Huỳnh Ngọc Chênh: Đến khi Tàu cộng cắm giàn khoan vào lãnh hải VN thì Quốc hội VN mới bàn đến chuyện thoát Trung về kinh tế. Các ngài làm như không biết dã tâm của Tàu cộng muốn xâm lấn VN đặc biệt là muốn chiếm trọn biển Đông là đã có từ hàng chục năm trước.
Khi Tàu cộng ép VN ký công hàm công nhận Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958 là dã tâm của chúng đã xuất hiện công khai. Năm 1974, lợi dụng lúc Mỹ chán ngán chiến tranh VN rút quân về nước, Tàu cộng đưa quân tấn công và chiếm đóng Hoàng Sa là bước khởi đầu cho việc thực hiện âm mưu chiếm lĩnh biển Đông.
Tiếp theo sau đó, Tàu cộng có những bước đi vững chắc và công khai trong chiến lược lâu dài mà chúng đã vạch ra rất kỹ lưởng để thôn tính biển Đông. 1988 xua quân chiếm Gạc Ma, 2007 nhắc lại tuyên bố chủ quyền theo đường lưỡi bò trên toàn bộ biển Đông, từ đó liên tục hăm dọa và ngăn cản tất cả các công ty dầu hỏa muốn hợp tác với VN thăm dò dầu khí trên vùng trũng Nam Côn Sơn của VN, ngăn cấm, bắt bớ, bắn chết và đâm chìm tàu ngư dân VN ra khơi đánh cá trên biển Đông, 2011 cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của VN ngay trong vùng lãnh hải VN, 2012 tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và mới nhất, 2014, bước leo thang ngang ngược nhất, cắm giàn khoan vào sâu vùng lãnh hải VN đồng thời xây dựng Gạc Ma thành căn cứ quân sự quy mô lớn...
Không ai không thấy ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á mà mục tiêu trước mắt là biển Đông của Tàu cộng. Cũng không ai không thấy khi tiến xuống biển Đông, là Tàu cộng chà đạp lên danh dự,chủ quyền, quyền lợi kinh tế và sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Những bước đi của Tàu cộng đặt Việt Nam vào hai tình huống : hoặc cúi đầu chịu nhục dâng trọn biển Đông để tìm sự yên ổn và sau đó muôn đời chịu lệ thuộc, hoặc phải có kế hoạch lâu dài chống cự lại bằng mọi cách và mọi giá để bảo vệ sự độc lập.
Không hiểu sao nhà cầm quyền VN lại không nhìn thấy trước âm mưu dài lâu và công khai của Tàu cộng để vạch ra chiến lược đối phó hiệu quả và không lúng túng bị động như hiện nay.
Ai cũng thấy rằng sai lầm nghiêm trọng nhất của đảng CSVN là chủ trương quay trở lại hợp tác toàn diện với Tàu cộng qua hội nghị Thành Đô vào năm 1990, ngay sau khi Tàu cộng vừa xua quân xâm lược một phần Trường Sa. Để đối phó với Tàu cộng thì càng phải tránh xa chúng- tránh xa ra chứ không phải cắt đứt quan hệ. Thế nhưng những người lãnh đạo đất nước lại làm ngược lại, không chỉ tiến gần mà còn có những bước đi càng ngày càng lệ thuộc toàn diện vào Tàu cộng.
Riêng về lãnh vực kinh tế, đến nay VN lệ thuộc vào Tàu cộng đến mức rất nghiêm trọng.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Đặng Ngọc Tùng: Con số nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 lên đến hơn 23 tỷ USD, trong khi về đầu tư, chúng ta còn nhiều hạn chế cả về vốn, quản trị, công nghệ, thị trường và cạnh tranh. Tôi không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông, các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Trúng thầu, sau đó để xảy ra tình trạng tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo, làm tăng giá thành, và đặc biệt là không sử dụng nhân công Việt Nam. Đây là vấn đề trong điều hành kinh tế, Chính phủ cần nghiên cứu để giảm nhập siêu- (Báo Lao Động)
VN lệ thuộc vào Tàu cộng công nghệ, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất. Tàu cộng chiếm các dự án đầu tư lớn về bất động sản, khai thác tài nguyên, môi trường ở các vị trí trọng yếu trên khắp VN, từ các tỉnh cực Bắc đến tận mũi Cà Mau. Mọi người thấy rõ rằng sự lệ thuộc đó nằm trong âm mưu của Tàu cộng và có sự tiếp tay từ phía VN.
Tận đến ngày hôm nay, Quốc hội VN mới thấy ra rằng cần phải thoát Trung! Nghe tường thuật của báo chí từ quốc hội:
Tại phiên thảo luận, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, Trần Quốc Tuấn, Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị)… cùng đề nghị Chính phủ có kế sách, kịch bản thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc, khởi động ngay trong năm 2014.
“Chính phủ cần quan tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để có biện pháp chủ động trong tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu, đề phòng khả năng Trung Quốc gây sức ép, phong tỏa nền kinh tế để buộc Việt Nam phải nhượng bộ” - ĐB Huỳnh Nghĩa chia sẻ.
Trước hàng loạt ý kiến đề nghị có kịch bản kinh tế “thoát Trung”, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng làm rõ hoạt động thương mại, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, những tác động do tình hình biển Đông và giải pháp sắp tới.- (Báo Người Lao Động)
Bắt đầu từ năm 2014 nầy mới tính đến chuyện xây dựng một nền kinh tế thoát Trung, liệu có còn kịp không? Tại sao ngay từ năm 1990 không thấy sự nguy hiểm của việc lệ thuộc kinh tế và nhiều thứ khác vào Tàu cộng để tránh xa chúng ra? Ai chịu trách nhiệm về hiện tình đất nước như hiện nay?
Khi Tàu cộng ép VN ký công hàm công nhận Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958 là dã tâm của chúng đã xuất hiện công khai. Năm 1974, lợi dụng lúc Mỹ chán ngán chiến tranh VN rút quân về nước, Tàu cộng đưa quân tấn công và chiếm đóng Hoàng Sa là bước khởi đầu cho việc thực hiện âm mưu chiếm lĩnh biển Đông.
Tiếp theo sau đó, Tàu cộng có những bước đi vững chắc và công khai trong chiến lược lâu dài mà chúng đã vạch ra rất kỹ lưởng để thôn tính biển Đông. 1988 xua quân chiếm Gạc Ma, 2007 nhắc lại tuyên bố chủ quyền theo đường lưỡi bò trên toàn bộ biển Đông, từ đó liên tục hăm dọa và ngăn cản tất cả các công ty dầu hỏa muốn hợp tác với VN thăm dò dầu khí trên vùng trũng Nam Côn Sơn của VN, ngăn cấm, bắt bớ, bắn chết và đâm chìm tàu ngư dân VN ra khơi đánh cá trên biển Đông, 2011 cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của VN ngay trong vùng lãnh hải VN, 2012 tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và mới nhất, 2014, bước leo thang ngang ngược nhất, cắm giàn khoan vào sâu vùng lãnh hải VN đồng thời xây dựng Gạc Ma thành căn cứ quân sự quy mô lớn...
Không ai không thấy ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á mà mục tiêu trước mắt là biển Đông của Tàu cộng. Cũng không ai không thấy khi tiến xuống biển Đông, là Tàu cộng chà đạp lên danh dự,chủ quyền, quyền lợi kinh tế và sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Những bước đi của Tàu cộng đặt Việt Nam vào hai tình huống : hoặc cúi đầu chịu nhục dâng trọn biển Đông để tìm sự yên ổn và sau đó muôn đời chịu lệ thuộc, hoặc phải có kế hoạch lâu dài chống cự lại bằng mọi cách và mọi giá để bảo vệ sự độc lập.
Không hiểu sao nhà cầm quyền VN lại không nhìn thấy trước âm mưu dài lâu và công khai của Tàu cộng để vạch ra chiến lược đối phó hiệu quả và không lúng túng bị động như hiện nay.
Ai cũng thấy rằng sai lầm nghiêm trọng nhất của đảng CSVN là chủ trương quay trở lại hợp tác toàn diện với Tàu cộng qua hội nghị Thành Đô vào năm 1990, ngay sau khi Tàu cộng vừa xua quân xâm lược một phần Trường Sa. Để đối phó với Tàu cộng thì càng phải tránh xa chúng- tránh xa ra chứ không phải cắt đứt quan hệ. Thế nhưng những người lãnh đạo đất nước lại làm ngược lại, không chỉ tiến gần mà còn có những bước đi càng ngày càng lệ thuộc toàn diện vào Tàu cộng.
Riêng về lãnh vực kinh tế, đến nay VN lệ thuộc vào Tàu cộng đến mức rất nghiêm trọng.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Đặng Ngọc Tùng: Con số nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 lên đến hơn 23 tỷ USD, trong khi về đầu tư, chúng ta còn nhiều hạn chế cả về vốn, quản trị, công nghệ, thị trường và cạnh tranh. Tôi không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông, các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Trúng thầu, sau đó để xảy ra tình trạng tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo, làm tăng giá thành, và đặc biệt là không sử dụng nhân công Việt Nam. Đây là vấn đề trong điều hành kinh tế, Chính phủ cần nghiên cứu để giảm nhập siêu- (Báo Lao Động)
VN lệ thuộc vào Tàu cộng công nghệ, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất. Tàu cộng chiếm các dự án đầu tư lớn về bất động sản, khai thác tài nguyên, môi trường ở các vị trí trọng yếu trên khắp VN, từ các tỉnh cực Bắc đến tận mũi Cà Mau. Mọi người thấy rõ rằng sự lệ thuộc đó nằm trong âm mưu của Tàu cộng và có sự tiếp tay từ phía VN.
Tận đến ngày hôm nay, Quốc hội VN mới thấy ra rằng cần phải thoát Trung! Nghe tường thuật của báo chí từ quốc hội:
Tại phiên thảo luận, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, Trần Quốc Tuấn, Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị)… cùng đề nghị Chính phủ có kế sách, kịch bản thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc, khởi động ngay trong năm 2014.
“Chính phủ cần quan tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để có biện pháp chủ động trong tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu, đề phòng khả năng Trung Quốc gây sức ép, phong tỏa nền kinh tế để buộc Việt Nam phải nhượng bộ” - ĐB Huỳnh Nghĩa chia sẻ.
Trước hàng loạt ý kiến đề nghị có kịch bản kinh tế “thoát Trung”, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng làm rõ hoạt động thương mại, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, những tác động do tình hình biển Đông và giải pháp sắp tới.- (Báo Người Lao Động)
Bắt đầu từ năm 2014 nầy mới tính đến chuyện xây dựng một nền kinh tế thoát Trung, liệu có còn kịp không? Tại sao ngay từ năm 1990 không thấy sự nguy hiểm của việc lệ thuộc kinh tế và nhiều thứ khác vào Tàu cộng để tránh xa chúng ra? Ai chịu trách nhiệm về hiện tình đất nước như hiện nay?
HNC
Không có nhận xét nào: