VOA: Ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra phát biểu này vào lúc khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 6 hôm thứ Hai.
Theo báo chí Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Bắc Kinh đã “bất chấp đạo lý, pháp lý, và quan hệ hữu nghị Việt-Trung” cho hạ đặt giàn khoan trái phép để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đây là phát biểu mạnh mẽ mới nhất của nhà lãnh đạo Việt Nam về các vụ xung đột liên quan tới tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông Nguyễn Tấn Dũng nói hành động của Trung Quốc từ đầu tháng 5 tới nay “không những xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực.”
Ông Dũng yêu cầu chính phủ ra sức bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc bằng các giải pháp phù hợp với luật quốc tế song song với các giải pháp thích nghi nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh hầu có thể xây dựng và phát triển đất nước.
Hội Nhà Báo Việt Nam hôm qua ra thông cáo, yêu cầu Trung Quốc ngưng mọi hành vi vũ lực và rút giàn khoan cùng các tàu hộ tống và máy bay bảo vệ ra khỏi các vùng biển Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Kiểm Ngư Việt Nam. Trung Quốc hôm qua triển khai từ 116 tới 122 tàu vào các vùng biển Việt Nam để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 mà nước này đã hạ đặt tại đây từ đầu tháng Năm, Tờ Tuổi Trẻ tường trình rằng so với hôm thứ Bảy, có thêm 8 tàu mới của Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết tàu Việt Nam vẫn tiếp tục tới gần giàn khoan để đòi Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Và bất chấp các hành động đe dọa của Trung Quốc, các tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt cá ở các vùng biển truyền thống, cách giàn khoan khoảng hơn 40 hải lý.
Trả lời câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột tranh giành chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông, liệu có dẫn tới bất ổn xã hội, Giáo sư Thayer nói sự phẫn nộ trong công chúng, đặc biệt trong giới trí thức và ngay cả một số lãnh đạo cấp cao đã lên rất cao.
Giáo sư Thayer: “Theo tôi thì cái hố ngăn cách đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam với sự lên tiếng của giới trí thức, liệu nó có dẫn tới bất ổn hay không, điều đó tùy thuộc vào chế độ sẽ tiến xa tới mức nào trong việc đàn áp những thành phần mà chúng ta phải gọi là những người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc.”
Tờ The Wall Street Journal hôm nay trích lời một bộ trưởng cao cấp của Australia nói việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, gây quan ngại về an ninh khu vực, đã đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc ở Á Châu gần tới giải pháp liên minh với Hoa Kỳ.
Trong một nhận định mà tờ báo này nói là bộc trực nhất tính cho tới nay về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Nội các Úc Malcolm Turnbull, cánh tay phải của Thủ Tướng Tony Abbott, nói những xung đột giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines “không có lợi ích gì” trong việc củng cố sự tin tưởng vào an ninh khu vực.
Ông Turnbull, Bộ trưởng Thông Tin Australia, cho rằng với chính sách mà Trung Quốc đang theo đuổi ở Biển Đông sẽ phản tác dụng, và chưa gì đã dẫn tới hậu quả là các nước láng giềng đang bị đẩy lại gần với Mỹ hơn.
Lên nắm quyền đã 9 tháng nay, chính phủ của Thủ Tướng Australia Tony Abbott, đang hoàn tất thương thuyết để đạt một hiệp định thương mại tự do, trong khi cùng lúc, củng cố liên minh với Mỹ trong một chương trình hiện đại hóa vũ khí trị giá hàng tỉ đôla khiến năm ngoái, Úc trở thành nước lớn thứ 7 trên thế giới mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Theo báo chí Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Bắc Kinh đã “bất chấp đạo lý, pháp lý, và quan hệ hữu nghị Việt-Trung” cho hạ đặt giàn khoan trái phép để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đây là phát biểu mạnh mẽ mới nhất của nhà lãnh đạo Việt Nam về các vụ xung đột liên quan tới tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông Nguyễn Tấn Dũng nói hành động của Trung Quốc từ đầu tháng 5 tới nay “không những xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực.”
Ông Dũng yêu cầu chính phủ ra sức bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc bằng các giải pháp phù hợp với luật quốc tế song song với các giải pháp thích nghi nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh hầu có thể xây dựng và phát triển đất nước.
Hội Nhà Báo Việt Nam hôm qua ra thông cáo, yêu cầu Trung Quốc ngưng mọi hành vi vũ lực và rút giàn khoan cùng các tàu hộ tống và máy bay bảo vệ ra khỏi các vùng biển Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Kiểm Ngư Việt Nam. Trung Quốc hôm qua triển khai từ 116 tới 122 tàu vào các vùng biển Việt Nam để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 mà nước này đã hạ đặt tại đây từ đầu tháng Năm, Tờ Tuổi Trẻ tường trình rằng so với hôm thứ Bảy, có thêm 8 tàu mới của Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết tàu Việt Nam vẫn tiếp tục tới gần giàn khoan để đòi Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Và bất chấp các hành động đe dọa của Trung Quốc, các tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt cá ở các vùng biển truyền thống, cách giàn khoan khoảng hơn 40 hải lý.
Trả lời câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột tranh giành chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông, liệu có dẫn tới bất ổn xã hội, Giáo sư Thayer nói sự phẫn nộ trong công chúng, đặc biệt trong giới trí thức và ngay cả một số lãnh đạo cấp cao đã lên rất cao.
Giáo sư Thayer: “Theo tôi thì cái hố ngăn cách đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam với sự lên tiếng của giới trí thức, liệu nó có dẫn tới bất ổn hay không, điều đó tùy thuộc vào chế độ sẽ tiến xa tới mức nào trong việc đàn áp những thành phần mà chúng ta phải gọi là những người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc.”
Tờ The Wall Street Journal hôm nay trích lời một bộ trưởng cao cấp của Australia nói việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, gây quan ngại về an ninh khu vực, đã đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc ở Á Châu gần tới giải pháp liên minh với Hoa Kỳ.
Trong một nhận định mà tờ báo này nói là bộc trực nhất tính cho tới nay về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Nội các Úc Malcolm Turnbull, cánh tay phải của Thủ Tướng Tony Abbott, nói những xung đột giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines “không có lợi ích gì” trong việc củng cố sự tin tưởng vào an ninh khu vực.
Ông Turnbull, Bộ trưởng Thông Tin Australia, cho rằng với chính sách mà Trung Quốc đang theo đuổi ở Biển Đông sẽ phản tác dụng, và chưa gì đã dẫn tới hậu quả là các nước láng giềng đang bị đẩy lại gần với Mỹ hơn.
Lên nắm quyền đã 9 tháng nay, chính phủ của Thủ Tướng Australia Tony Abbott, đang hoàn tất thương thuyết để đạt một hiệp định thương mại tự do, trong khi cùng lúc, củng cố liên minh với Mỹ trong một chương trình hiện đại hóa vũ khí trị giá hàng tỉ đôla khiến năm ngoái, Úc trở thành nước lớn thứ 7 trên thế giới mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào: