nguyên văn bài này cùng chi tiết hình minh họa xin xem sau đây.
Vụ sập cần treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.
Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Có phải cầu sập vì tải trọng không?
Phải. Nếu xem kỹ video sự cố ta sẽ thấy tai nạn đột biến xảy ra khi toàn bộ đoàn người đã bước vào cầu, bộ phận đi đầu của đám ma đến đỉnh cao nhất của cầu. Chính lúc này là lúc tải trọng đạt đến giá trị cao nhất. Điều này không có nghĩa là cầu bị quá tải, đã vượt qua khả năng thiết kế. Thật vậy, cấu trúc cầu, đặc biệt các giây cáp có thể chịu đựng đến 79 tấn trong khi tổng trọng lượng của đoàn người chỉ đạt chung quanh 2,5 tấn (Lời phỏng vấn khá trung thực trên Dân trí của ông Trần Xuân Sanh – Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng). Trên hiện trường sau tai nạn không có giấy cáp nào bị đứt, cấu trúc các cột trụ vẫn bình thường.
Có phải cầu sập vì những lý do khác với giới hạn tải trọng không?
Không. Những lý do khác thường có thể xảy ra cho những sự cố tương tự là: cộng hưởng vì độ rung, mất ổn định hình học. Cộng hưởng có thể xảy ra khi đoàn người đi theo nhịp như một đoàn quân. Đây là một đám ma mọi người đi bình thường không có nhịp điệu. Việc mất ổn định hình học cũng không vì sau sự cố ta thấy toàn bộ cấu trúc không bị biến dạng. Cầu chỉ bị nghiêng hắt đoàn người xuống sông vì bị sút giây cáp một bên.
Giây cáp bị sút (phải) và giây cáp còn nguyên (trái)
Đâu là thủ phạm của việc sút giây cáp?
Các chuyên trách đã tìm ra thủ phạm không thể chối cải được: ốc neo của tăng đơ bị đứt (xem hình).
Làm sao giải thích việc gảy đổ?
Kỹ thuật làm ốc treo quá thô sơ, không có sự đồng bộ giữa giây cáp và óc treo, lực kéo từ giây cáp sẽ không thể chuyển hết qua ốc treo khi đạt một giới hạn. Hôm nay ta biết giới hạn đó: Trọng lượng của đoàn người (khoảng trên dưới 2.5 tấn) công thêm trọng lượng của cấu trúc tấm chịu uốn dưới chân người đi.
Tại sao kỷ thuật ốc treo yếu kém?
Quan sát hình chụp ốc neo trên mạng (xem hình) ta thất ngay đây là chỉ là sản phẩm thủ công kém chất lượng, Lỗ tròn được thực hiện rất thô sơ thiết diện tròn không tròn trịa mà méo mó. Bề dày của lỗ tròn không được trơn tru mà chất chứa nhiều rãnh, nếp nhăn gồ ghề, chứa đựng nhiều nguy cơ tìm ẩn cho sự đỗ vỡ theo cơ học phá hủy. Những vết rãnh này chính là những vết nứt tự tạo ban đầu khiến sức chịu đựng của óc neo giảm thiểu nghiêm trọng.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống – nguyên giảng viên trường đại học xây dựng đã có nghi ngờ chính đáng về kỹ thuật dùng que hàn thổi để tạo lỗ. Khoa học cơ học phá hủy (Fracture Mechanics) chỉ rõ là kỹ thuật hàn có thể làm tay đổi bản chất của thép, khiến nó giòn đi, độ dẻo của thép giảm thiểu nghiêm trọng và việc gãy đổ giòn là phải chờ đợi.
Nhìn kỷ mặt gãy của ốc neo ta thấy mặt này thẳng góc với hướng lực chuyển tải từ giây cáp. Đây chính là bằng chứng không thể chối cải: óc treo đã gảy đổ vì tính giòn!
Như vật ta có thể kết luận: Kỹ thuật làm ốc neo quá thô sơ chất chứa nhiều yếu tố biến thép dẻo thành giòn và vụ đức ốc neo là việc phải chờ đợi theo tiên đóan của ngành cơ học phá hủy.
Được biết cầu treo này do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn của huyện đảm nhiệm việc thẩm định thiết kế xây dựng, được khánh thành cách đây chỉ hơn một năm. Vấn đề đặt ra là: Cơ sở nào đã gánh vác việc thi công, cơ sở nào đã thực hiện ốc neo này?
Tại sao một công trình có tài trợ quốc tế, có vốn ban đầu cao mà lại giao cho một cơ sở thủ công thực hiện bộ phận trọng yếu nhất của câu cầu treo như vậy?
Còn cơ quan thẩm định hậu kiểm của Bộ Giao Thông vận tải sao lại vắng bóng ở đây? Việc kiểm tra cấu trúc, xác dịnh điểm yếu của cầu treo đâu phải là việc quá phức tạp?
Sinh mạng của 8 người dân, sức khỏe của hơn 40 người khác chẳng nhẽ được coi thường đến thế ư?
Và tại Việt Nam sẽ còn bao nhiêu chiếc cầu như vậy, nhất là tại vùng cao, vùng sâu sẽ có cùng chung số phận?
Hình ảnh sau đây là những ốc neo có chất lượng thông thường.
Ốc neo chất lượng có thế tìm được dễ dàng trên thị trường
Cầu chì sử dụng có 1 năm, phải bảo đảm chịu dựng được chỗ đứng cho mọi người qua cầu. Cầu sập là do làm ẩu, không thể nói quá tải được. Chẳng lẽ bắt mọi người phải cân rồi cộng lại dưới 1.5 tấn mới được qua cầu? Toàn một lũ bịp, đồn đẩy trách nhiệm.
Trả lờiXóa