“Sự Thật Về Tranh Chấp Biển Đảo” (China Daily 14/6/2014) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 6, 2014

“Sự Thật Về Tranh Chấp Biển Đảo” (China Daily 14/6/2014)

Dẫn: Bài viết này, được đăng trên China Daily hôm qua, là ví dụ tiêu biểu của những lập luận và “chứng cứ” của phía TQ về “chủ quyền” của họ trên Biển Đông. Đầy ngụy biện và giả trá, nhưng chúng ta cũng cần phải biết để có thể chuẩn bị lập luận và chứng cứ để chống lại.

Việt Nam tuyên bố là có bằng chứng để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam nhưng lại lờ đi những tài liệu lịch sử của chính mình có thể chứng minh cho lập trường của TQ.

Việt Nam đang tận dụng những đụng độ giữa TQ-VN trên biển Hoa Nam, bóp méo sự thật, kích động tình cảm và bày ra cái thuyết về “sự đe dọa của TQ” để bôi xấu TQ. Bỏ qua phát triển về tổng thể trong quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, VN đang đóng vai là một “nạn nhân” trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Nam, và tuyên bố đã sẵn sàng để đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế.

Các nhà lãnh đạo VN nói rằng họ có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền của VN trên hai quần đảo “Hoàng Sa” và “Trường Sa”, rằng VN đã “làm chủ” hai quần đảo trên từ thế kỷ 17. Có vẻ như họ đã rút những nhận xét nói trên từ một cuốn sách trắng có tên “Sự thật về mối quan hệ giữa VN và TQ trong 30 năm qua” do Bộ Ngoại giao của VN công bố vào năm 1979 khi quan hệ giữa hai nước không được bình thường. Tệ hơn, hầu hết các lập luận trong tài liệu năm 1979 đó lại được chép từ một “sách trắng” do ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam VN (hay Việt Nam cộng hòa) vào tháng 2 năm 1974.]


Giờ đây những nhà lãnh đạo VN, sử dụng những cái gọi là tư liệu lịch sử, đang cố gắng tuyên bố rằng hai quần đảo “Hoàng Sa” và “Trường Sa” của VN thực ra chính là quần đảo Tây Sa và Nam Sa của TQ.

Nhằm xâm lấn lãnh thổ của TQ vào thập niên 1970, chế độ miền Nam VN đã bóp méo các dữ kiện lịch sử, và điều này sau đó đã được các nhà lãnh đạo VN sử dụng nhằm mục đích chính trị. Điều này đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp và phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ TQ-VN.

Nhìn vào những bằng chứng trong các tư liệu ngoại giao của TQ vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 thì sẽ biết được sự thật. Thật ra, ngay chính các học giả VN cũng đã nói rằng các tư liệu do VN trưng ra để củng cố yêu sách trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa không phải là những tư liệu lịch sử thực sự mà chỉ là những phiên bản đã được chỉnh sửa từ bản gốc, vốn xác nhận chủ quyền của TQ trên hai quần đảo này.

Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ “quần đảo Hoàng Sa” vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.

Vào ngày 2/9/1945, Ho Chi Minh tuyên bố thành lập nước VNDCCH tại Hà Nội. Tháng giêng năm 1950, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam do HCM lãnh đạo. Đối với TQ và đại đa số các quốc gia khác, chính quyền của VNDCCH (sau này đổi tên thành CHXHCN Việt Nam) đã là (và đang là) chính quyền hợp pháp duy nhất của VN, còn chính quyền của miền Nam Việt Nam chỉ là một chế độ ngụy quyền do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dựng lên.

Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?

Chính quyền VN không được vi phạm nguyên tắc estoppel về vấn đề chủ quyền ở quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.

Lập trường của chính quyền VNDCCH vào thập niên 1950 và 1960 là rõ rệt. Lập trường này vẫn không thay đổi sau cái chết của HCM và sau khi kết thúc chiến tranh VN vào năm 1975. Các tư liệu của Bộ Ngoại giao TQ từ thập niên 1970 và 1980 cho thấy lập trường của Đảng CSVN do HCM lãnh đạo về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Quan trọng nhất trong số các tư liệu này là một công hàm do Thủ tướng PVĐ gửi đến Chu Ân Lai và bản tuyên bố của VNDCCH năm 1965.

Vào ngày 4/9/1958, chính phủ CHNDTH ra tuyên bố rằng chiều rộng của lãnh hải của TQ sẽ là 12 hải lý và điều này sẽ được áp dụng cho tất cả mọi vùng lãnh thổ của TQ, kể cả các quần đảo trên biển Hoa Nam. Ngày 14/9/1958, PVĐ long trọng tuyên bố trong một công hàm gửi Chu Ân Lai rằng VN công nhận và ủng hộ tuyên bố của CHNDTH về vùng lãnh hải của nước này. Ngày 22/9/1958, công hàm này được đăng trên báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Đảng CSVN.

Vào ngày 9/5/1965, VNDCCH ra một tuyên bố liên quan đến định nghĩa về “vùng chiến sự” của Mỹ. Tuyên bố này khẳng định rằng với việc định nghĩa toàn bộ lãnh thổ VN và vùng biển cách 100 dặm tính từ vùng duyên hải cũng như vùng quần đảo Tây Sa của TQ là vùng hoạt động của quân đội Mỹ, Lyndon Johnson, lúc ấy là Tổng thống Mỹ, đã trực tiếp đe dọa an ninh của VNDCCH và các nước láng giềng của nó.

Trong những năm gần đây, một số viên chức trong chính phủ VN và các “học giả” đã cố gắng “diễn giải lại” các tư liệu giữa hai chính phủ, nhưng chỉ tự biến mình thành trò cười. Và sau khi những cố gắng này thất bại, chính quyền VN bắt đầu giả vờ như những tư liệu này chưa bao giờ tồn tại.

Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.

BLOG BIỂN ĐÔNG CHUYỂN NGỮ
Nguồn: The truth about the sea dispute
http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm
“Sự Thật Về Tranh Chấp Biển Đảo” (China Daily 14/6/2014) Reviewed by Unknown on 6/15/2014 Rating: 5 Dẫn: Bài viết này, được đăng trên China Daily hôm qua, là ví dụ tiêu biểu của những lập luận và “chứng cứ” của phía TQ về “chủ quyền” c...

Không có nhận xét nào: