Thanh Phong: Theo VnExpress ngày 4/6/2014 với nhan đề , Bộ Tài chính giục bảo hiểm bồi thường doanh nghiệp bị đập phá - VnExpress Kinh Doanh thì "Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hướng dẫn giải quyết bồi thường cho các đơn vị bị thiệt hại tại Bình Dương, Hà Tĩnh... hồi tháng 5.
Theo đó, về nguyên nhân gây ra thiệt hại, Bộ yêu cầu xác định là do một số người vi phạm pháp luật, có hành vi đập phá, đốt tài sản, chiếm đoạt tài sản, không phải yếu tố chính trị, bạo động, bạo loạn."
Có lẽ trên cơ sở văn bản chỉ đạo này, chiều 6/6, tại Bình Dương, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, đại diện chính quyền Bình Dương và các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm bị thiệt hại tại Bình Dương. Tại cuộc họp này, các doanh nghiệp bảo hiểm đã công bố tạm ứng trước 114,7 tỉ đồng cho 113 doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó phần lớn là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong, Singapore... Tin này đã được rất nhiều trang báo chí điện tử đăng lại trong ngày ( Bài trên Tiền Phong: Tạm ứng 114,7 tỷ đồng bồi thường cho doanh nghiệp )
Tuy nhiên, ngay trong buổi chiều cùng ngày với cuộc họp của Bộ Tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm để công bố số tiền tạm ứng bồi thường thiệt hại nói trên, Công an TPHCM đã đã phát đi một thông cáo báo chí về tình hình an ninh trật tự, trong đó có kết luận "một số đối tượng thuộc tổ chức phản động Việt Tân đã đứng ra lôi kéo các đối tượng xấu tham gia, xúi giục những người tuần hành đập phá tài sản của các doanh nghiệp tại địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…" Thông cáo cũng đã được hàng loạt các trang báo điện tử đăng lại “Tổ chức Việt Tân kích động các vụ gây rối”
Theo quan điểm chính thống của Việt Nam thì Việt Tân là một tổ chức chính trị phản động. Vì vậy kết luận của Công an TPHCM về sự lôi kéo, xúi giục của tổ chức này trong các sự kiện vừa qua ở Bình Dương, Đồng Nai... có vẻ không phù hợp với"văn bản gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hướng dẫn giải quyết bồi thường cho các đơn vị bị thiệt hại tại Bình Dương, Hà Tĩnh..." trong đó Bộ Tài chính "yêu cầu xác định là do một số người vi phạm pháp luật, có hành vi đập phá, đốt tài sản, chiếm đoạt tài sản, không phải yếu tố chính trị, bạo động, bạo loạn." như được dẫn trong bài báo trên của VnExpress.
Theo một chuyên gia bảo hiểm, đối với bất kỳ thiệt hại nào thì nguyên nhân gây ra nó là một trong những căn cứ chủ yếu để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không. Vì thế những kết luận trái ngược về "yếu tố chính trị" trong các cuộc gây rối tại Bình Dương do các cơ quan chức năng đưa ra chắc sẽ làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm bối rối vì không biết nên căn cứ vào đâu để quyết định trách nhiệm của họ.
Được biết đằng sau các doanh nghiệp bảo hiểm còn có trách nhiệm của các công ty tái bảo hiểm ở nước ngoài cũng chia sẻ rủi ro đối với các thiệt hại này với tỉ lệ rất lớn và họ rất quan tâm đến việc các cơ quan chức năng của Việt Nam kết luận về nguyên nhân của các vụ gây rối này như thế nào để quyết định xem liệu họ có trách nhiệm hay không.
TP
Theo đó, về nguyên nhân gây ra thiệt hại, Bộ yêu cầu xác định là do một số người vi phạm pháp luật, có hành vi đập phá, đốt tài sản, chiếm đoạt tài sản, không phải yếu tố chính trị, bạo động, bạo loạn."
Có lẽ trên cơ sở văn bản chỉ đạo này, chiều 6/6, tại Bình Dương, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, đại diện chính quyền Bình Dương và các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm bị thiệt hại tại Bình Dương. Tại cuộc họp này, các doanh nghiệp bảo hiểm đã công bố tạm ứng trước 114,7 tỉ đồng cho 113 doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó phần lớn là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong, Singapore... Tin này đã được rất nhiều trang báo chí điện tử đăng lại trong ngày ( Bài trên Tiền Phong: Tạm ứng 114,7 tỷ đồng bồi thường cho doanh nghiệp )
Tuy nhiên, ngay trong buổi chiều cùng ngày với cuộc họp của Bộ Tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm để công bố số tiền tạm ứng bồi thường thiệt hại nói trên, Công an TPHCM đã đã phát đi một thông cáo báo chí về tình hình an ninh trật tự, trong đó có kết luận "một số đối tượng thuộc tổ chức phản động Việt Tân đã đứng ra lôi kéo các đối tượng xấu tham gia, xúi giục những người tuần hành đập phá tài sản của các doanh nghiệp tại địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…" Thông cáo cũng đã được hàng loạt các trang báo điện tử đăng lại “Tổ chức Việt Tân kích động các vụ gây rối”
Theo quan điểm chính thống của Việt Nam thì Việt Tân là một tổ chức chính trị phản động. Vì vậy kết luận của Công an TPHCM về sự lôi kéo, xúi giục của tổ chức này trong các sự kiện vừa qua ở Bình Dương, Đồng Nai... có vẻ không phù hợp với"văn bản gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hướng dẫn giải quyết bồi thường cho các đơn vị bị thiệt hại tại Bình Dương, Hà Tĩnh..." trong đó Bộ Tài chính "yêu cầu xác định là do một số người vi phạm pháp luật, có hành vi đập phá, đốt tài sản, chiếm đoạt tài sản, không phải yếu tố chính trị, bạo động, bạo loạn." như được dẫn trong bài báo trên của VnExpress.
Theo một chuyên gia bảo hiểm, đối với bất kỳ thiệt hại nào thì nguyên nhân gây ra nó là một trong những căn cứ chủ yếu để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không. Vì thế những kết luận trái ngược về "yếu tố chính trị" trong các cuộc gây rối tại Bình Dương do các cơ quan chức năng đưa ra chắc sẽ làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm bối rối vì không biết nên căn cứ vào đâu để quyết định trách nhiệm của họ.
Được biết đằng sau các doanh nghiệp bảo hiểm còn có trách nhiệm của các công ty tái bảo hiểm ở nước ngoài cũng chia sẻ rủi ro đối với các thiệt hại này với tỉ lệ rất lớn và họ rất quan tâm đến việc các cơ quan chức năng của Việt Nam kết luận về nguyên nhân của các vụ gây rối này như thế nào để quyết định xem liệu họ có trách nhiệm hay không.
TP
Không có nhận xét nào: