Chùm ảnh: Các bản đổ cổ về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam lần đầu công bố
Chứa đựng gần 500 trang tóm tắt những thông tin quý giá từ khối tư liệu 3.000 trang Hán Nôm, cuốn sách "Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông" được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố sáng 3/6/2014 tại Hà Nội.
Chứa đựng gần 500 trang tóm tắt những thông tin quý giá từ khối tư liệu 3.000 trang Hán Nôm, cuốn sách "Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông" được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố sáng 3/6/2014 tại Hà Nội.
Dưới đây là một số bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam được giới thiệu.
An Nam Thông quốc Bản đồ biên soạn thời Lê, sao lục thời Nguyễn có tập bản đồ đường thủy, đường bộ, cửa biển từ Bắc vào Nam vẽ Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa).
Sách giáo khoa Khải Đồng thuyết ước (in lần đầu năm Tự Đức Tân Tỵ 1881) dạy trẻ em kiến thức xã hội, thiên nhiên, cách tu dưỡng bản thân... Có vẽ Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nam Việt Địa dư trích lục vẽ bản đồ toàn quốc, trong đó có Hoàng Sa Chử.
Sách Thiên hạ bản đồ cũng ghi: Bãi Cát Vàng dải chừng 400 dặm, rộng 20 dặm, ở giữa biển.
Trang khác trong cuốn sách này có bản đồ ghi Bãi Cát Vàng.
Chứa đựng gần 500 trang tóm tắt những thông tin quý giá từ khối tư liệu 3.000 trang Hán Nôm, cuốn sách "Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông" được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố sáng 3/6/2014 tại Hà Nội.
Sách chỉ in 500 bản. Tại sao? |
Có tư liệu đã được dịch ra tiếng Việt, có tư liệu công bố dưới dạng đen trắng nhưng đây là lần đầu công bố nguyên bản gốc. Các loại tài liệu được phân loại gồm các tập bản đồ, các bộ sử, địa chí, hội điển, các tập văn bản hành chính và các tập thơ văn, tạp văn... Trong đó, tài liệu có sớm nhất là từ thế kỷ 17, năm 1658.
Theo TS Mạnh, nội dung của các tư liệu Hán Nôm có thể khái quát vào 3 vấn đề chủ yếu. Một là, hàng năm nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình. Cụ thể như trong ghi chép của bộ Đại Nam thực lục, vua Gia Long khi thiết lập vương triều Nguyễn đã tiếp tục phái người đi thăm dò đường biển đảo Hoàng Sa, tiếp tục đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Năm Gia Long thứ 14 nhà vua đã sai đội Hoàng Sa đi thăm dò đường biển đi ra quần đảo Hoàng Sa. Thời vua Minh Mệnh việc thăm dò và khảo sát đảo Hoàng Sa được tiến hành thường xuyên hơn, quy lớn và cụ thể hơn...
Hai là, nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện nhữn chuyến ra khơi để quản lý biển, đảo. Ba là, nhà nước phong kiến Việt Nam luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông cho các thế hệ người Việt Nam.
Đại diện viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, đây là những tư liệu rất có giá trị khoa học, sẽ là căn cứ lịch sử xác đáng và pháp lý sinh động khẳng định chủ quyền cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Đây cũng là tài liệu để tham mưu và báo cáo kiến nghị với nhà nước về các vấn đề của biển Đông hiện nay.
Sau buổi công bố, viện sẽ gửi tài liệu này tới các cơ quan trung ương, địa phương và dự kiến xuất bản sách bằng tiếng Anh.
Theo Tri Thức.
Không có nhận xét nào: