A. Dẫn nhập
Phục Sinh là một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Biến cố ấy đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong Kitô giới và trong thế giới nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về tính chân thực của sự kiện khi người ta cố tình phủ nhận lịch sử tính và siêu việt tính của nó. Ngày nay, do ảnh hưởng của não trạng duy thực nghiệm, duy vật chủ nghĩa và hiện sinh chủ nghĩa, người ta chú ý nhiều hơn đến biến cố Giáng Sinh, nhưng dưới khía cạnh thế tục. Và coi đó như là tâm điểm, nền tảng của sự tuyên tín trong đức tin Kitô giáo. Theo đó, không phải Phục Sinh làm nên bước ngoặt lịch sử mà là Giáng Sinh mới đánh dấu sự đổi thay đáng kể trong mọi sinh hoạt của cuộc sống nhân loại. Người ta trưng ra những bằng chứng cụ thể và rất hiện thực: khắp nơi trên thế giới không phân biệt giai tầng, địa vị, thành phần xã hội… đều hưởng ứng ngày Đức Giêsu Giáng Sinh. Ngày Đức Giêsu Giáng Sinh đã đặt một dấu mốc cho thời gian. Còn ngày Đức Giêsu Phục Sinh, người ta ít đề cập đến, nếu không muốn nói là bị lãng quên bởi màu sắc huyền thoại của sự kiện. Một hài nhi chào đời cùng chung chia với thân phận nghèo hèn của kiếp người dễ được chấp nhận hơn một Đức Giêsu sống lại, điều mà kinh nghiệm con người chưa hề biết đến.
Xét trên chuỗi bình diện sự kiện vật lý thì Khổ nạn và Phục sinh xẩy ra sau Giáng sinh, nhưng Giáng sinh được tôn phong như một sự kiện trọng đại trong não trạng con người thời đại lại là hệ quả tất yếu đến từ biến cố Phục sinh. Cũng như một bậc vĩ nhân nào đó, ngày ông ta chào đời, thuở bình sinh, chẳng ai để ý đến, nhưng nhìn thấy công trạng của ông, nhớ đến ông như một cử chỉ tri ân, người ta suy tôn ông qua việc mừng sinh nhật của ông. Sinh nhật của Đức Giêsu cũng có thể được con người đón nhận dưới khía cạnh này nhưng lại không ý thức đầy đủ tính tất yếu của sự kiện. Cuộc đời và sự nghiệp của Ngài làm nên tính cách trọng đại của ngày Ngài chào đời, chưa xét đến những tác động mang tính tiêu cực khác được con người trộn lẫn vào vì mục đích thương mại…
Dẫu cho những tranh luận này nọ thì việc tuyên tín vào Đức Giêsu phục sinh vẫn là nền tảng đức tin của Kitô giáo, trên đó tòa nhà Giáo Hội đã được xây dựng và tồn tại hơn hai ngàn năm qua. Nếu phủ nhận sự kiện Phục sinh cũng có nghĩa là phủ nhận toàn bộ nền tín lý Kitô giáo. Giáo lý HTCG, số 656 đã minh định: “Đức tin vào sự phục sinh có đối tượng là một biến cố, vừa được xác nhận theo lịch sử bằng lời chứng của các môn đệ, những người đã thật sự gặp Đấng Phục Sinh, đồng thời vừa có tính siêu việt một cách bí nhiệm, xét như là việc nhân tính của Đức Kitô tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa”.
B. Lịch sử tính của biến cố Phục sinh
Buổi chiều thứ Sáu ảm đạm thê lương đã đặt dấu chấm hết cho những cuộc “tung hoành” của Đức Giêsu và đám môn đệ thân tín. Nấm mộ đã chôn vùi tất cả. Thế là hết! Bao dự phóng cho một cơ đồ xán lạn trong tương lai nay chỉ còn là nỗi ám ảnh của những trò bịp bợm, lai căng, giả cầy…“Nếu nhóm môn đồ ít học đã đặt niềm tin vào Đức Giêsu, đã ước mong một điều gì, thì thập giá cũng đã làm cho tiêu tán như mây khói, cũng đã biến tất cả thành ảo tưởng: họ không còn hy vọng gì nữa”[1]. Bơ vơ, tan đàn sẻ nghé, phiêu bạt về nơi nao… là nỗi lòng tơi bời của họ lúc này, bởi “lối nào cũng là ngõ cụt”[2]. “Giữa trạng huống hoang mang thất vọng như thế, biến cố Phục sinh đã có tác dụng mạnh làm biến đổi tất cả, đã làm kim chỉ nam dẫn họ đi đúng hướng…”[3]. Không ai trong số họ mục kích được sự kiện Đức Giêsu phục sinh, nhưng như thế không có nghĩa là sự kiện Đức Giêsu sống lại là chuyện bịa đặt, chuyện của đám môn đồ nhẹ dạ cả tin, sản phẩm của một sự dày vò nung nấu về nỗi thất vọng ê chề được bù đắp phần nào. Đây là một biến cố có thật, “với những cuộc tỏ hiện đã được kiểm chứng theo lịch sử, như Tân Ước làm chứng. Khoảng năm 56, thánh Phaolô đã có thể viết cho tín hữu Côrintô: ‘Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai”‘ (1 Cr 15,3-4)[4]. Thánh Phaolô cũng đã quả quyết: “Dù tôi hay các vị khác rao giảng thì chúng tôi đều rao giảng như vậy… Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả dối của Thiên Chúa… Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”(1 Cr 15, 3-21).
Có bốn nhóm sự kiện, hay biến cố liên quan đến sự phục sinh của Đức Kitô, cũng là những sự kiện làm nền tảng của niềm tin và cốt lõi của thần học Kitô giáo về phục sinh mang chiều kích lịch sử của biến cố, đó là:
1. Lời tiên báo và khẳng định của Đức Giêsu
Theo các sách Tin Mừng nhất lãm, đã ba lần Đức Giêsu nói trước về cuộc thương khó và cái chết của Ngài, và lần nào Đức Giêsu cũng đều kết thúc bằng lời khẳng định: “Và ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.
Lần thứ nhất (Mt 16,21; Mc 8,31; Lc 9,22): “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kì mục, các thượng tế và kinh sư, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” Lần thứ hai (Mt 17,22-23; Mc 9,31): “Khi thầy trò tụ họp ở miền Galilê, Đức Giêsu nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy.” Lần thứ ba (Mt 20,17-19; Mc 10,33-34; Lc 18,31-33): “Lúc sắp lên Giêrusalem, Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá, và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy.”
Những lời tiên báo này đã gây hoang mang cho các môn đệ Đức Giêsu, và Phêrô đã can ngăn Ngài. Chính các thượng tế và người Pharisêu cũng coi những lời tiên báo của Đức Giêsu là nghiêm túc và có trọng lượng, chứ không phải chỉ là chuyện các môn đệ nói thêm thắt hay bịa ra, cho nên các ông lo sợ và đến gặp tổng trấn Philatô: “Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp ấy khi còn sống có nói: “Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy”. Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác hắn đi, rồi phao với dân chúng rằng hắn đã từ cõi chết chỗi dậy” (Mt 27,62-64).
2. Chết và an táng trong mồ
Tất cả bốn Tin Mừng đều nói rằng vào buổi chiều, sau khi Đức Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, ông Joseph Arimathea đến xin tổng trấn Philatô cho tháo đanh Đức Giêsu xuống. Được tổng trấn cho phép, ông Joseph liệm xác Đức Giêsu và đặt vào trong mồ đá.
3. Phát hiện ngôi mộ trống
Cả bốn Tin Mừng đều có những tường thuật về “Ngôi Mộ Trống” của Đức Giêsu. Bốn thánh ký cho rằng các phụ nữ là những người thấy mộ trống, nhưng Gioan thì nhắc đến một mình bà Maria Mácđala. Ngoài ra, Ngài còn đề cập đến hai nhân vật khác là Phêrô và Gioan, trong khi đó Luca chỉ nói đến Phêrô. Đề cập đến sự kiện “Ngôi Mộ Trống” vì nó là một sự kiện đáng tin cậy của việc loan báo về sự Phục sinh của Đức Giêsu đối với người Do thái. Quả thật, đối với nhân học Do thái đương thời, sự hiện diện của thân xác Đức Giêsu trong mồ bác bỏ hoàn toàn lời loan báo về việc Đức Giêsu Phục sinh[5].
4. Những lần Đức Giêsu hiện ra sau khi Ngài sống lại
Sau khi tường thuật việc các bà và một số tông đồ phát hiện ra ngôi mộ trống, các sách Tin Mừng đều nói đến những lần Đức Giêsu hiện ra sau đó với các môn đệ: trước hết, hiện ra với các ông trong phòng đóng kín mà không có Thomas ở đó (Ga 20,19-23). Sau đó Ngài lại hiện ra với các môn đệ, có cả Thomas hiện diện. Chính Thomas đã tin khi nhìn thấy vết đinh ở chân tay Chúa, cũng như vết giáo đâm ở cạnh sườn Chúa (Ga 20, 24-29), rồi hiện ra với hai môn đệ trên đường đi Emmaus (Lc 24, 13-32), và bên biển hồ Galilê (Ga 21, 1-23). Lần hiện ra cuối cùng với các môn đệ là khoảng 40 ngày sau khi phục sinh khi Đức Giêsu lên trời trước mắt các môn đệ (Lc 24, 44-49). Và sau này Đức Giêsu hiện ra và cảm hóa Phaolô trên đường Damascus (1 Cr 15, 8).
Sự kiện Đức Giêsu sống lại đã được minh chứng bằng những sự kiện lịch sử cụ thể. Nhưng vẫn còn đó những ý kiến phản bác, phủ nhận sự thật và tìm mọi cách bao biện cho quan điểm, lập trường của mình và cho rằng sự kiện Đức Giêsu sống lại chỉ là màn kịch vụng về của đám môn đồ thất học dựng nên. Heinrich Paulus, trong Cuộc đời Đức Giêsu (1828) đã viết: “Đức Giêsu chưa chết khi người ta tháo xuống từ cây thập giá. Rồi nhờ khí lạnh trong mồ làm cho Ngài hồi lại. Sau khi cởi áo liệm và mặc áo người làm vườn, Ngài đi ra và đến gặp các môn đệ…”. Strauss phản bác ý kiến “ngây ngô” này của Heinrich Paulus: “Làm sao mà một người vừa hồi tỉnh và ra khỏi mồ, nửa sống nửa chết, bước đi còn chưa nổi, còn cần đến sự chăm sóc đặc biệt của thuốc men, con người đã ngã quỵ trước đau khổ, lại có thể tạo ra ấn tượng với các môn đệ rằng Ngài hoàn toàn khỏe mạnh và đã chiến thắng cái chết và nấm mồ?”. Và nhất là một người yếu như thế làm sao có thể đẩy tảng đá chặn cửa mồ nặng cả tấn như vậy được?[6]
Kẻ khác lại không công nhận sự kiện “Ngôi Mộ Trống” là bằng chứng về việc Đức Giêsu phục sinh, vì xác của Đức Giêsu đã bị ai đó đánh cắp. Nhưng nếu giả thiết xác Đức Giêsu bị đánh cắp thì làm sao mà qua mặt được những người lính gác mộ? (Mt 28, 65-66). Một số người lại vu cáo các môn đệ lấy xác Đức Giêsu và giấu ở một nơi nào đó, rồi tung tin Đức Giêsu đã sống lại. Thực ra ý tưởng này không mới, cách đây hơn 2000 năm, chính các thượng tế và các kỳ mục đã bàn bạc và bảo các người lính canh mồ cứ nói rằng: ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác (Mt 28, 12-13). Thánh Augustinô đã bác bẻ ý kiến này: có ai lại tin những lời chứng của người đang ngủ bao giờ? Nếu những người lính nói: đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ Đức Giêsu đến lấy xác Người mang đi. Ngủ mà sao lại biết các môn đệ lấy xác, nếu người khác không phải môn đệ đến lấy xác thì sao? Mà nếu biết, tại sao không bắt? Cho nên càng cố lấp liếm che đậy sự thật thì sự thật càng lộ ra![7]. Người ta cũng căn cứ vào lần hiện ra đầu tiên và đặt vấn nạn: tại sao Đức Giêsu phục sinh lại không hiện ra với các môn đệ mà hiện ra với các phụ nữ trước. Và theo quan niệm của người Do thái đương thời thì: “Thật khó mà lý giải làm sao mà câu chuyện về sự phục sinh của Đức Giêsu lại được thêu dệt sau này, để phục vụ cho mục đích minh giáo, mà chủ yếu chỉ dựa trên những lời chứng của các người phụ nữ, vì theo quan niệm của người Do thái (Jewish principle of evidence), lời chứng của phụ nữ không được công nhận là lời chứng đáng tin cậy và có giá trị pháp lý?” (Moule, the Significance of the Message of the Resurrection for Faith in Jesus Christ, 1968, p. 9)[8].
Chúng ta hãy khách quan đặt vấn đề: một sự lừa bịp như thế liệu có thể tồn tại được không? Người ta vẫn nói: “Bạn có thể đánh lừa tất cả mọi người trong một thời gian ngắn, hoặc đánh lừa một số ít người trong thời gian lâu hơn, nhưng bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người mãi mãi được”. Trong suốt 20 thế kỷ qua, những người tin vào Đức Giêsu phục sinh có phải chỉ toàn ông già bà lão lẩm cẩm, những trẻ em nhẹ dạ dễ tin, những người quê mùa ít học? Trái lại, họ là những triết gia, những nhà bác học, (những Louis Pasteur, Einstein, Thomas Edison, Paul Claudel, …), những tiến sĩ, luật sư, những nhà trí thức. Làm sao lường gạt được những người như thế? Hàng trăm ngàn, phải nói hàng triệu người trên khắp thế giới và qua mọi thời đại, đã dám chết để làm chứng cho biến cố Phục Sinh. Không lẽ họ ngu xuẩn đến nỗi chết cho một huyền thoại ảo? Không lẽ họ sẵn sàng từ bỏ danh vọng, địa vị, giàu sang, gia đình, vợ con để đổi lấy cái xác chết của một người họ không quen biết, một tên lừa bịp? Một xác chết không thể hấp dẫn đến thế được. Vậy thì chỉ có thể là một Thiên Chúa, một Đức Giêsu Kitô còn đang sống, một Đức Giêsu Kitô đã phục sinh vinh hiển, mới có thể làm nên điều kỳ diệu như vậy được[9]. Xin mượn những lập luận hùng hồn, sâu sắc và đầy sức thuyết phục của Gioan Kim Khẩu để khép lại những tranh cãi: “Làm sao mà mười hai người dân chài dốt nát, sống trên ao hồ, sông lạch, hay trong vùng hoang địa, lại dám nghĩ đến chuyện toan tính những việc đại sự ấy? Làm sao những kẻ có lẽ chưa bao giờ đặt chân tới một vùng phố thị, chưa khi nào xuất hiện trước công chúng, lại dám tung ra một trận chiến chống lại cả thế giới? Làm sao một Phêrô nhát đảm, chỉ một câu nói lấp lửng của một người tớ gái mà ông đã sợ hết vía, chối Thầy lia lịa, mà bây giờ lại dám đứng ra trước công nghị và dõng dạc tuyên bố: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”? Làm sao mà những người môn đệ khi thấy Chúa bị bắt đã cao bay xa chạy, thậm chí không dám ra khỏi phòng vì sợ người Do thái, mà bây giờ dám mạnh dạn rao giảng về Đức Giêsu Kitô phục sinh và sẵn sàng chết vì Ngài?… Vậy khi Đức Giêsu còn sống, họ đã không chịu nổi sức tấn công của người Do thái, thì khi Đức Giêsu đã chết, làm sao họ dám tung ra một trận chiến chống lại cả địa cầu rộng lớn đến thế? Chính vì vậy mà nếu họ không thấy Chúa sống lại, nếu họ không có bằng chứng rõ ràng về quyền năng của Người, thì họ đã không dám liều đến thế!”[10]
Như vậy, “không thể giải thích rằng sự phục sinh của Đức Kitô nằm bên ngoài trật tự thể lý, và không thể không công nhận sự phục sinh đó có tính cách là một sự kiện lịch sử… Vì vậy, giả thuyết cho rằng sự Phục Sinh là ‘sản phẩm’ của lòng tin (hay sự dễ tin) của các Tông Đồ, không có cơ sở. Hoàn toàn trái lại, đức tin của các ông vào sự Phục Sinh phát xuất từ kinh nghiệm trực tiếp về thực tại Chúa Giêsu sống lại, dưới tác động của ân sủng của Thiên Chúa”[11]. Tắt một lời, chân lý Đức Giêsu Kitô phục sinh là một tín điều của Kitô giáo, căn cứ vào sự kiện đã xảy ra và được duyệt xét theo lịch sử tính.
C. Siêu việt tính của biến cố phục sinh
“Thật vậy, không ai chứng kiến tận mắt chính biến cố phục sinh và không một tác giả sách Tin Mừng nào mô tả biến cố đó. Không ai có thể nói sự phục sinh đã xẩy ra về mặt thể lý như thế nào. Bản chất thâm sâu nhất của biến cố đó, tức là sự chuyển qua một cuộc sống khác, lại càng khó nhận biết bằng giác quan. Sự Phục Sinh, một biến cố lịch sử có thể được xác nhận bằng dấu chỉ là ngôi một trống và bằng thực tại là những lần gặp gỡ của các Tông đồ với Đức Kitô Phục Sinh, vẫn mãi nằm trong trung tâm của mầu nhiệm đức tin, vì biến cố đó siêu việt và vượt hẳn trên lịch sử”[12]. Hiển nhiên, việc Chúa Giêsu phục sinh không phải chỉ là trở lại sự sống trần thế – sự sống của thân xác – như những người đã chết mà Ngài làm cho sống lại trong thời gian sứ vụ công khai của Ngài: cho con gái viên sĩ quan sống lại (Mt 9, 23-25), cho thanh niên con bà góa thành Naim sống lại (Lc 7, 11-16), và nhất là cho Lazarô đã chết được bốn ngày, đã chôn trong mồ, đã có mùi, cũng được sống lại (Ga 11, 39-45). Những người này sống lại là nhờ quyền năng của Đức Giêsu, nhưng sau một thời gian họ lại chết. Còn “sự sống của Đấng Phục Sinh không còn thuộc bình diện của “Bios”, không còn thuộc trật tự của sự sống tự nhiên (bio-logique) vốn chi phối lên cuộc sinh tử của con người trong lịch sử, nhưng là bình diện của “Zoë”, bình diện của sự sống mới mẻ, khác biệt và vĩnh viễn. Một sự sống siêu vượt lãnh vực của “Bios” vốn là lãnh vực của sự chết, nhờ bởi một quyền lực mạnh hơn cả sự chết. Các trình thuật của Tân Ước về sự phục sinh cho thấy rõ điều đó: sự sống của Đấng Phục Sinh không còn nằm trong lãnh vực của Bios, của sự sống tự nhiên, nhưng vượt ra ngoài và vượt lên trên lãnh vực đó”[13]. Đức Giêsu “đã phục sinh để đi vào sự sống vĩnh viễn, không còn lệ thuộc vào các quy luật sinh hoá nữa và như vậy thoát khỏi móng vuốt của tử thần. Ngài bước vào cõi vĩnh cửu mà tình yêu đem lại”[14].Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô được diễn tả với những từ ngữ như: sự tôn vinh (Ga 12,23; 17,1; Cv 3,13), trở về với Chúa Cha (Ga 13,13; 20,17), ngự bên hữu Chúa Cha (Cv 5,31; Rm 8,34; Col 3,1), được siêu tôn là Đức Chúa (Cv 2,33.26; Pl 2,9), được đặt làm Chủ tể muôn loài thụ sinh (Cv 10,42; Rm 14,9; Kh 1,18). Nói cách khác, căn tính của đức Kitô được biểu lộ hoàn toàn nơi sự Phục sinh[15].
Như vậy, việc Đức Giêsu Kitô phục sinh là một biến cố vượt quá chiều kích thuần túy lịch sử. Đó là một biến cố thuộc về phạm vi siêu lịch sử, và vì thế không lệ thuộc các tiêu chuẩn về quan sát dựa vào thực nghiệm giản dị của loài người. “Một biến cố không xẩy ra trong lịch sử, cũng chẳng thuộc về lịch sử, nhưng đã xẩy ra phía ‘bên kia’ của lịch sử, của tấm thảm lịch sử. Điều đã xẩy đến cho Đức Giêsu thì không thể biết được, nhưng lịch sử có thể biết được những gì đã xảy ra cho các môn đồ, và làm cho các vị hiểu đó là do tác động của ‘Đức Kitô phục sinh’ tạo nên”[16].
D. Kết luận
Sự kiện Đức Giêsu phục sinh là biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử ơn cứu độ, và trong lịch sử nhân loại, vì biến cố phục sinh đem lại ý nghĩa quyết định cho thế giới. Toàn thế giới xoay quanh thánh giá, nhưng chỉ trong việc Đức Giêsu phục sinh thánh giá mới đạt tới trọn vẹn ý nghĩa quan trọng của biến cố cứu chuộc. Biến cố này vừa mang chiều kích lịch sử cụ thể vừa mang tính siêu việt. Đã từng có ai nhận ra Đức Giêsu chỉ với con mắt sinh học thuần túy. Ngay những bạn hữu thân thiết nhất vẫn không nhận ra Đấng mà chỉ mới hai ngày trước đó cùng đồng bàn với họ; và thậm chí khi nhận ra rồi, Ngài vẫn như một người lạ: chỉ khi Ngài cho thấy thì họ mới nhìn ra Ngài.“Chỉ khi Ngài mở mắt cho chúng ta và trí lòng chúng ta rộng mở thì bấy giờ, ngay giữa lòng thế giới chết chóc này, chúng ta mới có thể nhìn ra Dung Nhan của Tình Yêu vĩnh cửu đã chiến thắng sự chết và nhận ra nơi Tình Yêu đó, một thế giới mới mẻ và hoàn toàn khác, thế giới của Đấng đang đến”[17]. Quả vậy, sự phục sinh của Đức Kitô đã chiến thắng quyền lực của sự chết. Sự phục sinh của Đức Kitô đã hủy diệt quyền lực tội lỗi và và cái chết tâm linh. Kẻ thù cuối cùng và lớn nhất phải bị tiêu diệt là sự chết, còn người Kitô hữu được sống trong tình trạng được phục hồi với Chúa Cha, thì thực sự có thể kêu lên rằng: “Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (1 Cr 15,55). Đó là ý nghĩa cứu độ của biến cố Phục sinh./.
Tài liệu tham khảo
Phục Sinh là một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Biến cố ấy đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong Kitô giới và trong thế giới nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về tính chân thực của sự kiện khi người ta cố tình phủ nhận lịch sử tính và siêu việt tính của nó. Ngày nay, do ảnh hưởng của não trạng duy thực nghiệm, duy vật chủ nghĩa và hiện sinh chủ nghĩa, người ta chú ý nhiều hơn đến biến cố Giáng Sinh, nhưng dưới khía cạnh thế tục. Và coi đó như là tâm điểm, nền tảng của sự tuyên tín trong đức tin Kitô giáo. Theo đó, không phải Phục Sinh làm nên bước ngoặt lịch sử mà là Giáng Sinh mới đánh dấu sự đổi thay đáng kể trong mọi sinh hoạt của cuộc sống nhân loại. Người ta trưng ra những bằng chứng cụ thể và rất hiện thực: khắp nơi trên thế giới không phân biệt giai tầng, địa vị, thành phần xã hội… đều hưởng ứng ngày Đức Giêsu Giáng Sinh. Ngày Đức Giêsu Giáng Sinh đã đặt một dấu mốc cho thời gian. Còn ngày Đức Giêsu Phục Sinh, người ta ít đề cập đến, nếu không muốn nói là bị lãng quên bởi màu sắc huyền thoại của sự kiện. Một hài nhi chào đời cùng chung chia với thân phận nghèo hèn của kiếp người dễ được chấp nhận hơn một Đức Giêsu sống lại, điều mà kinh nghiệm con người chưa hề biết đến.
Xét trên chuỗi bình diện sự kiện vật lý thì Khổ nạn và Phục sinh xẩy ra sau Giáng sinh, nhưng Giáng sinh được tôn phong như một sự kiện trọng đại trong não trạng con người thời đại lại là hệ quả tất yếu đến từ biến cố Phục sinh. Cũng như một bậc vĩ nhân nào đó, ngày ông ta chào đời, thuở bình sinh, chẳng ai để ý đến, nhưng nhìn thấy công trạng của ông, nhớ đến ông như một cử chỉ tri ân, người ta suy tôn ông qua việc mừng sinh nhật của ông. Sinh nhật của Đức Giêsu cũng có thể được con người đón nhận dưới khía cạnh này nhưng lại không ý thức đầy đủ tính tất yếu của sự kiện. Cuộc đời và sự nghiệp của Ngài làm nên tính cách trọng đại của ngày Ngài chào đời, chưa xét đến những tác động mang tính tiêu cực khác được con người trộn lẫn vào vì mục đích thương mại…
Dẫu cho những tranh luận này nọ thì việc tuyên tín vào Đức Giêsu phục sinh vẫn là nền tảng đức tin của Kitô giáo, trên đó tòa nhà Giáo Hội đã được xây dựng và tồn tại hơn hai ngàn năm qua. Nếu phủ nhận sự kiện Phục sinh cũng có nghĩa là phủ nhận toàn bộ nền tín lý Kitô giáo. Giáo lý HTCG, số 656 đã minh định: “Đức tin vào sự phục sinh có đối tượng là một biến cố, vừa được xác nhận theo lịch sử bằng lời chứng của các môn đệ, những người đã thật sự gặp Đấng Phục Sinh, đồng thời vừa có tính siêu việt một cách bí nhiệm, xét như là việc nhân tính của Đức Kitô tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa”.
B. Lịch sử tính của biến cố Phục sinh
Buổi chiều thứ Sáu ảm đạm thê lương đã đặt dấu chấm hết cho những cuộc “tung hoành” của Đức Giêsu và đám môn đệ thân tín. Nấm mộ đã chôn vùi tất cả. Thế là hết! Bao dự phóng cho một cơ đồ xán lạn trong tương lai nay chỉ còn là nỗi ám ảnh của những trò bịp bợm, lai căng, giả cầy…“Nếu nhóm môn đồ ít học đã đặt niềm tin vào Đức Giêsu, đã ước mong một điều gì, thì thập giá cũng đã làm cho tiêu tán như mây khói, cũng đã biến tất cả thành ảo tưởng: họ không còn hy vọng gì nữa”[1]. Bơ vơ, tan đàn sẻ nghé, phiêu bạt về nơi nao… là nỗi lòng tơi bời của họ lúc này, bởi “lối nào cũng là ngõ cụt”[2]. “Giữa trạng huống hoang mang thất vọng như thế, biến cố Phục sinh đã có tác dụng mạnh làm biến đổi tất cả, đã làm kim chỉ nam dẫn họ đi đúng hướng…”[3]. Không ai trong số họ mục kích được sự kiện Đức Giêsu phục sinh, nhưng như thế không có nghĩa là sự kiện Đức Giêsu sống lại là chuyện bịa đặt, chuyện của đám môn đồ nhẹ dạ cả tin, sản phẩm của một sự dày vò nung nấu về nỗi thất vọng ê chề được bù đắp phần nào. Đây là một biến cố có thật, “với những cuộc tỏ hiện đã được kiểm chứng theo lịch sử, như Tân Ước làm chứng. Khoảng năm 56, thánh Phaolô đã có thể viết cho tín hữu Côrintô: ‘Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai”‘ (1 Cr 15,3-4)[4]. Thánh Phaolô cũng đã quả quyết: “Dù tôi hay các vị khác rao giảng thì chúng tôi đều rao giảng như vậy… Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả dối của Thiên Chúa… Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”(1 Cr 15, 3-21).
Có bốn nhóm sự kiện, hay biến cố liên quan đến sự phục sinh của Đức Kitô, cũng là những sự kiện làm nền tảng của niềm tin và cốt lõi của thần học Kitô giáo về phục sinh mang chiều kích lịch sử của biến cố, đó là:
1. Lời tiên báo và khẳng định của Đức Giêsu
Theo các sách Tin Mừng nhất lãm, đã ba lần Đức Giêsu nói trước về cuộc thương khó và cái chết của Ngài, và lần nào Đức Giêsu cũng đều kết thúc bằng lời khẳng định: “Và ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.
Lần thứ nhất (Mt 16,21; Mc 8,31; Lc 9,22): “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kì mục, các thượng tế và kinh sư, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” Lần thứ hai (Mt 17,22-23; Mc 9,31): “Khi thầy trò tụ họp ở miền Galilê, Đức Giêsu nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy.” Lần thứ ba (Mt 20,17-19; Mc 10,33-34; Lc 18,31-33): “Lúc sắp lên Giêrusalem, Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá, và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy.”
Những lời tiên báo này đã gây hoang mang cho các môn đệ Đức Giêsu, và Phêrô đã can ngăn Ngài. Chính các thượng tế và người Pharisêu cũng coi những lời tiên báo của Đức Giêsu là nghiêm túc và có trọng lượng, chứ không phải chỉ là chuyện các môn đệ nói thêm thắt hay bịa ra, cho nên các ông lo sợ và đến gặp tổng trấn Philatô: “Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp ấy khi còn sống có nói: “Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy”. Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác hắn đi, rồi phao với dân chúng rằng hắn đã từ cõi chết chỗi dậy” (Mt 27,62-64).
2. Chết và an táng trong mồ
Tất cả bốn Tin Mừng đều nói rằng vào buổi chiều, sau khi Đức Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, ông Joseph Arimathea đến xin tổng trấn Philatô cho tháo đanh Đức Giêsu xuống. Được tổng trấn cho phép, ông Joseph liệm xác Đức Giêsu và đặt vào trong mồ đá.
3. Phát hiện ngôi mộ trống
Cả bốn Tin Mừng đều có những tường thuật về “Ngôi Mộ Trống” của Đức Giêsu. Bốn thánh ký cho rằng các phụ nữ là những người thấy mộ trống, nhưng Gioan thì nhắc đến một mình bà Maria Mácđala. Ngoài ra, Ngài còn đề cập đến hai nhân vật khác là Phêrô và Gioan, trong khi đó Luca chỉ nói đến Phêrô. Đề cập đến sự kiện “Ngôi Mộ Trống” vì nó là một sự kiện đáng tin cậy của việc loan báo về sự Phục sinh của Đức Giêsu đối với người Do thái. Quả thật, đối với nhân học Do thái đương thời, sự hiện diện của thân xác Đức Giêsu trong mồ bác bỏ hoàn toàn lời loan báo về việc Đức Giêsu Phục sinh[5].
4. Những lần Đức Giêsu hiện ra sau khi Ngài sống lại
Sau khi tường thuật việc các bà và một số tông đồ phát hiện ra ngôi mộ trống, các sách Tin Mừng đều nói đến những lần Đức Giêsu hiện ra sau đó với các môn đệ: trước hết, hiện ra với các ông trong phòng đóng kín mà không có Thomas ở đó (Ga 20,19-23). Sau đó Ngài lại hiện ra với các môn đệ, có cả Thomas hiện diện. Chính Thomas đã tin khi nhìn thấy vết đinh ở chân tay Chúa, cũng như vết giáo đâm ở cạnh sườn Chúa (Ga 20, 24-29), rồi hiện ra với hai môn đệ trên đường đi Emmaus (Lc 24, 13-32), và bên biển hồ Galilê (Ga 21, 1-23). Lần hiện ra cuối cùng với các môn đệ là khoảng 40 ngày sau khi phục sinh khi Đức Giêsu lên trời trước mắt các môn đệ (Lc 24, 44-49). Và sau này Đức Giêsu hiện ra và cảm hóa Phaolô trên đường Damascus (1 Cr 15, 8).
Sự kiện Đức Giêsu sống lại đã được minh chứng bằng những sự kiện lịch sử cụ thể. Nhưng vẫn còn đó những ý kiến phản bác, phủ nhận sự thật và tìm mọi cách bao biện cho quan điểm, lập trường của mình và cho rằng sự kiện Đức Giêsu sống lại chỉ là màn kịch vụng về của đám môn đồ thất học dựng nên. Heinrich Paulus, trong Cuộc đời Đức Giêsu (1828) đã viết: “Đức Giêsu chưa chết khi người ta tháo xuống từ cây thập giá. Rồi nhờ khí lạnh trong mồ làm cho Ngài hồi lại. Sau khi cởi áo liệm và mặc áo người làm vườn, Ngài đi ra và đến gặp các môn đệ…”. Strauss phản bác ý kiến “ngây ngô” này của Heinrich Paulus: “Làm sao mà một người vừa hồi tỉnh và ra khỏi mồ, nửa sống nửa chết, bước đi còn chưa nổi, còn cần đến sự chăm sóc đặc biệt của thuốc men, con người đã ngã quỵ trước đau khổ, lại có thể tạo ra ấn tượng với các môn đệ rằng Ngài hoàn toàn khỏe mạnh và đã chiến thắng cái chết và nấm mồ?”. Và nhất là một người yếu như thế làm sao có thể đẩy tảng đá chặn cửa mồ nặng cả tấn như vậy được?[6]
Kẻ khác lại không công nhận sự kiện “Ngôi Mộ Trống” là bằng chứng về việc Đức Giêsu phục sinh, vì xác của Đức Giêsu đã bị ai đó đánh cắp. Nhưng nếu giả thiết xác Đức Giêsu bị đánh cắp thì làm sao mà qua mặt được những người lính gác mộ? (Mt 28, 65-66). Một số người lại vu cáo các môn đệ lấy xác Đức Giêsu và giấu ở một nơi nào đó, rồi tung tin Đức Giêsu đã sống lại. Thực ra ý tưởng này không mới, cách đây hơn 2000 năm, chính các thượng tế và các kỳ mục đã bàn bạc và bảo các người lính canh mồ cứ nói rằng: ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác (Mt 28, 12-13). Thánh Augustinô đã bác bẻ ý kiến này: có ai lại tin những lời chứng của người đang ngủ bao giờ? Nếu những người lính nói: đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ Đức Giêsu đến lấy xác Người mang đi. Ngủ mà sao lại biết các môn đệ lấy xác, nếu người khác không phải môn đệ đến lấy xác thì sao? Mà nếu biết, tại sao không bắt? Cho nên càng cố lấp liếm che đậy sự thật thì sự thật càng lộ ra![7]. Người ta cũng căn cứ vào lần hiện ra đầu tiên và đặt vấn nạn: tại sao Đức Giêsu phục sinh lại không hiện ra với các môn đệ mà hiện ra với các phụ nữ trước. Và theo quan niệm của người Do thái đương thời thì: “Thật khó mà lý giải làm sao mà câu chuyện về sự phục sinh của Đức Giêsu lại được thêu dệt sau này, để phục vụ cho mục đích minh giáo, mà chủ yếu chỉ dựa trên những lời chứng của các người phụ nữ, vì theo quan niệm của người Do thái (Jewish principle of evidence), lời chứng của phụ nữ không được công nhận là lời chứng đáng tin cậy và có giá trị pháp lý?” (Moule, the Significance of the Message of the Resurrection for Faith in Jesus Christ, 1968, p. 9)[8].
Chúng ta hãy khách quan đặt vấn đề: một sự lừa bịp như thế liệu có thể tồn tại được không? Người ta vẫn nói: “Bạn có thể đánh lừa tất cả mọi người trong một thời gian ngắn, hoặc đánh lừa một số ít người trong thời gian lâu hơn, nhưng bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người mãi mãi được”. Trong suốt 20 thế kỷ qua, những người tin vào Đức Giêsu phục sinh có phải chỉ toàn ông già bà lão lẩm cẩm, những trẻ em nhẹ dạ dễ tin, những người quê mùa ít học? Trái lại, họ là những triết gia, những nhà bác học, (những Louis Pasteur, Einstein, Thomas Edison, Paul Claudel, …), những tiến sĩ, luật sư, những nhà trí thức. Làm sao lường gạt được những người như thế? Hàng trăm ngàn, phải nói hàng triệu người trên khắp thế giới và qua mọi thời đại, đã dám chết để làm chứng cho biến cố Phục Sinh. Không lẽ họ ngu xuẩn đến nỗi chết cho một huyền thoại ảo? Không lẽ họ sẵn sàng từ bỏ danh vọng, địa vị, giàu sang, gia đình, vợ con để đổi lấy cái xác chết của một người họ không quen biết, một tên lừa bịp? Một xác chết không thể hấp dẫn đến thế được. Vậy thì chỉ có thể là một Thiên Chúa, một Đức Giêsu Kitô còn đang sống, một Đức Giêsu Kitô đã phục sinh vinh hiển, mới có thể làm nên điều kỳ diệu như vậy được[9]. Xin mượn những lập luận hùng hồn, sâu sắc và đầy sức thuyết phục của Gioan Kim Khẩu để khép lại những tranh cãi: “Làm sao mà mười hai người dân chài dốt nát, sống trên ao hồ, sông lạch, hay trong vùng hoang địa, lại dám nghĩ đến chuyện toan tính những việc đại sự ấy? Làm sao những kẻ có lẽ chưa bao giờ đặt chân tới một vùng phố thị, chưa khi nào xuất hiện trước công chúng, lại dám tung ra một trận chiến chống lại cả thế giới? Làm sao một Phêrô nhát đảm, chỉ một câu nói lấp lửng của một người tớ gái mà ông đã sợ hết vía, chối Thầy lia lịa, mà bây giờ lại dám đứng ra trước công nghị và dõng dạc tuyên bố: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”? Làm sao mà những người môn đệ khi thấy Chúa bị bắt đã cao bay xa chạy, thậm chí không dám ra khỏi phòng vì sợ người Do thái, mà bây giờ dám mạnh dạn rao giảng về Đức Giêsu Kitô phục sinh và sẵn sàng chết vì Ngài?… Vậy khi Đức Giêsu còn sống, họ đã không chịu nổi sức tấn công của người Do thái, thì khi Đức Giêsu đã chết, làm sao họ dám tung ra một trận chiến chống lại cả địa cầu rộng lớn đến thế? Chính vì vậy mà nếu họ không thấy Chúa sống lại, nếu họ không có bằng chứng rõ ràng về quyền năng của Người, thì họ đã không dám liều đến thế!”[10]
Như vậy, “không thể giải thích rằng sự phục sinh của Đức Kitô nằm bên ngoài trật tự thể lý, và không thể không công nhận sự phục sinh đó có tính cách là một sự kiện lịch sử… Vì vậy, giả thuyết cho rằng sự Phục Sinh là ‘sản phẩm’ của lòng tin (hay sự dễ tin) của các Tông Đồ, không có cơ sở. Hoàn toàn trái lại, đức tin của các ông vào sự Phục Sinh phát xuất từ kinh nghiệm trực tiếp về thực tại Chúa Giêsu sống lại, dưới tác động của ân sủng của Thiên Chúa”[11]. Tắt một lời, chân lý Đức Giêsu Kitô phục sinh là một tín điều của Kitô giáo, căn cứ vào sự kiện đã xảy ra và được duyệt xét theo lịch sử tính.
C. Siêu việt tính của biến cố phục sinh
“Thật vậy, không ai chứng kiến tận mắt chính biến cố phục sinh và không một tác giả sách Tin Mừng nào mô tả biến cố đó. Không ai có thể nói sự phục sinh đã xẩy ra về mặt thể lý như thế nào. Bản chất thâm sâu nhất của biến cố đó, tức là sự chuyển qua một cuộc sống khác, lại càng khó nhận biết bằng giác quan. Sự Phục Sinh, một biến cố lịch sử có thể được xác nhận bằng dấu chỉ là ngôi một trống và bằng thực tại là những lần gặp gỡ của các Tông đồ với Đức Kitô Phục Sinh, vẫn mãi nằm trong trung tâm của mầu nhiệm đức tin, vì biến cố đó siêu việt và vượt hẳn trên lịch sử”[12]. Hiển nhiên, việc Chúa Giêsu phục sinh không phải chỉ là trở lại sự sống trần thế – sự sống của thân xác – như những người đã chết mà Ngài làm cho sống lại trong thời gian sứ vụ công khai của Ngài: cho con gái viên sĩ quan sống lại (Mt 9, 23-25), cho thanh niên con bà góa thành Naim sống lại (Lc 7, 11-16), và nhất là cho Lazarô đã chết được bốn ngày, đã chôn trong mồ, đã có mùi, cũng được sống lại (Ga 11, 39-45). Những người này sống lại là nhờ quyền năng của Đức Giêsu, nhưng sau một thời gian họ lại chết. Còn “sự sống của Đấng Phục Sinh không còn thuộc bình diện của “Bios”, không còn thuộc trật tự của sự sống tự nhiên (bio-logique) vốn chi phối lên cuộc sinh tử của con người trong lịch sử, nhưng là bình diện của “Zoë”, bình diện của sự sống mới mẻ, khác biệt và vĩnh viễn. Một sự sống siêu vượt lãnh vực của “Bios” vốn là lãnh vực của sự chết, nhờ bởi một quyền lực mạnh hơn cả sự chết. Các trình thuật của Tân Ước về sự phục sinh cho thấy rõ điều đó: sự sống của Đấng Phục Sinh không còn nằm trong lãnh vực của Bios, của sự sống tự nhiên, nhưng vượt ra ngoài và vượt lên trên lãnh vực đó”[13]. Đức Giêsu “đã phục sinh để đi vào sự sống vĩnh viễn, không còn lệ thuộc vào các quy luật sinh hoá nữa và như vậy thoát khỏi móng vuốt của tử thần. Ngài bước vào cõi vĩnh cửu mà tình yêu đem lại”[14].Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô được diễn tả với những từ ngữ như: sự tôn vinh (Ga 12,23; 17,1; Cv 3,13), trở về với Chúa Cha (Ga 13,13; 20,17), ngự bên hữu Chúa Cha (Cv 5,31; Rm 8,34; Col 3,1), được siêu tôn là Đức Chúa (Cv 2,33.26; Pl 2,9), được đặt làm Chủ tể muôn loài thụ sinh (Cv 10,42; Rm 14,9; Kh 1,18). Nói cách khác, căn tính của đức Kitô được biểu lộ hoàn toàn nơi sự Phục sinh[15].
Như vậy, việc Đức Giêsu Kitô phục sinh là một biến cố vượt quá chiều kích thuần túy lịch sử. Đó là một biến cố thuộc về phạm vi siêu lịch sử, và vì thế không lệ thuộc các tiêu chuẩn về quan sát dựa vào thực nghiệm giản dị của loài người. “Một biến cố không xẩy ra trong lịch sử, cũng chẳng thuộc về lịch sử, nhưng đã xẩy ra phía ‘bên kia’ của lịch sử, của tấm thảm lịch sử. Điều đã xẩy đến cho Đức Giêsu thì không thể biết được, nhưng lịch sử có thể biết được những gì đã xảy ra cho các môn đồ, và làm cho các vị hiểu đó là do tác động của ‘Đức Kitô phục sinh’ tạo nên”[16].
D. Kết luận
Sự kiện Đức Giêsu phục sinh là biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử ơn cứu độ, và trong lịch sử nhân loại, vì biến cố phục sinh đem lại ý nghĩa quyết định cho thế giới. Toàn thế giới xoay quanh thánh giá, nhưng chỉ trong việc Đức Giêsu phục sinh thánh giá mới đạt tới trọn vẹn ý nghĩa quan trọng của biến cố cứu chuộc. Biến cố này vừa mang chiều kích lịch sử cụ thể vừa mang tính siêu việt. Đã từng có ai nhận ra Đức Giêsu chỉ với con mắt sinh học thuần túy. Ngay những bạn hữu thân thiết nhất vẫn không nhận ra Đấng mà chỉ mới hai ngày trước đó cùng đồng bàn với họ; và thậm chí khi nhận ra rồi, Ngài vẫn như một người lạ: chỉ khi Ngài cho thấy thì họ mới nhìn ra Ngài.“Chỉ khi Ngài mở mắt cho chúng ta và trí lòng chúng ta rộng mở thì bấy giờ, ngay giữa lòng thế giới chết chóc này, chúng ta mới có thể nhìn ra Dung Nhan của Tình Yêu vĩnh cửu đã chiến thắng sự chết và nhận ra nơi Tình Yêu đó, một thế giới mới mẻ và hoàn toàn khác, thế giới của Đấng đang đến”[17]. Quả vậy, sự phục sinh của Đức Kitô đã chiến thắng quyền lực của sự chết. Sự phục sinh của Đức Kitô đã hủy diệt quyền lực tội lỗi và và cái chết tâm linh. Kẻ thù cuối cùng và lớn nhất phải bị tiêu diệt là sự chết, còn người Kitô hữu được sống trong tình trạng được phục hồi với Chúa Cha, thì thực sự có thể kêu lên rằng: “Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (1 Cr 15,55). Đó là ý nghĩa cứu độ của biến cố Phục sinh./.
Đăng Trình
Theo Lam Hồng
Tài liệu tham khảo
1. Filipe Gómez, SJ, Kitô học, Thần học tín lý, Tập I.
2. Sách GLHTCG, NXB. Tôn giáo 2010.
3. Lm. GB. Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Kitô học và Thần học về Chúa Ba Ngôi.
4. Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
5. Kinh Sách, lễ thánh Batôlômêo tông đồ, 24/8.
6. Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009.
7. Nhóm các giờ kinh phụng vụ, Lời Chúa cho mọi người, NXB Tôn giáo, Hà Nội 2006.
[1] Filipe Gómez, SJ, Kitô học, Thần học tín lý, Tập I, tr. 57.
[2] Nt, tr. 79.
[3] Nt, tr 79.
[4] Sách GLHTCG, số 639.
[5] Lm. GB. Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Kitô học và Thần học về Chúa Ba Ngôi, tr. 299-300.
[6] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[7] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[8] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[9] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[10] Kinh Sách, lễ thánh Batôlômêo tông đồ, 24/8.
[11] Sách GLHTCG, số 644.
[12] Sách GLHTCG, số 647.
[13] Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009, tr. 330.
[14] Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009, tr. 331.
[15] Hoa Trang, Những vấn đề chung quanh Thập Giá và cuộc Phục sinh của Đức Kitô, Thời sự Thần học, số 16, tháng 6/1999.
[16] Filipe Gómez, SJ, Kitô học, Thần học tín lý, Tập I, tr. 65.
[17] Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009, tr. 331.
2. Sách GLHTCG, NXB. Tôn giáo 2010.
3. Lm. GB. Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Kitô học và Thần học về Chúa Ba Ngôi.
4. Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
5. Kinh Sách, lễ thánh Batôlômêo tông đồ, 24/8.
6. Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009.
7. Nhóm các giờ kinh phụng vụ, Lời Chúa cho mọi người, NXB Tôn giáo, Hà Nội 2006.
[1] Filipe Gómez, SJ, Kitô học, Thần học tín lý, Tập I, tr. 57.
[2] Nt, tr. 79.
[3] Nt, tr 79.
[4] Sách GLHTCG, số 639.
[5] Lm. GB. Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Kitô học và Thần học về Chúa Ba Ngôi, tr. 299-300.
[6] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[7] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[8] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[9] Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP, Đức Kitô phục sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo, là nguyên lý sống còn (raison d’être) của Giáo hội Chúa Kitô (daminhvn.net).
[10] Kinh Sách, lễ thánh Batôlômêo tông đồ, 24/8.
[11] Sách GLHTCG, số 644.
[12] Sách GLHTCG, số 647.
[13] Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009, tr. 330.
[14] Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009, tr. 331.
[15] Hoa Trang, Những vấn đề chung quanh Thập Giá và cuộc Phục sinh của Đức Kitô, Thời sự Thần học, số 16, tháng 6/1999.
[16] Filipe Gómez, SJ, Kitô học, Thần học tín lý, Tập I, tr. 65.
[17] Joseph Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam chuyển ngữ, NXB. Tôn giáo 2009, tr. 331.
Không có nhận xét nào: