Bí Ẩn Lớn Nhất Trong “Di Chiếu” Của Mao Trạch Đông - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
23 tháng 7, 2014

Bí Ẩn Lớn Nhất Trong “Di Chiếu” Của Mao Trạch Đông

Giang Thanh tại “phiên tòa thế kỷ”
Giao Hưởng: Tại “phiên tòa thế kỷ” (tháng 11.1980), hơn 850 người ngồi ở ghế dự thính đã vỗ tay tán thưởng khi Giang Thanh bất ngờ tiết lộ thêm 6 chữ trong “mật chiếu” của Mao Trạch Đông viết cho Hoa Quốc Phong trước ngày qua đời...

Giang Thanh giữ thái độ cứng cỏi, một mực phủ nhận tội trạng của mình, có lúc dám cương giọng hô khẩu hiệu “đặc sản” của thời cách mạng văn hóa trước tòa làm mọi người bất bình. Khi bị vạch tội cướp quyền và công kích Hoa Quốc Phong, Giang Thanh lớn tiếng phản bác:

- “Tôi muốn cho các vị biết một việc, câu “đồng chí làm việc tôi yên tâm” Mao Chủ tịch viết cho Hoa Quốc Phong tối hôm đó không phải là toàn bộ nội dung Mao viết cho Hoa, ít nhất còn thiếu 6 chữ “có vấn đề, hỏi Giang Thanh”.

Mấy câu trên của Giang khiến phiên tòa đại loạn. Giang cười nhạt:

- Ta bất chấp phép nước, đạo trời ư?

Trong những hồi chuông dồn dập, Giang một lần nữa bị lôi ra khỏi phòng xử án, nhưng trên những hàng ghế dự thính, mọi người vỗ tay rầm rộ, đây là những lời khen chân tình, bởi Giang Thanh đã vạch ra một sự thật quan trọng nhất: Người kế tục mà Mao chỉ định là Giang, chứ không phải là Hoa Quốc Phong. Hoa chỉ là viên cận thần có việc cần thỉnh thị Nữ hoàng.

Hoa làm việc Mao yên tâm, nhưng không phải Hoa muốn làm gì thì làm, mà phải thỉnh thị Giang, làm theo chỉ thị của Giang” - theo Tân Tử Lăng.

Sáu chữ trong mật chiếu của Mao “có vấn đề - hỏi Giang Thanh” mặc nhiên đặt vị trí Giang Thanh lên trên Hoa Quốc Phong (Thủ tướng - Phó Chủ tịch đảng thứ nhất). Sớm biết vị trí đó, khi Mao nằm trên giường bệnh, Giang Thanh đã dám đứng lên công khai phê bình Hoa Quốc Phong tại Hội nghị công tác kế hoạch toàn quốc ngày 1.8.1976.
Các tuần lễ tiếp đó, Giang Thanh ôm “giấc mộng Nữ hoàng” của mình đi diễn giảng khắp nơi. Hồi ký của vệ sĩ Trần Trường Giang nhắc chuyện Giang Thanh đến Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, nhà máy in Tân Hoa với “danh nghĩa thị sát” để “kích động phản cách mạng, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng” (28.8), đến thăm liên đội anh hùng ở quân khu Tế Nam để “cổ xúy cho “chủ nghĩa đại nữ tử” không bắt tay với đàn ông, và còn nói: “Chủ tịch không còn nữa, tôi sẽ trở thành quả nhân”.
Trong từ vựng của tiếng Trung, từ “quả nhân” có hàm nghĩa đặc biệt, đây là cách xưng hô của các vị vua. Bà Giang Thanh nói ra những lời này tại thời điểm đó (lúc Mao Trạch Đông sắp mất), tại địa điểm đó (quân khu Tế Nam)không phải là ngẫu nhiên hay vô ý, mà đã ngang nhiên bộc lộ tham vọng quyền lực của mình” qua cách “chơi chữ” hai mặt (30.8 ). Lúc Mao Trạch Đông rơi vào hôn mê sâu (8.9), Giang Thanh “lấy lý do giúp Mao Chủ tịch trở mình” để lật người Mao trên giường bệnh dò soát lần cuối xem còn sót di thư nào không và “tìm chìa khóa tủ tài liệu của Mao Chủ tịch” - nửa khuya hôm ấy Mao qua đời.
Đã có chuyện một số tỉnh “đua nhau gửi thư ủng hộ Giang Thanh làm chủ tịch đảng”. Sau này ban chuyên án cũng thu bản danh sách lãnh đạo trung ương theo dự kiến của Giang Thanh: “Chủ tịch đảng: Giang Thanh. Phó Chủ tịch đảng : Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Tôn Ngọc Quốc, Mao Viễn Tân. Thường vụ Bộ Chính trị: ngoài sáu người trên, thêm: Tạ Tĩnh Nghi, Trương Thu Kiều, Vương Tú Trân. Chủ tịch Quốc hội: Vương Hồng Văn. Thủ tướng: Trương Xuân Kiều”. Danh sách trên gạt hẳn Hoa Quốc Phong ra ngoài. Ý đồ của Mao là đưa “Giang Thanh lên nắm quyền”,sau đó Giang Thanh sẽ “truyền ngôi” lại cháu ruột của Mao là Mao Viễn Tân.
Về Mao Viễn Tân, tài liệu Tân Tử Lăng ghi:

“Trước khi vào Trung Nam Hải, Mao Viễn Tân là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, Chính ủy Đại quân khu Thẩm Dương. Từ 10.10.1975, Mao Viễn Tân được cử làm “liên lạc viên” cho Mao. Bộ chính trị họp, Mao Viễn Tân ngồi trên ghế Chủ tịch truyền đạt “khẩu dụ” của Mao. Y coi các ủy viên Bộ chính trị như cấp dưới, đã có lần y nói: “Tôi thuận miệng nói vài câu, đủ để bọn họ học tập mấy tháng ròng”.
Điều bí ẩn lớn nhất nằm ở mục đích cuối cùng của Mao được che đậy khéo léo để mọi người không dễ nhận biết, đó là: “khoác chiếc áo lý luận hiện đại nhất, cách mạng nhất” đẩy nước Trung Hoa trở lại thời vua chúa, thiết lập trật tự của “chủ nghĩa xã hội phong kiến” - để làm gì? Tân Tử Lăng giải đáp từ “gốc rễ” của vấn nạn:

“Thông qua Đại cách mạng văn hóa, Mao hầu như đã trị hết các công thần danh tướng. Mười năm tai họa, các nhân vật trên vũ đài chính trị lớp này đến lớp khác như chạy tiếp sức trên một vòng cung lớn nhằm chuyển chiếc gậy “đại vương” đến tay Giang Thanh, để Giang kịp thời kế vị lúc Mao nhắm mắt xuôi tay. Âm mưu gia đình trị của Mao bị phơi trần đã làm nát vụn những phỏng đoán của các nhà trí thức lương thiện về động cơ “cao thượng” của cuộc Đại cách mạng văn hóa do Mao phát động. Nếu không có sai lầm của ba năm Đại tiến vọt, chưa chắc Mao phải dùng đến hạ sách này. Mao truyền ngôi cho Giang Thanh có phần bất đắc dĩ. Mao không tin vào ngàn đời vạn thế, mà tính toán chỉ cần hai thế hệ (Giang Thanh và Mao Viễn Tân) là đủ thời gian hoàn toàn viết lại lịch sử”, chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết đói - Vì “lịch sử xưa nay đều do kẻ thắng viết nên” …

Bí Ẩn Lớn Nhất Trong “Di Chiếu” Của Mao Trạch Đông Reviewed by Unknown on 7/23/2014 Rating: 5 Giang Thanh tại “phiên tòa thế kỷ” Giao Hưởng: Tại “phiên tòa thế kỷ” (tháng 11.1980), hơn 850 người ngồi ở ghế dự thính đã vỗ tay tán...

Không có nhận xét nào: