" Chúng tôi muốn Hongkong hoàn toàn độc lập khỏi Trung Cộng" |
Hàng trăm ngàn người biểu tình đổ vào các đường phố của Hồng Kông hôm thứ Ba (01/07/2014) để phản đối Bắc Kinh khi căng thẳng giữa các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và Đảng Cộng sản – luôn dị ứng với những lời chỉ trích - tiếp tục leo thang.
Mang biểu ngữ: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng" và "Nhà của chúng tôi, chúng tôi ở", đám đông lèn chặt ở công viên Victoria Park của Hồng Kông trước khi bắt đầu cuộc diễu hành dài gần 4km tới khu trung tâm tài chính vào khoảng 3h25 chiều.
Theo ban tổ chức, hơn nửa triệu người biểu tình đã tham gia diễu hành ủng hộ dân chủ, kỷ lục được cho là lớn nhất kể từ thành phố này được trao lại cho Trung Quốc.
"Năm nay nhân dân đã đội mưa gió mà đi và có rất nhiều các công dân khác nhập đoàn ở trên đường", Johnson Yeung, một nhà tổ chức cuộc biểu tình, nói với đám đông cổ vũ tại khu thương mại trung tâm của thành phố cuối ngày hôm qua.
"Theo ước tính, 510.000 người đã tham dự cuộc diễu hành."
"Chúng tôi muốn dân chủ thực sự và đó là lý do tại sao chúng tôi đang ở đây," Andrew Shum, một trong những người tổ chức, nói với tờ Telegraph khi hàng ngàn người biểu tình đổ xô vào công viên và hơn 4.000 cảnh sát được triển khai theo lệnh của các quan chức thành phố .
"Ở một đất nước hay thành phố nào có tinh thần dân chủ thì mọi người đều có quyền lên tiếng."
Hiện chưa rõ có bao nhiêu người đã tham gia diễu hành, tổ chức mỗi năm để đánh dấu sự kiện Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuộc diễu hành dường như đã thu hút đám đông lớn hơn nhiều so với buổi cầu nguyện gồm hơn 100 ngàn người cũng tại công viên này vào ngày 04 tháng 6 để tưởng nhớ vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989.
Các nhà tổ chức đã dự đoán các cuộc biểu tình sẽ thu hút hơn 500.000 người, là lớn nhất kể từ Hồng Kông trở về nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Căng thẳng trên vùng thuộc địa cũ của Anh đã tăng vọt trong những tuần gần đây, với nhiều nhà quan sát hiện lo ngại va chạm vũ lực giữa lực lượng an ninh Trung Quốc với các nhóm biểu tình – dọa sẽ tổ chức một làn sóng các cuộc biểu tình vào mùa hè trừ khi yêu cầu mở rộng quyền dân chủ được đáp ứng.
Nhóm ủng hộ dân chủ ngày càng đòi hỏi mạnh mẽ quyền lựa chọn và bầu các ứng cử viên cho vị trí thống chế Hồng Kông vào năm 2017 (Hongkong’s chief executive). Hơn 790.000 người đã tham gia vào một "cuộc trưng cầu dân sự" nhằm làm nổi bật sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng cho những lời đề xuất nói trên.
Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ, thậm chí phát hành một văn bản gây tranh cãi hồi tháng trước, trong đó nhắc nhở các đảng phái rằng, Hồng Kông không có bất kỳ lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận Đảng Cộng sản có "thẩm quyền toàn diện".
Người biểu tình Hongkong "có vẻ văn minh và biết điều, nhưng hoang tưởng chính trị của họ là sắp đến ngưỡng (to light a fuse- nổ cầu chì)”, một bài xã luận của tờ báo chính phủ Global Times- cảnh báo vào thứ Hai, dán nhãn cho những người biểu tình là “cực đoan”.
Leung Chun-ying, cựu thống chế thân Bắc Kinh của Hongkong, kêu gọi người biểu tình không gây nguy hiểm cho sự "ổn định" và "thịnh vượng" của Hongkong.
Những lời kêu gọi đó chẳng làm nản lòng những người biểu tình, những người bất chấp cái nóng thiêu đốt và sau đó mưa để thể hiện cảm xúc của mình trên các đường phố Hongkong.
"Đây là thời điểm quan trọng", Jacky Chan, một sinh viên vật lý 18 tuổi tại trường Đại học Trung Quốc của Hồng Kông, người mang theo một bản sao bức tượng Nữ thần Dân chủ cao 3 mét từng được dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn trong cuộc biểu tình sinh viên vào năm 1989 cho biết.
"Chúng tôi phải đứng lên và sử dụng chính bản thân và lời nói của chúng tôi để đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ. Dân chủ là quyền con người cơ bản nhất. "
Artie Lâm, một cậu học sinh 13 tuổi, cho biết cậu đã tham gia cuộc diễu hành đầu tiên của mình sau khi các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc ban hành một "báo cáo" (White Papper) gây tranh cãi cảnh báo các công dân của Hồng Kông không được hưởng "quyền lực còn lại" và phải chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh .
"Tôi nghĩ rằng họ vi phạm lời hứa họ dành cho chúng tôi về việc có một mức độ tự chủ cao. Chúng tôi phải đứng lên và phản đối ", cậu bé Lâm, người đã yêu cầu cha mình đưa cậu tới công viên Victoria nói.
Những gì đang diễn ra là không tưởng ở Trung Hoa lục địa – nơi việc phản đối công khai hoàn toàn bị đặt ngoài vòng pháp luật - những cảnh như vậy vẫn còn có thể xảy ra ở Hồng Kông vì chính sách "một quốc gia, hai chế độ" được đưa ra sau khi nhận bàn giao từ Anh Quốc.
Andrew Shum, một người thuộc Mặt trận Nhân Quyền Hồng Kông, đã tổ chức cuộc diễu hành, cho biết người biểu tình hy vọng làm nổi bật "nhiều vấn đề" bao gồm từ bất bình đẳng xã hội cho tới bảo vệ động vật.
Tuy nhiên, tất cả họ đều đứng chung hàng ngũ trong sự ngờ vực ngày càng tăng với Bắc Kinh, ông nói. Nhiều người biểu tình đã bị tức giận bởi cuộc tấn công gần đây vào những người biểu tình trên phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc.
"Chúng tôi không hề cực đoan", ông nói. "Chúng tôi cảm thấy tức giận - chính phủ Trung Quốc không lắng nghe chúng tôi."
Một số còn đi xa hơn nữa. Alex Tsang, 30 tuổi, mang thông điệp: Cuộc sống đã từng tốt hơn trước khi bàn giao và một tấm biển đọc song ngữ: "NÓI KHÔNG VỚI CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT TRUNG QUỐC”.
"Mặc dù nó là một thuộc địa, thực sự là chính phủ Anh đã trao khá nhiều quyền tự do cho chúng tôi. Chúng tôi có thể ra đường và nói một cách tự do, "giáo viên địa lý này phàn nàn.
Bây giờ, lực lượng an ninh đã sử dụng chiến thuật ngày càng cứng rắn nhằm chống lại người biểu tình, anh tuyên bố. "Cảnh sát coi chúng tôi là những kẻ khủng bố. Nếu chúng tôi không nói không với Trung Cộng thì chẳng còn hy vọng nào cho Hongkong. "
Bên cạnh anh, Eric Fong 22 tuổi vẫy một lá cờ thuộc địa của Anh trong không khí buổi chiều đặc quánh.
"Chúng tôi muốn Hồng Kông được độc lập khỏi Trung Quốc," ông nói. "Hoàn toàn tách biệt."
Không có nhận xét nào: