VRNs (20.07.2014) -Sài Gòn- Theo EWTN New- Sau thảm kịch hôm thứ Tư của chuyến bay MH17 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, các nhà lãnh đạo về tôn giáo và chính trị trên toàn thế giới đã dâng lời cầu nguyện, và tìm kiếm câu trả lời về thảm kịch.
Chính Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk địa phận Kiev-Halyc của Ukraina cho biết trong một tuyên bố vào ngày 18 tháng 7: “Toàn thể Hội Thánh cầu nguyện cho sự yên nghỉ đời đời của các linh hồn người vô tội đã bị giết”.
Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraina nói rằng “bi kịch đã lộ mặt tội ác … là một mối đe dọa thực sự đối với hòa bình và an ninh của cả thế giới”, và chúng ta hãy cầu nguyện cho nền hòa bình không chỉ riêng cho “Ukraina mà còn cho toàn thế giới.”
Ngài nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn hiệp nhất trong lời cầu nguyện với các gia đình của người quá cố và với tất cả những đau khổ do thảm kịch này gây nên”.
Tưởng cũng nên nhắc lại, vào ngày 17.07 chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, bị bắn rơi ở Ukraina gần biên giới Nga-Ukraina. Toàn thể hành khách và phi hành đoàn 298 người đã thiệt mạng trong đống đổ nát tan hoang.
Ước tính có khoảng 100 nạn nhân là đại biểu của HIV / AIDS, trong đó có nhà nghiên cứu AIDS nổi bật là Joep Lange, trên đường đến dự hội nghị về HIV / AIDS ở Melbourne, Australia.
Ngoài ra trong số người chết còn có nữ tu Philomene Tiernan, người Úc thuộc Hội Dòng Các Chị Em Thánh Tâm và một giáo viên tại Trường Công Giáo Kincoppal-Rose Bay.
Chiếc máy bay đang bay trên vùng trời Donetsk của Ukraina khi nó bị bắn rơi. Khu vực này thuộc tổ chức ly khai thân Nga, Cộng hòa Nhân dân Donetsk, mà đang nổi loạn chống lại chính phủ Ukraina và quân đội trong bối cảnh tình trạng bất ổn của khu vực.
Tổng thống Ukraina, ông Petro Poroshenko gọi thảm kịch này là sự sụp đổ do một hành động “khủng bố” và cam kết rằng những người chịu trách nhiệm về cuộc tấn công “sẽ phải chức chịu trách nhiệm.”
Chính phủ Ukraina cũng phát hành một tuyên bố nói rằng chiếc máy bay đã bị bắn rơi do “hệ thống phòng không của Nga” được thực hiện bởi nhóm ly khai thân Nga. Tình báo Ukraina cũng đã nghe một cuộc gọi điện thoại được cho là giữa một nhà lãnh đạo ly khai và một nhân viên an ninh Nga, mặc dù tính xác thực của các cuộc gọi vẫn chưa được xác minh.
Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã gởi “lời chia buồn đến các gia đình tang quyến” của đất nước Nga và đất nước của các nạn nhân khác mà ông gọi là một “thảm kịch khủng khiếp”, nhưng ông cũng đổ lỗi cho Ukraina về thảm kịch này. Ông nói rằng đất nước “thuộc lãnh thổ xảy ra thảm kịch phải chịu trách nhiệm”.
Ông thừa nhận rằng “tình trạng tái thù địch ở phía đông của Ukraina” chịu trách nhiệm cho thảm kịch này, và “thảm kịch này sẽ không xảy ra nếu có hòa bình trên trái đất.” Ông Putin cũng tuyên bố rằng chính phủ Nga sẽ hỗ trợ điều tra vụ khủng bố.
Phó tổng thống Mỹ, ông Joe Biden cho biết trong một tuyên bố ngày 17 tháng Bảy rằng “đây là tai nạn nhưng không phải là một tai nạn” vì chiếc máy bay đã bị “thổi trên bầu trời bởi dính tên lửa đất-đối-không” [ theo tình báo Mỹ, mặc dù các quan chức vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của loại tên lửa này.]
Tổng thống Mỹ Barack Obama lặp lại việc quan sát của Biden về thảm kịch, ông nói thêm rằng “hãy nghĩ và cầu nguyện cho tất cả các gia đình của các nạn nhân, dù cho các nạn nhân này không bao giờ còn có thể gọi điện về nhà.”
Vào ngày 18.07, trong một cuộc họp báo về chủ đề này, Tổng thống nói thêm rằng vụ tai nạn là một “lời cảnh tỉnh đối với châu Âu,” ông nói tiếp “thảm kịch này là thời điểm thúc đẩy hơn nữa cho hòa bình và an ninh được tái lập tại Ukraina.”
Ông Liow Tiong Lai, Bộ trưởng giao thông vận tải Malaysia gọi cuộc tấn công là “sự phẫn nộ chống lại lòng tốt của con người.” Ông Najib Razak, Thủ tướng Malaysia cam kết rằng một đội ngũ Malaysia sẽ hỗ trợ cho thảm kịch và đã gửi đến khu vực này và ông tuyên bố rằng “tìm cho tận kẽ tóc, lật lên mọi phiến đá” để đưa những ai chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Ông Razak kết luận: “Hãy nghĩ và cầu nguyện cho các gia đình và bạn bè của những nạn nhân trên máy bay”. “Tôi không thể tưởng tượng những gì họ phải trải qua lúc đau đớn như thế này.”
Vua Willem-Alexander của Hà Lan nói rằng ngài “vô cùng đau buồn bởi những tin tức khủng khiếp này” và “hãy nghĩ đến đất nước, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của các nạn nhân.”
Đức Giám Mục Jozef Point địa phận Haarlem-Amsterdam, Hà Lan gởi những lời cầu nguyện của giáo phận và những lời chia buồn đến các gia đình của các nạn nhân, và mời gọi “tất cả các tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ”. Một thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho thảm kịch này sẽ cử hành vào Chúa nhật 20.07 tại nhà thờ chính tòa để tưởng nhớ các nạn nhân.
Đức Hồng Y Willem Eijk Utrecht cũng nói rằng mọi gia đình trong tổng giáo phận của ngài đang cầu nguyện “cho sự yên nghỉ của các nạn nhân trong thảm kịch này”. Ngài nói với những người thân yêu của người đã chết rằng “đây là một thời điểm không dễ dàng đối với các bạn vì tang tóc đang bao trùm.”
Đức Giám Mục Kevin Farrell của Dallas đã viết trên tweet của ngài vào ngày 18 tháng 7 để xin giáo dân của ngài rằng: “Hãy cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch của vụ máy bay Malaysia Airlines. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.”
Tổng Giáo Phận Kuala Lumpur bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trong thảm kịch và đã cho đăng trên blog rằng, trong tang tóc này hãy hướng về Thiên Chúa chứ đừng đáp trả bằng hận thù, giận dữ, hoặc đổ tội.
Giáo phận cầu nguyện cho những người chịu trách nhiệm trong thảm kịch biết nhận ra “sự tà ác trong hành động của họ, và hãy tìm kiếm sự tha thứ từ Thiên Chúa”. Xin Thiên Chúa an ủi gia đình các nạn nhân và xin cho các nạn nhân được an nghỉ đời đời trong sự bình an trong Chúa.
Hoàng Minh
Không có nhận xét nào: