Vatican. Radio 18.8.2014: ROMA. Chiều ngày 18-8-2014, ĐTC Phanxicô đã về đến Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp cuộc viếng thăm 5 ngày của ngài tại Hàn quốc nhân dịp Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6 và tôn phong 124 vị tử đạo lên bậc chân phước.
Dưới đây là một số hoạt động cuối cùng của ĐTC tại Hán Thành.
Gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo
Lúc gần 9 giờ, ngài giã từ tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Hán thành để đến Nhà Thờ chính tòa Minh Đổng cách đó 3 cây số rưỡi. Thánh đường này được dựng lên tại nơi cầu nguyện của các cộng đồng Công Giáo đầu tiên ở Hàn Quốc từ năm 1784, tức là đã 230 năm nay, và được thánh hiến vào năm 1898, dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội. Ở tầng hầm của thánh đường có hài cốt của nhiều vị tử đạo Hàn quốc trong thế kỷ 19.
Đến tòa GM cũ cạnh thánh đường, ĐTC đã được cha sở Nhà thờ Chính Tòa đón tiếp và hướng dẫn vào phòng khách để gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo bạn. Đứng trước bức họa các vị tử đạo Hàn Quốc, cũng là chủ đề của cuộc viếng thăm này, ĐTC lần lượt bắt tay chào thăm 12 vị lãnh đạo tôn giáo, bắt đầu là Đức TGM Anh giáo của giáo phận Hán Thành, rồi các vị chủ tịch Giáo Hội Tin Lành Luther, Tin Lành Trưởng Lão ở Hàn Quốc, tiếp đến là các vị lãnh đạo Phật giáo và đại diện của các cộng đồng Kitô khác. Đặc biệt Đức TGM Chính Thống đã tặng ĐTC thánh giá Bizantine, ngài đặc biệt hài lòng về món quà này và cho biết sẽ dùng để ban phép lành cuối lễ.
ĐTC cũng ứng khẩu nói bằng tiếng Tây Ban Nha và được Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên phiên dịch, qua đó ngài cám ơn các vị đã có lòng quí mến đến gặp ngài, và ngài nói thêm rằng:
”Cuộc đời là một hành trình dài, và cũng là một hành trình mà ta không thể đi một mình. Cần đồng hành với anh chị em trước nhan Chúa. Vì thế tôi cám ơn anh em vì cử chỉ đồng hành này trước mặt Chúa. Đó là điều mà Chúa đã yêu cầu tổ phụ Abraham. Chúng ta là anh em, chúng ta hãy nhìn nhận nhau như anh em và đồng hành với nhau. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và xin anh em cũng vui lòng cầu nguyện cho tôi nữa!”
Theo các quan sát viên về tôn giáo, quan hệ giữa các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau tại Hàn Quốc được coi là thân hữu, ít là bề mặt như vậy, và ít khi xảy ra những căng thẳng như một số nơi khác trên thế giới. Điều mà họ không nói, đó là nếu sự thân thiện ấy là kết quả của tinh thần bao dung tôn giáo đáng ca ngợi, thì cũng có tình trạng dửng dưng đối với tôn giáo đang gia tăng. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy gần một nửa dân Hàn quốc không tuyên xưng tín ngưỡng nào. Tình trạng này giúp ta hiểu được nhiều lời kêu gọi ĐTC đưa ra trong cuộc viếng thăm, ngài là một khuôn mặt mới trong sự trống rỗng về tín ngưỡng nơi nhiều người ở Hàn quốc.
Thánh lễ cầu cho hòa bình và hòa giải
Sau cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo tôn giáo, ĐTC đã tiến vào Nhà thờ chính tòa để cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ để cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải ở bán đảo Triều Tiên. Đây là một chủ đề rất nhạy cảm đối với dân tộc Hàn quốc: từ hơn 60 năm nay, bán đảo này vẫn còn bị chia cách với vùng phi quân sự rộng 4 cây số với những tháp canh, hàng rào kẽm gai và các binh sĩ võ trang.
Như một biểu tượng sự chia rẽ đau thương này, người ta đã đặt một mão gai làm bằng những đoạn thép gai và đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Fatima trong Nhà thờ chính tòa Minh Đổng, bên dưới có hàng chữ bằng tiếng la tinh ”Ut unum sint, Ước gì chúng được hiệp nhất”.
Trước thánh lễ, khi tiến tới gần bàn thờ, ĐTC đã dừng lại chào một nhóm 7 phụ nữ cao niên, ngồi trên ghế lăn ở hàng đầu trước bàn thờ. Họ thuộc vào số 54 phụ nữ sống sót trong số hàng trăm ngàn phụ nữ Hàn quốc bị quân Nhật Bản bắt làm hộ lý, những nô lệ tình dục cho các binh sĩ Nhật, trong thời thế chiến thứ II. Cho đến nay các phụ nữ này đã nhiều lần đòi chính phủ Nhật xin lỗi và bồi thường, nhưng không kết quả. ĐTC đã cầm tay các bà cụ và chú ý lắng nghe họ kể lại thân phận đau thương của họ và an ủi họ.
Trong số những người hiện diện tại Thánh lễ, đặc biệt có bà Tổng thống Phác Cận Huệ và một số quan chức chính quyền.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, ĐTC đã đề ra những đường hướng cụ thể cần phải thi hành trong nỗ lực kiến tạo hòa bình và hòa giải tại Bán đảo Triều Tiên, loại bỏ não trạng nghi kỵ, đối nghịch và cạnh tranh, nhất là xác tín rằng điều không thể dưới nhãn giới con người, vẫn là điều có thể đối với Thiên Chúa. Ngài nói:
”Cuộc viếng thăm của tôi đạt tới cao điểm trong việc cử hành Thánh Lễ này, trong đó chúng ta cầu xin Chúa ơn hòa bình và hòa giải. Kinh nguyện này có âm hưởng đặc biệt trong bán đảo Triều Tiên. Thánh Lễ hôm nay chủ yếu là cầu nguyện cho sự hòa giải trong gia đình Triều Tiên. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với chúng ta về sức mạnh lời cầu nguyện của chúng ta khi hai hoặc ba người họp nhau nhân danh Chúa để xin điều gì (Xc Mt 18,19-20). Toàn thể một dân tộc dâng lời khẩn nguyện thống thiết lên trời cao thì càng mạnh mẽ thế nào!
Bài đọc thứ I trong Thánh Lễ này trình bày lời Chúa hứa tái lập trong sự hiệp nhất và thịnh vượng một dân tộc bị phân tán vì tai ương và chia rẽ. Đối với chúng ta, giống như đối với dân tộc Israel, đây là một lời hứa đầy hy vọng: lời hứa ấy chỉ cho chúng ta một tương lai mà Chúa đang chuẩn bị cho chúng ta ngay từ bây giờ. Nhưng lời hứa ấy gắn liền mật thiết với một mệnh lệnh: mệnh lệnh hãy trở về cùng Thiên Chúa và thành tâm tuân phục luật Chúa (Xc Dnl 30,2-3). Hồng ân hòa giải, hiệp nhất và hòa bình của Chúa gắn liền với ơn hoán cải; đây là một sự biến đổi tâm hồn, có thể thay đổi cuộc sống và lịch sử của chúng ta, trong tư cách là cá nhân cũng như dân tộc.
”Trong Thánh Lễ này, dĩ nhiên chúng ta lắng nghe lời hứa ấy trong kinh nghiệm lịch sử của dân tộc Triều Tiên, một kinh nghiệm chia rẽ và xung đột kéo dài đã hơn 60 năm nay. Nhưng lời Thiên Chúa tha thiết mời gọi hoán cải cũng được gởi đến các môn đệ Chúa Kitô ở Hàn quốc hãy cứu xét chất lượng sự đóng góp của mình cho việc xây dựng một xã hội công chính và nhân bản hơn. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem anh chị em đang làm chứng tá, trong tư cách là cá nhân cũng như cộng đoàn về sự dấn thân theo tinh thần Tin Mừng, cho những người nghèo khổ, những người ở ngoài lề xã hội, những người không có công ăn việc làm, hoặc bị gạt ra ngoài sự thịnh vượng của nhiều người. Chúa cũng kêu gọi chúng ta, trong tư cách là Kitô hữu, cũng như là người dân Hàn quốc, hãy quyết liệt loại trừ một não trạng dựa trên ngờ vực, đối nghịch và cạnh tranh, và tốt hơn hãy tạo điều kiện cho một nền văn hóa được nhào nặn bằng giáo huấn của tin Mừng và nhờ những giá trị truyền thống cao quí nhất của dân tộc Triều Tiên.
”Trong Tin Mừng ngày lễ hôm nay, Thánh Phêrô hỏi Chúa: nếu người anh em của con phạm lỗi chống lại con, thì con phải tha thứ cho họ bao nhiêu lần? Có đến 7 lần không? Chúa đáp: ”Thầy không nói con phải tha thứ đến 7 lần, nhưng là 77 lần 7” (Mt 18,21-22). Những lời này đi thẳng vào trọng tâm sứ điệp hòa giải và hòa bình mà Chúa Giêsu đề ra. Khi tuân theo mệnh lệnh của Chúa, hằng ngày chúng ta xin Cha trên trời tha thứ tội lỗi chúng ta, ”như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Nếu chúng ta không sẵn sàng làm như thế, thì làm sao chúng ta có thể thành thực cầu xin ơn hòa bình và hòa giải?
”Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hãy tin rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải. Khi dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh em chúng ta không chút dè dặt, Chúa yêu cầu chúng ta thực hiện một điều hoàn toàn quyết liệt, nhưng Ngài cũng ban cho chúng ta ơn thánh để làm điều ấy. Xét theo nhãn giới con người, điều ấy dường như không thể thực hiện được, không thể theo đuổi và thậm chí hoàn toàn làm cho chúng ta kinh tởm, nhưng Chúa làm cho điều ấy có thể thực hiện được và có thành quả nhờ quyền năng vô biên thập giá của Ngài. Thập giá Chúa Kitô tỏ lộ quyền năng của Thiên Chúa có thể lấp đầy mọi chia rẽ, hàn gắn mọi vết thương va tái lập những liên hệ nguyên thủy của tình huynh đệ.
Vì thế, đây là sứ điệp mà tôi để lại cho anh chị em vào cuối cuộc viếng thăm của tôi tại Hàn quốc này. Anh chị em hãy tín thác nơi quyền năng của thập giá Chúa Kitô! Hãy đón nhận ân hòa giải của Chúa trong tâm hồn anh chị em và chia sẻ ơn ấy với người khác! Tôi xin anh chị em hãy làm chứng tá một cách đầy thuyết phục về sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô trong gia đình, cộng đoàn và trong mỗi lãnh vực của đời sống quốc gia. Tôi tín thác rằng trong tinh thần thân hữu và cộng tác với các tín hữu Kitô khác, với tín đồ các tôn giáo khác, với tất cả những người nam nữ thiện chí vốn quan tâm đến tương lai của xã hội Hàn quốc, anh chị em sẽ là men của Nước Chúa ở trần thế này. Khi ấy kinh nguyện của chúng ta cho hòa bình và hòa giải sẽ bay lên cùng Thiên Chúa từ các tâm hồn thanh khiết hơn, để nhờ ơn Chúa, đạt được thiện ích quí giá mà tất cả chúng ta đều khao khát.
”Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện để nảy sinh những cơ hội mới đối thoại, gặp gỡ và khắc phục những khác biệt, để có một sự quảng đại liên tục trong việc cung cấp trợ giúp nhân đạo cho những người túng thiếu, và để có sự nhìn nhận ngày càng rộng lớn hơn đối với những thực tại này: mọi người dân Triều tiên đều là anh chị em với nhau, là thành phần của một gia đình duy nhất, một dân tộc duy nhất.
Trong phần kết luận bài giảng, ĐTC nồng nhiệt cám ơn Bà Tổng Thống, chính quyền Hàn quốc cũng như tất cả những người, dưới bất kỳ hình thức nào, đã làm cho cuộc viếng thăm của ngài được thực hiện. Ngài nói:
”Đặc biệt tôi muốn ngỏ lời đích thân cám ơn các linh mục Hàn quốc, hằng ngày hoạt động phục vụ Tin Mừng và xây dựng Dân Chúa trong niềm tin, cậy, mến. Tôi xin anh em, trong tư cách là Sứ giả của Chúa Kitô và là người phục vụ tình thương hòa giải của Chúa (Xc 2 Cr 5,18-20) tiếp tục kiến tạo những mối giây tôn trọng, tín nhiệm và cộng tác hòa hợp trong các giáo xứ chúng ta, giữa anh em và với các GM của anh em. Tấm gương yêu thương không chút dè dặt của anh em đối với Chúa, lòng trung thành và tận tụy của anh em đối với sứ vụ, cũng như sự dấn thân bác ái của anh em đối với những người túng thiếu, góp phần rất lớn vào công cuộc hòa giải và hòa bình tại đất nước này”.
Cuối thánh lễ, ĐTC đã nhắc đến ĐHY Fernando Filoni Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đặc sứ của ngài tại Irak. Ngài nói: ”Lẽ ra ĐHY cũng có mặt tại đây, nhưng ĐHY được gửi sang Irak để bày tỏ sự gần gũi của tôi và của Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô và dân chúng Irak bị bách hại..
ĐHY Anrê Liêm Chu Chánh (Yeom Soo-jung), TGM giáo phận Hán Thành, đã đại diện mọi người cám ơn ĐTC vì cuộc viếng thăm tại Hàn Quốc trong 5 ngày qua và nhận xét rằng đặc biệt đối với các bạn trẻ Á châu, ĐTC đã tỏ ra một vị Mục Tử nhân lành tháp tùng và đồng hành với họ. Và tại Hán Thành ĐTC đã tôn phong chân phước cho các vị tử đạo của chúng con, Phaolô Duẫn Trì Trung và 123 bạn. Với biến cố này, Giáo Hội tại Hàn Quốc có thêm 124 vị chân phước tử đạo ngoài 103 vị hiển thánh. Vì thế, con cảm thấy càng có trách nhiệm nặng nề hơn đới với công cuộc loan báo Tin Mừng. Xin ĐTC cầu cho chúng con để chúng con dấn thân thực hiện hòa bình trọn vẹn tại bán đảo của chúng con và trên thế giới.
Sau lễ, tại nhà thánh của Nhà thờ chính tòa, ĐTC đã chào từ biệt tất cả 35 GM Hàn quốc và ngài làm phép bảng hiệu sẽ được gắn vào tòa GM mới xây tại đây, và xuống tầng hầm nhà thờ chính tòa Minh Đổng để cầu nguyện trước di hài của các vị tử đạo được an táng tại đây.
Giã từ
Liền đó ĐTC đi tới căn cứ không quân Hán Thành cách đó 20 cây số để đáp máy bay trở về Roma. Tại sân bay, Tổng thống Phác Cận Huệ cùng với các quan chức chính quyền, giáo quyền và một nhóm tín hữu đã tiễn biệt ĐTC trong nghi thức đơn sơ, nhưng cũng có hàng quân danh dự.
Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Hàn Quốc, cất cánh lúc 1 giờ trưa giờ địa phương về bay về Roma.
Cũng như chuyến đi, khi máy bay vào không phận 11 nước, ĐTC đều cho gửi điện văn chào mừng vị quốc trưởng và nhân dân liên hệ. Đặc biệt điện văn gửi Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, ĐTC viết:
”Trên đường trở về Roma sau chuyến viếng thăm của tôi tại Hàn Quốc, tôi muốn lập lại với Ông chủ tịch và đồng bào của ông những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi, đồng thời tôi khẩn cầu phúc lành của Thiên Chúa trên đất nước của Ông”.
Sau 12 giờ bay, vượt qua quãng đường dài 8.970 cây số, máy bay chở ĐTC, 30 người thuộc đoàn tùy tùng và 72 ký giả thuộc 11 nước, đã đáp xuống phi trường Ciampino của Roma lúc gần 6 giờ chiều. Liền đó ngài đã đáp trực thăng về Vatican, kết thúc chuyến viếng thăm thứ 3 tại nước ngoài.
Dưới đây là một số hoạt động cuối cùng của ĐTC tại Hán Thành.
Gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo
Lúc gần 9 giờ, ngài giã từ tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Hán thành để đến Nhà Thờ chính tòa Minh Đổng cách đó 3 cây số rưỡi. Thánh đường này được dựng lên tại nơi cầu nguyện của các cộng đồng Công Giáo đầu tiên ở Hàn Quốc từ năm 1784, tức là đã 230 năm nay, và được thánh hiến vào năm 1898, dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội. Ở tầng hầm của thánh đường có hài cốt của nhiều vị tử đạo Hàn quốc trong thế kỷ 19.
Đến tòa GM cũ cạnh thánh đường, ĐTC đã được cha sở Nhà thờ Chính Tòa đón tiếp và hướng dẫn vào phòng khách để gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo bạn. Đứng trước bức họa các vị tử đạo Hàn Quốc, cũng là chủ đề của cuộc viếng thăm này, ĐTC lần lượt bắt tay chào thăm 12 vị lãnh đạo tôn giáo, bắt đầu là Đức TGM Anh giáo của giáo phận Hán Thành, rồi các vị chủ tịch Giáo Hội Tin Lành Luther, Tin Lành Trưởng Lão ở Hàn Quốc, tiếp đến là các vị lãnh đạo Phật giáo và đại diện của các cộng đồng Kitô khác. Đặc biệt Đức TGM Chính Thống đã tặng ĐTC thánh giá Bizantine, ngài đặc biệt hài lòng về món quà này và cho biết sẽ dùng để ban phép lành cuối lễ.
ĐTC cũng ứng khẩu nói bằng tiếng Tây Ban Nha và được Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên phiên dịch, qua đó ngài cám ơn các vị đã có lòng quí mến đến gặp ngài, và ngài nói thêm rằng:
”Cuộc đời là một hành trình dài, và cũng là một hành trình mà ta không thể đi một mình. Cần đồng hành với anh chị em trước nhan Chúa. Vì thế tôi cám ơn anh em vì cử chỉ đồng hành này trước mặt Chúa. Đó là điều mà Chúa đã yêu cầu tổ phụ Abraham. Chúng ta là anh em, chúng ta hãy nhìn nhận nhau như anh em và đồng hành với nhau. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và xin anh em cũng vui lòng cầu nguyện cho tôi nữa!”
Theo các quan sát viên về tôn giáo, quan hệ giữa các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau tại Hàn Quốc được coi là thân hữu, ít là bề mặt như vậy, và ít khi xảy ra những căng thẳng như một số nơi khác trên thế giới. Điều mà họ không nói, đó là nếu sự thân thiện ấy là kết quả của tinh thần bao dung tôn giáo đáng ca ngợi, thì cũng có tình trạng dửng dưng đối với tôn giáo đang gia tăng. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy gần một nửa dân Hàn quốc không tuyên xưng tín ngưỡng nào. Tình trạng này giúp ta hiểu được nhiều lời kêu gọi ĐTC đưa ra trong cuộc viếng thăm, ngài là một khuôn mặt mới trong sự trống rỗng về tín ngưỡng nơi nhiều người ở Hàn quốc.
Thánh lễ cầu cho hòa bình và hòa giải
Sau cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo tôn giáo, ĐTC đã tiến vào Nhà thờ chính tòa để cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ để cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải ở bán đảo Triều Tiên. Đây là một chủ đề rất nhạy cảm đối với dân tộc Hàn quốc: từ hơn 60 năm nay, bán đảo này vẫn còn bị chia cách với vùng phi quân sự rộng 4 cây số với những tháp canh, hàng rào kẽm gai và các binh sĩ võ trang.
Như một biểu tượng sự chia rẽ đau thương này, người ta đã đặt một mão gai làm bằng những đoạn thép gai và đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Fatima trong Nhà thờ chính tòa Minh Đổng, bên dưới có hàng chữ bằng tiếng la tinh ”Ut unum sint, Ước gì chúng được hiệp nhất”.
Trước thánh lễ, khi tiến tới gần bàn thờ, ĐTC đã dừng lại chào một nhóm 7 phụ nữ cao niên, ngồi trên ghế lăn ở hàng đầu trước bàn thờ. Họ thuộc vào số 54 phụ nữ sống sót trong số hàng trăm ngàn phụ nữ Hàn quốc bị quân Nhật Bản bắt làm hộ lý, những nô lệ tình dục cho các binh sĩ Nhật, trong thời thế chiến thứ II. Cho đến nay các phụ nữ này đã nhiều lần đòi chính phủ Nhật xin lỗi và bồi thường, nhưng không kết quả. ĐTC đã cầm tay các bà cụ và chú ý lắng nghe họ kể lại thân phận đau thương của họ và an ủi họ.
Trong số những người hiện diện tại Thánh lễ, đặc biệt có bà Tổng thống Phác Cận Huệ và một số quan chức chính quyền.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, ĐTC đã đề ra những đường hướng cụ thể cần phải thi hành trong nỗ lực kiến tạo hòa bình và hòa giải tại Bán đảo Triều Tiên, loại bỏ não trạng nghi kỵ, đối nghịch và cạnh tranh, nhất là xác tín rằng điều không thể dưới nhãn giới con người, vẫn là điều có thể đối với Thiên Chúa. Ngài nói:
”Cuộc viếng thăm của tôi đạt tới cao điểm trong việc cử hành Thánh Lễ này, trong đó chúng ta cầu xin Chúa ơn hòa bình và hòa giải. Kinh nguyện này có âm hưởng đặc biệt trong bán đảo Triều Tiên. Thánh Lễ hôm nay chủ yếu là cầu nguyện cho sự hòa giải trong gia đình Triều Tiên. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với chúng ta về sức mạnh lời cầu nguyện của chúng ta khi hai hoặc ba người họp nhau nhân danh Chúa để xin điều gì (Xc Mt 18,19-20). Toàn thể một dân tộc dâng lời khẩn nguyện thống thiết lên trời cao thì càng mạnh mẽ thế nào!
Bài đọc thứ I trong Thánh Lễ này trình bày lời Chúa hứa tái lập trong sự hiệp nhất và thịnh vượng một dân tộc bị phân tán vì tai ương và chia rẽ. Đối với chúng ta, giống như đối với dân tộc Israel, đây là một lời hứa đầy hy vọng: lời hứa ấy chỉ cho chúng ta một tương lai mà Chúa đang chuẩn bị cho chúng ta ngay từ bây giờ. Nhưng lời hứa ấy gắn liền mật thiết với một mệnh lệnh: mệnh lệnh hãy trở về cùng Thiên Chúa và thành tâm tuân phục luật Chúa (Xc Dnl 30,2-3). Hồng ân hòa giải, hiệp nhất và hòa bình của Chúa gắn liền với ơn hoán cải; đây là một sự biến đổi tâm hồn, có thể thay đổi cuộc sống và lịch sử của chúng ta, trong tư cách là cá nhân cũng như dân tộc.
”Trong Thánh Lễ này, dĩ nhiên chúng ta lắng nghe lời hứa ấy trong kinh nghiệm lịch sử của dân tộc Triều Tiên, một kinh nghiệm chia rẽ và xung đột kéo dài đã hơn 60 năm nay. Nhưng lời Thiên Chúa tha thiết mời gọi hoán cải cũng được gởi đến các môn đệ Chúa Kitô ở Hàn quốc hãy cứu xét chất lượng sự đóng góp của mình cho việc xây dựng một xã hội công chính và nhân bản hơn. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem anh chị em đang làm chứng tá, trong tư cách là cá nhân cũng như cộng đoàn về sự dấn thân theo tinh thần Tin Mừng, cho những người nghèo khổ, những người ở ngoài lề xã hội, những người không có công ăn việc làm, hoặc bị gạt ra ngoài sự thịnh vượng của nhiều người. Chúa cũng kêu gọi chúng ta, trong tư cách là Kitô hữu, cũng như là người dân Hàn quốc, hãy quyết liệt loại trừ một não trạng dựa trên ngờ vực, đối nghịch và cạnh tranh, và tốt hơn hãy tạo điều kiện cho một nền văn hóa được nhào nặn bằng giáo huấn của tin Mừng và nhờ những giá trị truyền thống cao quí nhất của dân tộc Triều Tiên.
”Trong Tin Mừng ngày lễ hôm nay, Thánh Phêrô hỏi Chúa: nếu người anh em của con phạm lỗi chống lại con, thì con phải tha thứ cho họ bao nhiêu lần? Có đến 7 lần không? Chúa đáp: ”Thầy không nói con phải tha thứ đến 7 lần, nhưng là 77 lần 7” (Mt 18,21-22). Những lời này đi thẳng vào trọng tâm sứ điệp hòa giải và hòa bình mà Chúa Giêsu đề ra. Khi tuân theo mệnh lệnh của Chúa, hằng ngày chúng ta xin Cha trên trời tha thứ tội lỗi chúng ta, ”như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Nếu chúng ta không sẵn sàng làm như thế, thì làm sao chúng ta có thể thành thực cầu xin ơn hòa bình và hòa giải?
”Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hãy tin rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải. Khi dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh em chúng ta không chút dè dặt, Chúa yêu cầu chúng ta thực hiện một điều hoàn toàn quyết liệt, nhưng Ngài cũng ban cho chúng ta ơn thánh để làm điều ấy. Xét theo nhãn giới con người, điều ấy dường như không thể thực hiện được, không thể theo đuổi và thậm chí hoàn toàn làm cho chúng ta kinh tởm, nhưng Chúa làm cho điều ấy có thể thực hiện được và có thành quả nhờ quyền năng vô biên thập giá của Ngài. Thập giá Chúa Kitô tỏ lộ quyền năng của Thiên Chúa có thể lấp đầy mọi chia rẽ, hàn gắn mọi vết thương va tái lập những liên hệ nguyên thủy của tình huynh đệ.
Vì thế, đây là sứ điệp mà tôi để lại cho anh chị em vào cuối cuộc viếng thăm của tôi tại Hàn quốc này. Anh chị em hãy tín thác nơi quyền năng của thập giá Chúa Kitô! Hãy đón nhận ân hòa giải của Chúa trong tâm hồn anh chị em và chia sẻ ơn ấy với người khác! Tôi xin anh chị em hãy làm chứng tá một cách đầy thuyết phục về sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô trong gia đình, cộng đoàn và trong mỗi lãnh vực của đời sống quốc gia. Tôi tín thác rằng trong tinh thần thân hữu và cộng tác với các tín hữu Kitô khác, với tín đồ các tôn giáo khác, với tất cả những người nam nữ thiện chí vốn quan tâm đến tương lai của xã hội Hàn quốc, anh chị em sẽ là men của Nước Chúa ở trần thế này. Khi ấy kinh nguyện của chúng ta cho hòa bình và hòa giải sẽ bay lên cùng Thiên Chúa từ các tâm hồn thanh khiết hơn, để nhờ ơn Chúa, đạt được thiện ích quí giá mà tất cả chúng ta đều khao khát.
”Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện để nảy sinh những cơ hội mới đối thoại, gặp gỡ và khắc phục những khác biệt, để có một sự quảng đại liên tục trong việc cung cấp trợ giúp nhân đạo cho những người túng thiếu, và để có sự nhìn nhận ngày càng rộng lớn hơn đối với những thực tại này: mọi người dân Triều tiên đều là anh chị em với nhau, là thành phần của một gia đình duy nhất, một dân tộc duy nhất.
Trong phần kết luận bài giảng, ĐTC nồng nhiệt cám ơn Bà Tổng Thống, chính quyền Hàn quốc cũng như tất cả những người, dưới bất kỳ hình thức nào, đã làm cho cuộc viếng thăm của ngài được thực hiện. Ngài nói:
”Đặc biệt tôi muốn ngỏ lời đích thân cám ơn các linh mục Hàn quốc, hằng ngày hoạt động phục vụ Tin Mừng và xây dựng Dân Chúa trong niềm tin, cậy, mến. Tôi xin anh em, trong tư cách là Sứ giả của Chúa Kitô và là người phục vụ tình thương hòa giải của Chúa (Xc 2 Cr 5,18-20) tiếp tục kiến tạo những mối giây tôn trọng, tín nhiệm và cộng tác hòa hợp trong các giáo xứ chúng ta, giữa anh em và với các GM của anh em. Tấm gương yêu thương không chút dè dặt của anh em đối với Chúa, lòng trung thành và tận tụy của anh em đối với sứ vụ, cũng như sự dấn thân bác ái của anh em đối với những người túng thiếu, góp phần rất lớn vào công cuộc hòa giải và hòa bình tại đất nước này”.
Cuối thánh lễ, ĐTC đã nhắc đến ĐHY Fernando Filoni Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đặc sứ của ngài tại Irak. Ngài nói: ”Lẽ ra ĐHY cũng có mặt tại đây, nhưng ĐHY được gửi sang Irak để bày tỏ sự gần gũi của tôi và của Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô và dân chúng Irak bị bách hại..
ĐHY Anrê Liêm Chu Chánh (Yeom Soo-jung), TGM giáo phận Hán Thành, đã đại diện mọi người cám ơn ĐTC vì cuộc viếng thăm tại Hàn Quốc trong 5 ngày qua và nhận xét rằng đặc biệt đối với các bạn trẻ Á châu, ĐTC đã tỏ ra một vị Mục Tử nhân lành tháp tùng và đồng hành với họ. Và tại Hán Thành ĐTC đã tôn phong chân phước cho các vị tử đạo của chúng con, Phaolô Duẫn Trì Trung và 123 bạn. Với biến cố này, Giáo Hội tại Hàn Quốc có thêm 124 vị chân phước tử đạo ngoài 103 vị hiển thánh. Vì thế, con cảm thấy càng có trách nhiệm nặng nề hơn đới với công cuộc loan báo Tin Mừng. Xin ĐTC cầu cho chúng con để chúng con dấn thân thực hiện hòa bình trọn vẹn tại bán đảo của chúng con và trên thế giới.
Sau lễ, tại nhà thánh của Nhà thờ chính tòa, ĐTC đã chào từ biệt tất cả 35 GM Hàn quốc và ngài làm phép bảng hiệu sẽ được gắn vào tòa GM mới xây tại đây, và xuống tầng hầm nhà thờ chính tòa Minh Đổng để cầu nguyện trước di hài của các vị tử đạo được an táng tại đây.
Giã từ
Liền đó ĐTC đi tới căn cứ không quân Hán Thành cách đó 20 cây số để đáp máy bay trở về Roma. Tại sân bay, Tổng thống Phác Cận Huệ cùng với các quan chức chính quyền, giáo quyền và một nhóm tín hữu đã tiễn biệt ĐTC trong nghi thức đơn sơ, nhưng cũng có hàng quân danh dự.
Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Hàn Quốc, cất cánh lúc 1 giờ trưa giờ địa phương về bay về Roma.
Cũng như chuyến đi, khi máy bay vào không phận 11 nước, ĐTC đều cho gửi điện văn chào mừng vị quốc trưởng và nhân dân liên hệ. Đặc biệt điện văn gửi Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, ĐTC viết:
”Trên đường trở về Roma sau chuyến viếng thăm của tôi tại Hàn Quốc, tôi muốn lập lại với Ông chủ tịch và đồng bào của ông những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi, đồng thời tôi khẩn cầu phúc lành của Thiên Chúa trên đất nước của Ông”.
Sau 12 giờ bay, vượt qua quãng đường dài 8.970 cây số, máy bay chở ĐTC, 30 người thuộc đoàn tùy tùng và 72 ký giả thuộc 11 nước, đã đáp xuống phi trường Ciampino của Roma lúc gần 6 giờ chiều. Liền đó ngài đã đáp trực thăng về Vatican, kết thúc chuyến viếng thăm thứ 3 tại nước ngoài.
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào: