Ngôi mộ thực sự trống trơn. Chúa Giêsu phục sinh hay thi thể Ngài bị đánh cắp? Chắc chắn có điều bất thường đã xảy ra, vì những người theo Chúa Giêsu không còn khóc thương Ngài, che giấu Ngài, và bắt đầu can đảm rao giảng: CHÚA GIÊSU ĐÃ PHỤC SINH.
Các nhân chứng đều nói rằng Chúa Giêsu bất ngờ hiện ra với họ trong thân xác như trước khi Ngài chết, trước tiên Ngài hiện ra với các phụ nữ. Trong thế kỷ đầu, các phụ nữ không có quyền gì, số phận lép vế lắm. Thế mà chính Chúa Giêsu lại ưu tiên hiện ra với họ trước, nghĩa là phụ nữ là những người đầu tiên thấy Chúa Giêsu phục sinh. Thật là độc đáo vô cùng. Phụ nữ cũng là những người đầu tiên phát hiện ngôi mộ trống, được nói chuyện với Ngài và đi làm chứng về Ngài.
Sau đó, các tông đồ mới được thấy Chúa Giêsu, và thấy hơn 10 lần. Ngài cho họ xem tay chân và cạnh sườn và bảo sờ thử xem sao. Ngài còn ăn uống với họ, và có lần Ngài hiện ra với hơn 500 người đi theo Ngài.
Học giả John Warwick Montgomery cho biết: “Năm 56 sau công nguyên, tông đồ Phaolô cho biết rằng có hơn 500 người đã được thấy Chúa Giêsu phục sinh và nhiều người trong số đó vẫn còn sống (1 Cr 15:6-8). Điều đó không có nghĩa là các Kitô hữu thời sơ khai có thể dựng chuyện như vậy rồi rao truyền cho những người nhẹ dạ cả tin bằng cách làm ra thân thể Chúa Giêsu” (1).
Các học giả Kinh Thánh Geisler và Turek nói: “Nếu sự phục sinh không xảy ra, tại sao tông đồ Phaolô lại dám đưa ra con số nhiều các chứng nhân như vậy? Nếu không đúng, tông đồ Phaolô sẽ mất uy tín với các tín hữu Côrintô vì ông nói dối trắng trợn” (2).
Tông đồ Phêrô nói với đám đông ở Xê-da-rê về lý do ông và các tông đồ khác đã tin Chúa Giêsu sống lại: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cv 10:39-41).
Học giả Kinh Thánh Michael Green (người Anh) nói: “Những lần Chúa Giêsu hiện ra chính xác như bất cứ thứ gì cổ xưa… Không thể nói rằng những điều đó đã không xảy ra” (3).
Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là một sự kiện lịch sử đã thực sự xảy ra, không là huyền thoại như nhiều người vô thần đã nói. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện sự chính xác mang tính lịch sử của Kinh Thánh. Ngoài các sách Phúc Âm và sách Công Vụ, còn có những chứng cớ về sự hiện hữu của Chúa Giêsu phục sinh trong các tác phẩm của Flavius Josephus, Cornelius Tacitus, Lucian Samosata, và Tòa án Tối cao Do-thái (Jewish Sanhedrin).
1. Ngôi mộ trống
Ngôi mộ trống có thể là bằng chứng hùng hồn nhất về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Có 2 lý do chính được những người không tin đưa ra: Ai đó đã lấy trộm xác Chúa Giêsu, hoặc các phụ nữ và các tông đồ đến không đúng mộ. Người Do-thái và người Rôma không có động cơ để cướp xác, còn các tông đồ quá nhát đảm và phải trốn quân lính Rôma. Các phụ nữ thấy mộ trống và không còn thấy xác Chúa Giêsu, họ biết chắc đó là mộ an táng Chúa Giêsu. Giả sử họ đến không đúng mộ, Tòa án Tối cao Do-thái có thể lấy xác ở đúng mộ để ngăn cản chuyện phục sinh. Vải liệm Chúa Giêsu được xếp gọn gàng trong mộ, kẻ trộm nào cũng vội vàng, không ai lại cẩn thận như vậy. Chính các thiên thần nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
2. Các nữ chứng nhân đạo đức
Các nữ chứng nhân là bằng chứng rằng Phúc Âm là tài liệu lịch sử chính xác. Nếu được bịa đặt, không tác giả cổ nào lại dùng phụ nữ làm nhân chứng cho sự phục sinh của Đức Kitô. Phụ nữ là giai cấp công dân thứ yếu trong thời đó, chứng cớ của họ không được xem xét ở tòa án. Nhưng Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phục sinh hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và mấy phụ nữ đạo đức khác. Ngay cả các tông đồ cũng không tin bà Ma-ri-a khi bà nói về ngôi mộ trống. Chúa Giêsu luôn tôn trọng các phụ nữ này, Ngài đề cao họ bằng cách cho họ trở thành nhân chứng đầu tiên về sự phục sinh của Ngài. Các Thánh sử đã kể lại hành động lúng túng này, vì đó là cách nó xảy ra.
3. Các tông đồ can đảm
Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, các tông đồ đã trốn biệt trong các phòng khóa chặt cửa, sợ sẽ đến lượt mình bị lôi đi xử tử. Nhưng có sự thay đổi khác thường: Họ đang là những người nhát đảm trở thành những người rao giảng can trường. Bất kỳ ai biết bản chất con người thì đều hiểu rằng con người không thể thay đổi mau chóng như vậy nếu không có sự tác động lớn. Sự ảnh hưởng đó là được thấy Thầy sống lại từ cõi chết. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn phòng còn khóa kín cửa, trên bờ biển Ga-li-lê, và trên núi Ô-liu. Sau khi thấy Thầy phục sinh, tông đồ Phêrô và các tông đồ khác đã ra khỏi phòng và đi rao giảng về Đức Kitô phục sinh, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra với mình. Họ không còn trốn tránh vì họ đã biết sự thật. Cuối cùng, họ hiểu rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể làm người và cứu mọi người thoát khỏi tội lỗi.
4. Biến đổi Giacôbê và những người khác
Cuộc sống biến đổi là một bằng chứng khác về Chúa Giêsu phục sinh. Tông đồ Gia-cô-bê, anh em họ với Chúa Giêsu, đã từng nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có là Đấng Mê-si-a hay không. Nhưng sau đó, ông đã trở thành người lãnh đạo can đảm của giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, thậm chí còn bị ném đá chết vì đức tin. Tại sao? Kinh Thánh nói rằng vì Đức Kitô phục sinh đã hiện ra với ông. Thật là cú sốc cho người anh em của ông còn sống, sau khi nghe tin này. Tông đồ Gia-cô-bê và các tông đồ khác cũng đều trở thành các nhà truyền giáo hăng say vì họ đã được thấy và chạm vào Đức Kitô phục sinh. Với các chứng nhân như vậy, Giáo hội sơ khai đã phát triển mau chóng, lan rộng từ Giê-ru-sa-lem tới Tây phương, tới Rôma và xa hơn nữa. Gần 2.000 năm qua, những người gặp được Đức Giêsu phục sinh đều thay đổi cách sống.
5. Đám đông
Đám đông hơn 500 người đã cùng nhau tận mắt thấy Chúa Giêsu phục sinh (1 Cr 15:6-8). Thánh Phaolô nói rằng đa số họ còn sống khi ông viết lá thư đó, khoảng năm 55 sau công nguyên. Chắc chắn họ nói với người khác về “sự lạ” này. Ngày nay, các tâm lý gia nói rằng không thể có số đông người như vậy mà chỉ là ảo giác cộng đồng. Các nhóm nhỏ cũng thấy Chúa Giêsu phục sinh, chẳng hạn như các tông đồ, ông Clê-ô-pa và người bạn đồng hành. Họ cùng thấy một sự việc, còn trường hợp các tông đồ, họ còn sờ vào Chúa Giêsu và xem rõ các vết thương của Chúa Giêsu, rồi tận mắt thấy Ngài ăn uống nữa. Không thể nào là ảo giác, vì sau khi Chúa Giêsu lên trời, họ mới không còn gặp lại Ngài.
6. Phaolô trở lại
Cuộc trở lại của Thánh Phaolô là bằng chứng mạnh mẽ về việc biến đổi cuộc đời mau chóng. Là Sao-lê cùa thành Tác-sô, ông là người bắt đạo dữ dội. Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với ông trên đường Đa-mát, ông trở thành nhà truyền giáo của Kitô giáo. Ông chịu 5 lần đánh bằng roi, 3 lần đánh đập, 3 lần đắm tàu, 1 lần bị nén đá, chịu nghèo nàn và bị chế nhạo. Cuối cùng, hoàng đế Nê-rô của Rôma đã chặt đầu Phaolô vì tội không chịu bỏ niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Điều gì khiến Phaolô chịu cực hình như vậy? Các Kitô hữu tin rằng cuộc trở lại của Phaolô là nhờ ông đã gặp được Đức Kitô phục sinh.
7. Người ta dám chết vì Chúa Giêsu
Vô số người đã dám thí mạng vì Chúa Giêsu, chắc chắn sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện có thật trong lịch sử. Truyền thống nói rằng có 10 tông đồ trong Nhóm Mười Hai đã tử đạo vì Đức Kitô phục sinh. Hàng trăm, hàng ngàn Kitô hữu thời sơ khai đã chịu chết tại đấu trường Rôma và tại các nhà lao tù vì họ vững tin vào Đức Kitô phục sinh. Ngày nay, người ta cũng vẫn bị bách hại vì tin vào Đức Kitô phục sinh. Rất nhiều vị tử đạo đã chết ở nhiều nơi suốt gần 2.000 năm qua, vì họ vững tin rằng Chúa Giêsu sẽ ban cho họ sự sống đời đời.
(1) John W. Montgomery, Lịch sử và Kitô giáo (Downers Grove, ILL: InterVarsity Press, 1971), 78.
(2) Norman L. Geisler và Frank Turek, Tôi Không Đủ Tin Để Là Người Vô Thần (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.
(3) Michael Green, Thập Giá Trống Trơn Của Chúa Giêsu (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1984), 97, trích dẫn trong John Ankerberg và John Weldon, Biết Sự Thật Về Sự Phục Sinh (Eugene, OR: Harvest House), 22.
Các nhân chứng đều nói rằng Chúa Giêsu bất ngờ hiện ra với họ trong thân xác như trước khi Ngài chết, trước tiên Ngài hiện ra với các phụ nữ. Trong thế kỷ đầu, các phụ nữ không có quyền gì, số phận lép vế lắm. Thế mà chính Chúa Giêsu lại ưu tiên hiện ra với họ trước, nghĩa là phụ nữ là những người đầu tiên thấy Chúa Giêsu phục sinh. Thật là độc đáo vô cùng. Phụ nữ cũng là những người đầu tiên phát hiện ngôi mộ trống, được nói chuyện với Ngài và đi làm chứng về Ngài.
Sau đó, các tông đồ mới được thấy Chúa Giêsu, và thấy hơn 10 lần. Ngài cho họ xem tay chân và cạnh sườn và bảo sờ thử xem sao. Ngài còn ăn uống với họ, và có lần Ngài hiện ra với hơn 500 người đi theo Ngài.
Học giả John Warwick Montgomery cho biết: “Năm 56 sau công nguyên, tông đồ Phaolô cho biết rằng có hơn 500 người đã được thấy Chúa Giêsu phục sinh và nhiều người trong số đó vẫn còn sống (1 Cr 15:6-8). Điều đó không có nghĩa là các Kitô hữu thời sơ khai có thể dựng chuyện như vậy rồi rao truyền cho những người nhẹ dạ cả tin bằng cách làm ra thân thể Chúa Giêsu” (1).
Các học giả Kinh Thánh Geisler và Turek nói: “Nếu sự phục sinh không xảy ra, tại sao tông đồ Phaolô lại dám đưa ra con số nhiều các chứng nhân như vậy? Nếu không đúng, tông đồ Phaolô sẽ mất uy tín với các tín hữu Côrintô vì ông nói dối trắng trợn” (2).
Tông đồ Phêrô nói với đám đông ở Xê-da-rê về lý do ông và các tông đồ khác đã tin Chúa Giêsu sống lại: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cv 10:39-41).
Học giả Kinh Thánh Michael Green (người Anh) nói: “Những lần Chúa Giêsu hiện ra chính xác như bất cứ thứ gì cổ xưa… Không thể nói rằng những điều đó đã không xảy ra” (3).
Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là một sự kiện lịch sử đã thực sự xảy ra, không là huyền thoại như nhiều người vô thần đã nói. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện sự chính xác mang tính lịch sử của Kinh Thánh. Ngoài các sách Phúc Âm và sách Công Vụ, còn có những chứng cớ về sự hiện hữu của Chúa Giêsu phục sinh trong các tác phẩm của Flavius Josephus, Cornelius Tacitus, Lucian Samosata, và Tòa án Tối cao Do-thái (Jewish Sanhedrin).
Đây là 7 chứng cớ về sự phục sinh cho thấy Đức Giêsu Kitô đã thực sự trỗi dậy từ cõi chết:
1. Ngôi mộ trống
Ngôi mộ trống có thể là bằng chứng hùng hồn nhất về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Có 2 lý do chính được những người không tin đưa ra: Ai đó đã lấy trộm xác Chúa Giêsu, hoặc các phụ nữ và các tông đồ đến không đúng mộ. Người Do-thái và người Rôma không có động cơ để cướp xác, còn các tông đồ quá nhát đảm và phải trốn quân lính Rôma. Các phụ nữ thấy mộ trống và không còn thấy xác Chúa Giêsu, họ biết chắc đó là mộ an táng Chúa Giêsu. Giả sử họ đến không đúng mộ, Tòa án Tối cao Do-thái có thể lấy xác ở đúng mộ để ngăn cản chuyện phục sinh. Vải liệm Chúa Giêsu được xếp gọn gàng trong mộ, kẻ trộm nào cũng vội vàng, không ai lại cẩn thận như vậy. Chính các thiên thần nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
2. Các nữ chứng nhân đạo đức
Các nữ chứng nhân là bằng chứng rằng Phúc Âm là tài liệu lịch sử chính xác. Nếu được bịa đặt, không tác giả cổ nào lại dùng phụ nữ làm nhân chứng cho sự phục sinh của Đức Kitô. Phụ nữ là giai cấp công dân thứ yếu trong thời đó, chứng cớ của họ không được xem xét ở tòa án. Nhưng Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phục sinh hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và mấy phụ nữ đạo đức khác. Ngay cả các tông đồ cũng không tin bà Ma-ri-a khi bà nói về ngôi mộ trống. Chúa Giêsu luôn tôn trọng các phụ nữ này, Ngài đề cao họ bằng cách cho họ trở thành nhân chứng đầu tiên về sự phục sinh của Ngài. Các Thánh sử đã kể lại hành động lúng túng này, vì đó là cách nó xảy ra.
3. Các tông đồ can đảm
Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, các tông đồ đã trốn biệt trong các phòng khóa chặt cửa, sợ sẽ đến lượt mình bị lôi đi xử tử. Nhưng có sự thay đổi khác thường: Họ đang là những người nhát đảm trở thành những người rao giảng can trường. Bất kỳ ai biết bản chất con người thì đều hiểu rằng con người không thể thay đổi mau chóng như vậy nếu không có sự tác động lớn. Sự ảnh hưởng đó là được thấy Thầy sống lại từ cõi chết. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn phòng còn khóa kín cửa, trên bờ biển Ga-li-lê, và trên núi Ô-liu. Sau khi thấy Thầy phục sinh, tông đồ Phêrô và các tông đồ khác đã ra khỏi phòng và đi rao giảng về Đức Kitô phục sinh, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra với mình. Họ không còn trốn tránh vì họ đã biết sự thật. Cuối cùng, họ hiểu rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể làm người và cứu mọi người thoát khỏi tội lỗi.
4. Biến đổi Giacôbê và những người khác
Cuộc sống biến đổi là một bằng chứng khác về Chúa Giêsu phục sinh. Tông đồ Gia-cô-bê, anh em họ với Chúa Giêsu, đã từng nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có là Đấng Mê-si-a hay không. Nhưng sau đó, ông đã trở thành người lãnh đạo can đảm của giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, thậm chí còn bị ném đá chết vì đức tin. Tại sao? Kinh Thánh nói rằng vì Đức Kitô phục sinh đã hiện ra với ông. Thật là cú sốc cho người anh em của ông còn sống, sau khi nghe tin này. Tông đồ Gia-cô-bê và các tông đồ khác cũng đều trở thành các nhà truyền giáo hăng say vì họ đã được thấy và chạm vào Đức Kitô phục sinh. Với các chứng nhân như vậy, Giáo hội sơ khai đã phát triển mau chóng, lan rộng từ Giê-ru-sa-lem tới Tây phương, tới Rôma và xa hơn nữa. Gần 2.000 năm qua, những người gặp được Đức Giêsu phục sinh đều thay đổi cách sống.
5. Đám đông
Đám đông hơn 500 người đã cùng nhau tận mắt thấy Chúa Giêsu phục sinh (1 Cr 15:6-8). Thánh Phaolô nói rằng đa số họ còn sống khi ông viết lá thư đó, khoảng năm 55 sau công nguyên. Chắc chắn họ nói với người khác về “sự lạ” này. Ngày nay, các tâm lý gia nói rằng không thể có số đông người như vậy mà chỉ là ảo giác cộng đồng. Các nhóm nhỏ cũng thấy Chúa Giêsu phục sinh, chẳng hạn như các tông đồ, ông Clê-ô-pa và người bạn đồng hành. Họ cùng thấy một sự việc, còn trường hợp các tông đồ, họ còn sờ vào Chúa Giêsu và xem rõ các vết thương của Chúa Giêsu, rồi tận mắt thấy Ngài ăn uống nữa. Không thể nào là ảo giác, vì sau khi Chúa Giêsu lên trời, họ mới không còn gặp lại Ngài.
6. Phaolô trở lại
Cuộc trở lại của Thánh Phaolô là bằng chứng mạnh mẽ về việc biến đổi cuộc đời mau chóng. Là Sao-lê cùa thành Tác-sô, ông là người bắt đạo dữ dội. Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với ông trên đường Đa-mát, ông trở thành nhà truyền giáo của Kitô giáo. Ông chịu 5 lần đánh bằng roi, 3 lần đánh đập, 3 lần đắm tàu, 1 lần bị nén đá, chịu nghèo nàn và bị chế nhạo. Cuối cùng, hoàng đế Nê-rô của Rôma đã chặt đầu Phaolô vì tội không chịu bỏ niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Điều gì khiến Phaolô chịu cực hình như vậy? Các Kitô hữu tin rằng cuộc trở lại của Phaolô là nhờ ông đã gặp được Đức Kitô phục sinh.
7. Người ta dám chết vì Chúa Giêsu
Vô số người đã dám thí mạng vì Chúa Giêsu, chắc chắn sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện có thật trong lịch sử. Truyền thống nói rằng có 10 tông đồ trong Nhóm Mười Hai đã tử đạo vì Đức Kitô phục sinh. Hàng trăm, hàng ngàn Kitô hữu thời sơ khai đã chịu chết tại đấu trường Rôma và tại các nhà lao tù vì họ vững tin vào Đức Kitô phục sinh. Ngày nay, người ta cũng vẫn bị bách hại vì tin vào Đức Kitô phục sinh. Rất nhiều vị tử đạo đã chết ở nhiều nơi suốt gần 2.000 năm qua, vì họ vững tin rằng Chúa Giêsu sẽ ban cho họ sự sống đời đời.
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ Y-Jesus.com và Christianity.about.com
______________________________(1) John W. Montgomery, Lịch sử và Kitô giáo (Downers Grove, ILL: InterVarsity Press, 1971), 78.
(2) Norman L. Geisler và Frank Turek, Tôi Không Đủ Tin Để Là Người Vô Thần (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.
(3) Michael Green, Thập Giá Trống Trơn Của Chúa Giêsu (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1984), 97, trích dẫn trong John Ankerberg và John Weldon, Biết Sự Thật Về Sự Phục Sinh (Eugene, OR: Harvest House), 22.
Không có nhận xét nào: