VRNs (10.06.2014) – Sài Gòn -Vào ngày 12 tháng 6, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cùng với Hồng Y Đoàn sẽ thảo luận và xếp đặt ngày phong thánh cho sáu vị Chân Phúc, bao gồm bốn vị người Ý và hại vị người Ấn Độ.
Bốn Chân Phúc sẽ được phong thánh đều là người Ý, bao gồm hai linh mục, một tu sĩ và một giáo dân.
Vị Chân Phúc thứ nhất là Giovanni Antonio Farina, Giám mục thành Vicenza, (sinh ngày 11-1-1803. Chân Phúc Farina được thụ phong linh mục vào ngày 15 tháng 1 năm 1827. Từ năm 21, Farina bắt đầu dạy tại Chủng Viện suốt 18 năm. Năm 1831 ngài thành lập trường đầu tiên dành cho các thiếu nữ nghèo ở Vincenza; vào năm 1836, Chân Phúc Farina đã thành lập Học Viện Các Nữ Tu Thánh Dorothy, Các Nữ Tử Thánh Tâm. Các nữ tu này dạy tại trường nữ và vừa chăm sóc các bệnh nhân và những người cao tuổi. Năm 1850 được bổ nhiệm làm Giám mục Treviso vào ngày 15 tháng 8 năm 1858. Từ năm 1860, ngài làm Giám mục thành phố Vicenza cho đến khi qua đời vào ngày 4 tháng 3 năm 1888. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II phong Chân Phúc vào ngày 4 tháng 11 năm 2001
1. Chân Phúc Giovanni Antonio Farina, Giám mục thành Vicenza
2. Linh mục người ý, Ludovico de Casoria, thuộc Dòng Tiểu Đệ (O.F.M)
3. Chân Phúc Nicola de Longobardi, tu sĩ của Dòng Minims
Vị Chân Phúc thứ hai là linh mục người ý, Ludovico de Casoria, thuộc Dòng Tiểu Đệ (O.F.M). Chân Phúc Ludovico sinh ngày 11 tháng 3 năm 1814 tại Casoria, gần Napoli. Sau khi thụ phong linh mục, Ludovico đã dạy môn hóa học, vật lý và toán học cho các thành viên trẻ của Tỉnh Dòngtrong vài năm. Ngài được là một nhà cải cách xã hội nổi tiếng, đã cống hiến cả cuộc đời cho những người nghèo và những người khuyết tật. Chân Phúc Ludovico đã lập một cơ sở khám bệnh và phát thuốc cho những người nghèo, hai trường học cho các trử em Châu Phi, một học viện cho các trẻ em quí tộc, một cơ sở cho những trẻ mồ côi và những người câm điếc; một cơ sở cho những người mù, những người cao niên và cho những người du lịch, và một bệnh xá dành cho các đan sĩ trong Tỉnh Dòng của ngài.
Ngoài ra, Chân Phúc Ludovico còn là nhà sáng lập Dòng Anh Em Bác Ái Áo Xám vào năm1859, một cộng đoàn tu được phát sinh từ Hội Dòng Những người thuộc Phan-xi-cô Thế tục. vào năm 1862, ngài thành lập Dòng của các Nữ Tu Phan-xi-cô thuộc Thánh Elizabeth, với mục đích thực hiện các công việc bác ái. Chân Phúc Ludovico qua đời ngài 30 tháng 3 năm 1885 tại Posillipo, được Đức Thánh Cha Gioan Phao -lô II phong chân phúc vào năm 1993.
Chân Phúc thứ ba là Nicola de Longobardi, tu sĩ của Dòng Minims, cũng được đề nghị phong thánh. Chân phúc Nicola sinh ngày 6 tháng 1 năm 1650 tại Longobardi, nước Ý. Từ lúc còn trẻ, ngài thường xuyên đến nhà thờ Minims thuộc Lombards để cầu nguyện cả ngài. Sau khi nhà tập ở Lombards, ngài được chuyển đến một số nơi như Montalto, Cosenza, và Paterno. Các nhân đức của ngài được nhiều người biết đến,lan khắp cả Rôma thời đó. Vào năm 1881, Chân Phúc Nicola de Longobardi được sai đến Tu Viện Thánh Phan-xi-cô thuộc Paola Monti, Rôma, để thực hiện cộng việc như một người gác cổng, thế nhưng ngài đã trợ giúp được nhiều người nghèo; đồng thời, giúp họ những lời khuyên tốt lành. Lúc sinh thời, Chân Phúc Nicola đã thực hiện một số phép lạ. Ngài qua đời vào ngày 3 tháng 2 năm 1709. Trước khi chết, người ta đã thấy các dấu thánh trên tay của ngài. Ngài được Đức Pio VI phong Chân Phúc ngày 17 tháng 9 năm 1786. Vào ngày 3 tháng 4, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã xác nhận một dấu lạ nhờ sự can thiệp của Chân Phúc trong tiến trình phong thánh cho ngài.
Vị Chân phúc người Ý thứ tư là Amato Ronconi, là một giáo dân của Dòng Ba Phan-xi-cô. Ngài sinh khoảng năm 1238 tại Sldezzo, gần Rimini. Sau khi đã lập gia đình, Chân Phúc Amato Ronconi cảm thấy được Chúa gọi sống đời sống cầu nguyện và sám hối. Sauk hi gia nhập Dòng Ba Thánh Phan-xi-cô, ngài tìm đến một nơi cô tịch để sống đời ẩn tu. Bị nhiều người xem như đồ khùng, nhưng Thiên Chúa cho ngài thấy qua những dấu lạ, đó là, Chúa rất vui lòng về đời sống đạo đức của Amato: Một luồng ánh sáng chiếu dãi vào căn lều của ngài, và những bài hát ngài nghe được từ trời vang lên biểu lộ ngài được Thiên Chúa vui lòng.
Amato thỉnh thoảng rời căn lều của ngài để đi bộ hành hương đến Santiago de Compostela, Tây Ban Nha, và viếng những đền thờ nổi tiếng khác. Ngoài ra, ngài còn chăm sóc những người nghèo và những bệnh nhân. Người ta đã thấy ngài ở bệnh viện Thánh Maria thuộc Mount Orciale, gần Rimini. Ngài là nhà sáng lập Bệnh Viện-Nhà Tế Bần cho những người Hành Hương nghèo thuộc thành Saludecio. Bệnh viện này được gọi là “Nhà Bệnh Xá Beato Amato Ronconi”. ngài đã dành những năm cuối đời ở đó như là một ý tá để chăm sóc các bệnh nhân.
Vào năm 1304, Chân Phúc Amato Ronconi qua đời, 66 tuổi. Ngài được xem như là một vị thánh, do việc nhiều dấu lạ xảy ra nhờ sự can thiệp của ngài. Đức Pio VI đã phong Chân Phúc cho ngài vào 15 tháng 5 năm 1776.
Hai vị Chân Phúc người Ấn Độ, gồm linh mục Kuriakose Elias Chavara và nữ tu Eufrasia Eluvathingal.
Chân Phúc Kuriakose Elias Chavara sinh năm 1805 ở Kainakaray; ngài là linh mục và là nhà sáng lập của Dòng Cac-men của Đức Maria Vô Nhiễm.
Chân Phúc Kuriakose Elias Chavara được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 11 năm 1829 tại Arthunkal. Ngài dành một vài năm liên quan đến công việc mục vụ, sau đó dạy tại Chủng viện, và làm hiệu trưởng Malpan Thomas Porukara. Sau khi đến tỉnh Mannanam để trợ giúp việc xây dựng nhà đầu tiên của Dòng Các-men của Đức Maria Vô Nhiễm. Vào năm 1855, Chân phúc Chavara đã tuyên khấn cùng với 10 bạn khác, lấy tên là “ Kuriakose Elias Thánh Gia. Ngài được nhớ như là cách lối lãnh đạo mạnh mẽ và được khen ngợi vì đã cứu Giáo Hội ở Kerala khỏi ly giáo năm 1871.
Chân phúc người Ấn Độ thứ hai được tán thành cho việc phong thánh là Mẹ Eufrasia Eluvathingal thuộc Dòng Núi Các-men, sinh ngày 7 tháng 10 năm 19877 ở làng Kattoor, bây giờ là làng Syro-Malabar, Ấn Độ. Chị gia nhập Dòng Núi Các-men năm 1897 khi đó chị làm trưởng cộng đoàn và nhận tên là ‘Eufrasia –THánh Tâm Chúa Giêsu’.Sau khi tuyên khấn trọn đời vào năm 1900, Chân Phúc Eufrasisa được bổ nhiệm là Phó Giáo tập, và mặc dù sức khỏe kém, được bổ nhiệm làm Giáo tập vào năm 1999. Sau đó, chị được bổ nhiệm làm Mẹ Bề Trên của Đan viện thuộc cộng đoàn ở Ollur, và trở nên nổi tiếng với tên ‘Mẹ Cầu Nguyện’. Ngài là mẫu gương về đời sống cầu nguyện và sự bỏ mình.
Với một trái tim trong sạch, Mẹ Euphrasia đã dành tình yêu và sự dịu dàng đối với những người cần Mẹ giúp đỡ. Mẹ đã nâng đỡ họ bằng lời Chúa và lời chuyển cầu với lời nhắn nhủ: “Tôi sẽ không quên đâu, thậm chí sau khi chết”
Mẹ Euphrasia có một cảm thức sâu sắc về Giáo Hội và cảm thấy ưu phiền về những vấn đề mà Giáo Hội thời ngài đối mặt. Mẹ đã dâng những hy sinh hãm mình và sám hối để biến đổi những người ly giáo và mời gọi các tập sinh và trẻ em cầu nguyện cho họ. Mẹ sốt sắng cầu nguyện trước Thánh Thể cho Đức Thánh Cha, cho các giám mục, linh mục và các tu sĩ. Mẹ Euphrasia đã tận hiến cả cuộc đời vì lòng yêu mến Chúa, sống tinh thần bỏ mình cách triệt để. Ngài qua đời vào ngày 29 tháng 8 năm 1952.
Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II đã phê chuẩn Sắc lệnh về các nhân đức anh hùng của ngài vào năm 2002, và tôn phong ngài vào Bậc Đáng Kính. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2006, ngài được tôn phong Chân Phúc thứ năm của Kerala, Ấn Độ.
Đời sống bác ái, cầu nguyện, hy sinh của các vị sáu Chân Phúc sắp được phong thánh đề lại những mẫu gương cho tất cả các Kitô hữu chúng ta dù ở bậc sống nào, và là lời mời gọi của Chúa dành cho sống triệt để ơn gọi nên thánh của mình, trở nên muối, men cho đời.
Vominh
Không có nhận xét nào: