TS. Lê Đăng Doanh |
TS Lê Đăng Doanh nói về con số lại quả khổng lồ bằng 'tiền tươi' của 'bậc thầy đút lót' Trung Quốc cho đối tác ở nhiều dự án thắng thầu.
Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam "thích chơi" với Trung Quốc, sẵn sàng phụ thuộc vào thị trường này trong khi đây là thị trường chứa đựng khá nhiều rủi ro?
- Ông từng nói “Trung Quốc là bậc thầy của đút lót”. Vậy nghĩa là sẽ có những “bậc thầy nhận đút lót”?
Đúng là tình trạng nhận đút lót của doanh nghiệp Trung Quốc rất phổ biến và nghiêm trọng.
Việc Trung Quốc xuất lậu vào Việt Nam trên 5,2 tỷ USD, tương đương 130.000 tỷ hàng hóa qua biên giới và Việt Nam xuất lậu 5,3 tỷ USD sang Trung Quốc theo số liệu của Hải Quan Trung Quốc công bố thực sự rất nghiêm trọng.
Người ta đã nói đến phối hợp giữa các nhóm lợi ích ở hai bên biên giới, vì nếu không, khối lượng lớn hàng hóa như vậy làm sao qua mắt được các cơ quan chức năng.
Việc thắng thầu cũng vậy, nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng "tiền tươi".
Việc cho thuê rừng, đất rừng 50 năm trên diện tích rất lớn tại những vị trí chiến lược cũng có quá nhiều sự mờ ám.
Nhiều đài địa phương đua nhau chiếu phim Trung Quốc để nhà đài được Trung Quốc mời đi "nghiên cứu" cũng cần phải được xem xét.
- Như vậy rõ ràng có vấn đề lợi ích nhóm chi phối trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Đúng là như thế.
Rõ ràng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, một số người đã tự nguyện phụ thuộc vào Trung Quốc.
Vì vậy, muốn giảm sự phụ thuộc vô lý, rất có hại cho lợi ích quốc gia vào Trung Quốc thì phải cải cách thể chế của nước ta.
Vừa qua, Chính phủ họp có thể thấy các tỉnh phía Nam rất bức xúc trước tình trạng phụ thuộc nguy hiểm này nhưng các tỉnh biên giới lại rất nhẹ nhàng cho ta thấy tính phức tạp của tình hình và không dễ khắc phục.
- “Đừng than phiền vì là hàng xóm của Trung Quốc, mà phải biết tận dụng lợi thế đó để tự chủ hơn trong kinh tế”, là vấn đề được ông nêu ra tại hội thảo mới đây. Theo ông, để tận dụng lợi thế đó, Việt Nam phải làm gì?
Trên thế giới có Phần Lan bên cạnh nước Nga, Canada bên cạnh nước Mỹ, các nước đó chịu nhiều sức ép, rất bất bình trước cách ứng xử áp đặt, thậm chí bắt nạt của nước lớn láng giềng nhưng họ có đối sách tốt và tận dụng vị trí đó để đi lên.
Họ có chính sách kinh tế, cơ cấu kinh tế khác và bổ sung cho kinh tế nước lớn láng giềng, họ thoát hẳn khỏi tư duy chính sách của nước láng giềng. Sản phẩm của Phần Lan hoàn toàn khác Nga, hệ thống ngân hàng Canada có hiệu quả và ít bị khủng hoảng hơn Mỹ.
Việt Nam cần học tập các nước đó để tận dụng được lợi thế gần Trung Quốc mà không bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chúng ta phải có tư duy chính sách độc lập với Trung Quốc, lợi dụng các nước bạn ủng hộ ta, phát triển kinh tế bổ sung cho kinh tế Trung Quốc, làm cho kinh tế Trung Quốc cần ta chứ không lợi dụng và bắt nạt ta.
Muốn thế phải có bộ máy trong sạch, không bị Trung Quốc mua chuộc hay bắt bí được.
Bộ máy phải hiểu Trung Quốc để phát hiện ra mặt yếu của họ để làm khác đi.
Chúng ta phải học tiếng Hoa, nghiên cứu sâu sắc về Trung Quốc để không bị họ lừa, họ cho ta vào bẫy của họ.
- Đặt giả dụ Trung Quốc đột nhiên đóng hàng loạt cửa khẩu với Việt Nam như thông tin mà Bộ NN&PTNN đưa ra tuần trước, điều gì sẽ xảy ra với Việt Nam, thưa ông?
Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam "thích chơi" với Trung Quốc, sẵn sàng phụ thuộc vào thị trường này trong khi đây là thị trường chứa đựng khá nhiều rủi ro?
- Ông từng nói “Trung Quốc là bậc thầy của đút lót”. Vậy nghĩa là sẽ có những “bậc thầy nhận đút lót”?
Đúng là tình trạng nhận đút lót của doanh nghiệp Trung Quốc rất phổ biến và nghiêm trọng.
Việc Trung Quốc xuất lậu vào Việt Nam trên 5,2 tỷ USD, tương đương 130.000 tỷ hàng hóa qua biên giới và Việt Nam xuất lậu 5,3 tỷ USD sang Trung Quốc theo số liệu của Hải Quan Trung Quốc công bố thực sự rất nghiêm trọng.
Người ta đã nói đến phối hợp giữa các nhóm lợi ích ở hai bên biên giới, vì nếu không, khối lượng lớn hàng hóa như vậy làm sao qua mắt được các cơ quan chức năng.
Việc thắng thầu cũng vậy, nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng "tiền tươi".
Việc cho thuê rừng, đất rừng 50 năm trên diện tích rất lớn tại những vị trí chiến lược cũng có quá nhiều sự mờ ám.
- Như vậy rõ ràng có vấn đề lợi ích nhóm chi phối trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Đúng là như thế.
Rõ ràng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, một số người đã tự nguyện phụ thuộc vào Trung Quốc.
Vì vậy, muốn giảm sự phụ thuộc vô lý, rất có hại cho lợi ích quốc gia vào Trung Quốc thì phải cải cách thể chế của nước ta.
Vừa qua, Chính phủ họp có thể thấy các tỉnh phía Nam rất bức xúc trước tình trạng phụ thuộc nguy hiểm này nhưng các tỉnh biên giới lại rất nhẹ nhàng cho ta thấy tính phức tạp của tình hình và không dễ khắc phục.
- “Đừng than phiền vì là hàng xóm của Trung Quốc, mà phải biết tận dụng lợi thế đó để tự chủ hơn trong kinh tế”, là vấn đề được ông nêu ra tại hội thảo mới đây. Theo ông, để tận dụng lợi thế đó, Việt Nam phải làm gì?
Trên thế giới có Phần Lan bên cạnh nước Nga, Canada bên cạnh nước Mỹ, các nước đó chịu nhiều sức ép, rất bất bình trước cách ứng xử áp đặt, thậm chí bắt nạt của nước lớn láng giềng nhưng họ có đối sách tốt và tận dụng vị trí đó để đi lên.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, một trong những dự án lớn của nước ta mà doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu (Ảnh: Thế Kha)
Họ có chính sách kinh tế, cơ cấu kinh tế khác và bổ sung cho kinh tế nước lớn láng giềng, họ thoát hẳn khỏi tư duy chính sách của nước láng giềng. Sản phẩm của Phần Lan hoàn toàn khác Nga, hệ thống ngân hàng Canada có hiệu quả và ít bị khủng hoảng hơn Mỹ.
Việt Nam cần học tập các nước đó để tận dụng được lợi thế gần Trung Quốc mà không bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Muốn thế phải có bộ máy trong sạch, không bị Trung Quốc mua chuộc hay bắt bí được.
Bộ máy phải hiểu Trung Quốc để phát hiện ra mặt yếu của họ để làm khác đi.
Chúng ta phải học tiếng Hoa, nghiên cứu sâu sắc về Trung Quốc để không bị họ lừa, họ cho ta vào bẫy của họ.
- Đặt giả dụ Trung Quốc đột nhiên đóng hàng loạt cửa khẩu với Việt Nam như thông tin mà Bộ NN&PTNN đưa ra tuần trước, điều gì sẽ xảy ra với Việt Nam, thưa ông?
Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo, luôn sẵn sàng nuốt lời hứa, xé hiệp định cam kết họ vừa ký, cho nên, cần đề phòng tình huống xấu nhất là rất cần thiết.
Ngay bây giờ Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất-nhập khẩu, nếu vẫn phải tạm thời tiếp tục nhập từ Trung Quốc thì phải tìm cách nhập những linh kiện cần thiết qua một nước thứ ba.
Ngành dệt may, da giày phải có ngay phương án để khỏi bị động.
Cần xây dựng những chuỗi giá trị, bán hàng giao sau để có thị trường ổn định cho nông sản.
Về lâu dài, việc cấm vận của Trung Quốc sẽ làm cho cho nền kinh tế nước ta hợp tác bình đẳng hơn với Trung Quốc.
Hoàng Lan thực hiện
Không có nhận xét nào: