Thư Ngỏ Kính Gửi Anh Tư Sang. - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
8 tháng 4, 2014

Thư Ngỏ Kính Gửi Anh Tư Sang.

Nguyễn Khắc Mai: Thưa anh, tôi xin được xưng hô, bắt chước người Nam bộ, như thế, cho gần gũi.

Trước hết, tôi xin kính chúc anh thân tâm an tịnh, và chúc mừng kết quả chuyến công du Nhật bản vừa qua của Anh.

Tôi được biết anh là duy nhất trong cương vị Chủ tịch Nước có văn bằng cử nhân luật học, mà những vị tiền nhiệm từ Hồ Chí Minh đến Lê Đúc Anh đều không có.

Vì thế, trong thư này tôi xin thưa với anh câu chuyện về “Tinh thần Luật pháp Việt”. Tôi mượn tên một tác phảm nổi tiếng “Esprit de lois” của Montesquieux để khẳng định, có một tinh thần luật pháp Việt không hề “rừng rú” tí nào. Một số kẻ không ít đang làm cho luật pháp Viêt trở nên hoang dã, đó là điều đáng lên án.

Thời Vua Duy Tân, ở nước ta từng có một vụ án đánh chết người trên công đường. Bấy giờ cụ cố Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của cố chủ tịch Hồ chí Minh, ngồi Tri huyện Huyện Bình Khê, Bình Định, đã để cho thuộc hạ tra tấn chết người. Triều đình hạch tội, đưa ra 3 hình phạt. Một là cách chức. Hai là tước bỏ khoa bảng. Ba là đánh 50 trượng trước công đường. Sớ tâu lên, Vua Duy Tân phê: Người ta là bậc khoa bảng, nhất thời lầm lỗi, chỉ cách chức, miễn cho hai hình phạt kia. Cụ phó bảng trở về làm thầy thuốc cứu người, kiếm sống.

Nay ở tỉnh Phú Yên lân cận lại xảy ra vụ công an tra tấn chết người. Việc xử sơ thẩm như thế nào, dư luận công chúng, trình độ kiền thức và đạo đức tư pháp của nhân viên tòa án như thế nào chắc Anh đã rõ.

Tôi nghĩ ở đây có ba tội. Một là tội đánh chết người trong công vụ. Tôi nhấn mạnh công vụ. Ở trong thôn xóm, đánh nhau chết ngừơi là cái ác vẫn còn trong nhân tính, phải trừng trị. Nhưng đánh chết người trong công vụ đang xảy ra nhiều nơi trong nước ta, thì không chỉ là vấn đề nhân tinh của cá nhân nữa. Đây là nỗi sỉ nhục cho cái được gọi là “pháp quyền XHCN,”phải coi đây là tội phạm, nó làm nhục quốc thể, chế độ và sự tôn nghiêm của Nhà Nước. Đó là tội thứ hai. Tội thứ ba là sự vô trách nhiệm của những cơ quan, nghành và cá nhân liên đới. Nghành công an với khẩu hiệu rất hay, Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, mà để nhiều năm xảy ra tình trạng vô thiên vô pháp mà không chấn chỉnh nỗi, thật không thể chấp nhận được.

Cho nên tôi cho rằng:

a. Phải xử nghiêm những viên công an đánh chết người hai tội, đánh chết người và cả tội làm nhục quốc thể, nhục chế độ làm ô danh nghành công an vốn có cái tên rất hay là công và an.

b. Phải cách chức viên đội trưởng, kẻ đã trực tiếp chỉ huy vụ việc. Cách chức thường không phải là án lệ do tòa án quyết định, mà là biện pháp hành chính để quản lý nghiêm minh và hiệu quả của công việc công cũng như tư. Điều đáng tức cười là một cô diễn viên vì không khai báo có chồng mà Bộ Văn hóa đã ra thông tư cấm hành nghề. Còn viên đội trưởng công an nọ chỉ bị phê bình cảnh cáo qua loa!

c. Viên Giám đốc Công an Tỉnh phải xin lỗi trước dân, trước Chính Phủ hứa sẽ không để xảy ra tình trạng trên trong phạm vi mình phụ trách. Vị này cũng vi phạm cả ba tính chất của tội lỗi nêu trên.

d. Hai viên Bí Thư và Chủ tịch Tỉnh cũng phai ngõ lời xin lỗi dân vì đã thiếu trách nhiệm để cho vụ việc đàng xấu hỗ xảy ra.

đ. Những chức trách liên quan như Trưởng ban Nội chính TƯ, Bộ trưởng Công an, Chánh án Tòa án Tối cao…phải thưa với báo chí về trách nhiệm của mình và hứa không để xảy ra tình trạng quân hồi vô phèng như đã xảy ra.

Tôi suy nghĩ từ câu của cụ Hồ nói rất hay: Trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Pháp quyền của đất nước đã không còn thần (thần, không chỉ là thần thánh, mà là cái tinh thần khiến nó văn hóa, nó văn minh, nó nhân tính, không dã man, bạo ngược.)

Câu chuyện Tinh thần luật pháp Việt, là việc lớn, lẽ nào giới luật học không quan tâm, không phấn đấu cho Nó sẽ là cái Thần của người Việt hôm nay.

Mấy lời cần bộc* của kẻ già nơi thôn cùng xóm vắng mong được tới tai anh, điều hay thì đem thi hành, điều dỡ thì bỏ đi, chỉ mong Nước trị, Dân an. Vạn phúc, vạn phúc.

Nguyễn khắc Mai, người già ở ô Đồng Lầm Thăng Long.

*Cần, bộc loại rau cỏ dân giã, tầm thường, để chỉ lời quê mùa mộc mạc của dân thôn.
Thư Ngỏ Kính Gửi Anh Tư Sang. Reviewed by Unknown on 4/08/2014 Rating: 5 Nguyễn Khắc Mai: Thưa anh, tôi xin được xưng hô, bắt chước người Nam bộ, như thế, cho gần gũi. Trước hết, tôi xin kính chúc anh thân t...

Không có nhận xét nào: