Ông Dương Khiết Trì - Hình Internet |
Đồng chủ trì phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc) cùng một số quan chức cấp cao và tướng lĩnh Trung Quốc tới Hà Nội. Phiên họp bắt đầu diễn ra vào ngày mai giữa lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Được biết, nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng đã triển khai đều bị loại ra khỏi nghị trình để tập trung cho vấn đề Biển Đông. Cùng thời gian này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) đã đi Campuchia công tác.
Chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, từ tháng 1/2014, các bộ ngành, địa phương liên quan của VN đã tổng kết và kiến nghị những lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc lên Chính phủ. Phiên họp này đáng lẽ phải diễn ra đầu tháng 5 vừa qua, song đã bị vướng vào sự kiện Trung Quốc dùng giàn khoan xâm chiếm lãnh hải Việt Nam và trì hoãn tới nay. Tại phiên họp lần thứ 6 ở Bắc Kinh (5/2013), và sau hội đàm của Chủ tịch Sang với Chủ tịch Tập 6/2013, hai bên đã nhất trí hợp tác chiều sâu trên một số lĩnh vực trọng điểm: công tác xây dựng Đảng, quốc phòng, an ninh, pháp luật, kinh tế – thương mại, khoa học, giáo dục, văn hóa; đồng thời hình thành các cơ chế hợp tác bộ ngành: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Thương mại. Đầu tháng 6/2013, Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp cao Việt – Trung đã diễn ra tại Bắc Kinh. Cùng thời gian, hai nước đạt thỏa thuận xây dựng đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai cơ quan giúp việc Tổng Bí thư.
Nhiều thỏa thuận quan trọng Việt Trung đã ký kết mà các bộ ngành Việt Nam vừa tổng kết phục vụ phiên họp này nay phải gác lại để tập trung giải quyết vấn đề Biển Đông: Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực ngoài Vịnh Bắc Bộ. Có tin, Thỏa thuận sửa đổi hợp tác quốc phòng giữa hai nước vẫn được bàn tới trong phiên họp.
Cùng thời gian này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) đã đi Campuchia công tác. Sự vắng mặt của Thượng tướng tại thời điểm nhạy cảm này khiến dấy lên câu hỏi về sự khác biệt trong quan điểm của cơ quan Bộ tổng Tham mưu liên quan vấn đề quan hệ quốc phòng Việt – Trung thời gian tới. Về vấn đề Biển Đông, hiện, nhiều người vẫn muốn biết hai tiếng nói rất quan trọng trong Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng: Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu.
Xung quanh Phiên họp lần thứ 7 này, một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người quan tâm là thông điệp gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cá nhân ông Dương Khiết Trì chuyển tới Tổng bí thư Tập Cận Bình, người đã vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo đảng hai nước về Biển Đông.
Chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, từ tháng 1/2014, các bộ ngành, địa phương liên quan của VN đã tổng kết và kiến nghị những lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc lên Chính phủ. Phiên họp này đáng lẽ phải diễn ra đầu tháng 5 vừa qua, song đã bị vướng vào sự kiện Trung Quốc dùng giàn khoan xâm chiếm lãnh hải Việt Nam và trì hoãn tới nay. Tại phiên họp lần thứ 6 ở Bắc Kinh (5/2013), và sau hội đàm của Chủ tịch Sang với Chủ tịch Tập 6/2013, hai bên đã nhất trí hợp tác chiều sâu trên một số lĩnh vực trọng điểm: công tác xây dựng Đảng, quốc phòng, an ninh, pháp luật, kinh tế – thương mại, khoa học, giáo dục, văn hóa; đồng thời hình thành các cơ chế hợp tác bộ ngành: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Thương mại. Đầu tháng 6/2013, Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp cao Việt – Trung đã diễn ra tại Bắc Kinh. Cùng thời gian, hai nước đạt thỏa thuận xây dựng đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai cơ quan giúp việc Tổng Bí thư.
Nhiều thỏa thuận quan trọng Việt Trung đã ký kết mà các bộ ngành Việt Nam vừa tổng kết phục vụ phiên họp này nay phải gác lại để tập trung giải quyết vấn đề Biển Đông: Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực ngoài Vịnh Bắc Bộ. Có tin, Thỏa thuận sửa đổi hợp tác quốc phòng giữa hai nước vẫn được bàn tới trong phiên họp.
Cùng thời gian này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) đã đi Campuchia công tác. Sự vắng mặt của Thượng tướng tại thời điểm nhạy cảm này khiến dấy lên câu hỏi về sự khác biệt trong quan điểm của cơ quan Bộ tổng Tham mưu liên quan vấn đề quan hệ quốc phòng Việt – Trung thời gian tới. Về vấn đề Biển Đông, hiện, nhiều người vẫn muốn biết hai tiếng nói rất quan trọng trong Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng: Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu.
Xung quanh Phiên họp lần thứ 7 này, một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người quan tâm là thông điệp gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cá nhân ông Dương Khiết Trì chuyển tới Tổng bí thư Tập Cận Bình, người đã vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo đảng hai nước về Biển Đông.
Không có nhận xét nào: