Tàu hai nước tiếp tục va chạm hàng ngày tại vùng biển đặt giàn khoan |
BBC: Trung Quốc đã đưa tranh cãi với Việt Nam xung quanh việc họ đặt giàn khoan trên Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai ngày 9/6, hãng tin Mỹ AP tường thuật từ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
Theo đó, Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ‘xâm phạm chủ quyền’ của họ và ‘cản trở một cách phi pháp’ hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc.
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Minh đã gửi ‘thư bày tỏ lập trường’ của họ về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông đến Tổng thư ký Ban Ki-moon hôm 9/6 và yêu cầu người đứng đầu tổ chức này cho lưu hành đến tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại hội đồng.
Trong văn bản này, Trung Quốc nói đã có bốn công dân Trung Quốc ‘bị giết hại dã man’ và hơn 300 người bị thương trong các cuộc bạo loạn ở Việt Nam.
Lá thư cho biết Công ty dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc đã có các hoạt động thăm dò địa chất ở khu vực này trong vòng 10 năm qua và việc đưa giàn khoan ra đây chỉ là ‘sự tiếp tục công việc thăm dò thường xuyên’ và giàn khoan này ‘nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc’.
Bắc Kinh nói Hà Nội đã cản trở hoạt động của giàn khoan ‘một cách phi pháp và cưỡng ép’ với việc điều tàu có vũ trang ra khu vực và đâm tàu Trung Quốc.
“Việt Nam cũng triển khai người nhái và các thiết bị hoạt động dưới nước ra vùng biển này và thả xuống biển rất nhiều chướng ngại vật bao gồm lưới cá và các vật trôi nổi,” lá thư viết.
Văn bản lên án các hành động của Việt Nam ‘đã xâm phạm chủ quyền Trung Quốc’, ‘đe dọa nghiêm trọng đến các công dân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan và vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển’.
Trung Quốc cũng đưa ra nhiều dẫn chứng chứng minh quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa ‘là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc mà không có bất kỳ tranh chấp nào’.
AP đã tìm cách gọi cho phái bộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và phát ngôn nhân của nước này để hỏi về phản ứng nhưng không có ai trả lời.
Trước đó, phái bộ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cùng công hàm lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon để phản đối giàn khoan và các tàu hộ tống của Trung Quốc ‘trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam’.
Theo đó, Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ‘xâm phạm chủ quyền’ của họ và ‘cản trở một cách phi pháp’ hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc.
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Minh đã gửi ‘thư bày tỏ lập trường’ của họ về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông đến Tổng thư ký Ban Ki-moon hôm 9/6 và yêu cầu người đứng đầu tổ chức này cho lưu hành đến tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại hội đồng.
Trong văn bản này, Trung Quốc nói đã có bốn công dân Trung Quốc ‘bị giết hại dã man’ và hơn 300 người bị thương trong các cuộc bạo loạn ở Việt Nam.
Lá thư cho biết Công ty dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc đã có các hoạt động thăm dò địa chất ở khu vực này trong vòng 10 năm qua và việc đưa giàn khoan ra đây chỉ là ‘sự tiếp tục công việc thăm dò thường xuyên’ và giàn khoan này ‘nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc’.
Bắc Kinh nói Hà Nội đã cản trở hoạt động của giàn khoan ‘một cách phi pháp và cưỡng ép’ với việc điều tàu có vũ trang ra khu vực và đâm tàu Trung Quốc.
“Việt Nam cũng triển khai người nhái và các thiết bị hoạt động dưới nước ra vùng biển này và thả xuống biển rất nhiều chướng ngại vật bao gồm lưới cá và các vật trôi nổi,” lá thư viết.
Văn bản lên án các hành động của Việt Nam ‘đã xâm phạm chủ quyền Trung Quốc’, ‘đe dọa nghiêm trọng đến các công dân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan và vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển’.
Trung Quốc cũng đưa ra nhiều dẫn chứng chứng minh quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa ‘là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc mà không có bất kỳ tranh chấp nào’.
AP đã tìm cách gọi cho phái bộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và phát ngôn nhân của nước này để hỏi về phản ứng nhưng không có ai trả lời.
Trước đó, phái bộ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cùng công hàm lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon để phản đối giàn khoan và các tàu hộ tống của Trung Quốc ‘trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam’.
TRời đất,vừa ăn cướp vừa la làng,lũ khốn !
Trả lờiXóa