Hạ Đình Nguyên: Từ Hội nghị Thành Đô 1990, mối quan hệ hửu nghị giữa đảng CS Việt Nam và đảng CS Trung Quốc trở nên đặc biệt một cách bất thường, đến nổi cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch gọi đây là khởi đầu của một thời kỳ Bắc thuộc lần nữa. “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm bắt đầu”
Đến nay, sau 24 năm nó vẫn còn là một bí mật – toàn dân chưa ai biết, kể cả Quốc Hội, cả ủy viên Trung Ương đảng chưa chắc đã biết. Chỉ có một vài tiết lộ của Thứ trưởng Trần Quang Cơ về cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt vào thời tiền hội nghị, qua hồi ký để lại của ông, nay thì ông đã qua đời.
Hiện cái “kỷ yếu hội đàm Thành Đô, mang nhiều ý nghĩa lịch sử” vẫn còn là một bí mật, nhưng không còn nguyên vẹn vì bị sứt mẻ dần qua thời gian, nên chưa thể “biệt tăm” như cái họp đen của chiếc máy bay MH17 của Malaysia mất tích đâu đó ở đáy đại dương.
Ngoài vài điểm đã tiết lộ trong hồi ký của Trần Quang Cơ, hồi ký của đại sứ Trung Quốc, sự tiếc lô của báo Hoàn Cầu TQ, và một ít từ Wikileaks, nhưng đều không thể xem là chính thức hay chính xác, dù có rõ mười mươi đi nữa, trừ phi Đảng CSVN công bố chính thức để minh bạch công và tội. Nhưng lãnh đạo đảng CSVN vẫn để mặc cho dư luận đồn đoán.
Vậy, trong khi chờ đợi sự bạch hóa đó, chúng ta có thể góp phần giải mã bí mật Thành Đô qua phương diện “thơ” xuất phát từ hội nghị. Những giòng thơ nầy thì không có gì để phải hoài nghi.
Theo hồi ký được đăng tải của vị Đại sứ TQ (1), người đã có mặt với vai trò xuyên suốt hội nghị, đã mô tả: ban đầu trên chiếc chuyên cơ bí mật của đoàn cao cấp Việt nam sang Thành Đô là nặng trỉu không khí lo âu căng thẳng, nhưng khi kết thúc hội nghị là sự hoan hĩ tràn ngập của hai bên. Sau khi 2 bên ký kết vào văn kiện, Giang Trạch Dân đã đọc tặng hai câu thơ (của Giang Vĩnh-đời nhà Thanh):
“Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”
(Trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn.
Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù)
Thủ tướng Đỗ Mười rất đắt ý, trên đường về cùng chuyến bay, đã yêu cầu ông Đại sứ nầy dịch và viết lại âm Hán-Việt và chữ Việt 2 câu nầy, ông càng đắc ý hơn. Sau khi về Việt Nam, ông TBT Nguyễn Văn Linh ngẫm nghĩ càng sảng khoái, bèn sáng tác :
“ Huynh đệ chi giao sổ đại truyền
Oán hận khuynh khắc hóa vân yên
Tái tương phùng thời tiếu nhan triển,
Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến”
(Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ.
Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói.
Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ.
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại )
Niềm vui thơ phú trong chốc lát của 2 vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ngang giá hàng triệu sinh linh Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc chiến đấu 74-79- 84-88. Bao nhiêu thanh niên 18-20, đã hy sinh trong rừng sâu, trong làng mạc, ngoài biển cả… và nổi đau của cha mẹ , bao nhiêu gia đình mất cửa nhà, tài sản, tất cả hóa thành không, bởi vì “anh em ‘chơi’ với nhau, gặp nhau cười rạng rỡ”. “Oán hận ‘trong khoảnh khắc’ đã thành mây khói”…Với ảo tưởng
điên rồ, bốc đồng “tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại”
Giờ đây chúng ta không còn gì để thắc mắc, vì sao bia kỷ niệm chiến sĩ bị đục bỏ, không được nhắc tới, không làm kỷ niệm những ngày lễ, và đàn áp thẳng tay, đánh dã man, bỏ tù những người biểu tình yêu nước, thanh trừng, triệt hạ, loại trừ những “đống chí” khác ý kiến…!
Ông Nguyễn Trung đã nhận định rằng (2):
“Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm”.
Nhưng cho dù sự hạn chế tầm nhìn thế nào đi nữa, cũng không thể đắm đuối với niềm tin quá dễ dàng về cái nhìn lịch sử của hằng ngàn năm từng va chạm cho cuộc sống còn. Vậy nó xuất phát từ đâu ? Về cá nhân, người ta thường gọi đó là tính “kiêu ngạo cộng sản”. Về xã hội, là thể chế độc tài mà quyền lực nằm gọn trong tay một nhóm người, --lãnh đạo chủ chốt-, bộ máy đảng-nhà nước chỉ còn là hệ thống kèn trống tồn tại để ăn theo, không hơn không kém.
Niềm sảng khoái văn thơ nầy, có thể gọi là thơ ngây, ngây ngất, và ngây ngô mà đầy tai họa. Nhưng chưa hết. Loại thơ độc hại nầy còn phát tiết, chảy dài theo 2 thập niên sau, kéo theo “anh em chơi với nhau nhiều thế hệ”
Đó là 2 bài thơ, mang tính chất phương châm, có nghĩa là cương lĩnh, mỗi bài 4 câu, 16 chữ dùng cho mỗi thập niên. (theo tiết lộ của Wikileaks là thời gian thực hiện trọn vẹn “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mà Ông Đại sứ TQ gọi là mang nhiều ý nghĩa lịch sử, được quy định là 3 thập niên).
Theo âm Hán-Việt, đó là “Thập lục tự phương châm” (phương châm 16 chữ), được đảng CSVN công khai, đón nhận như một món quà vô giá từ sản phẩm Thành Đô.
- Phương châm 1 định hình tư tưởng, có giá trị như một slogan, một tuyên ngôn của văn kiện, do Giang Trạch Dân sang Hà nội triển khai, vào tháng 11-1991:
“Sơn thủy tương liên.
Lý tưởng tương thông
Văn hóa tương đồng
Sinh mệnh tương quan”
- Phương châm 2 chỉ đạo hành động cụ thể, sau 10 năm thành tựu bước 1 căn bản , để tiến hành 10 năm bước 2, do Giang Trạch Dân chính thức công bố cùng Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, vào tháng 2-1999 :
Đến nay, sau 24 năm nó vẫn còn là một bí mật – toàn dân chưa ai biết, kể cả Quốc Hội, cả ủy viên Trung Ương đảng chưa chắc đã biết. Chỉ có một vài tiết lộ của Thứ trưởng Trần Quang Cơ về cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt vào thời tiền hội nghị, qua hồi ký để lại của ông, nay thì ông đã qua đời.
Hiện cái “kỷ yếu hội đàm Thành Đô, mang nhiều ý nghĩa lịch sử” vẫn còn là một bí mật, nhưng không còn nguyên vẹn vì bị sứt mẻ dần qua thời gian, nên chưa thể “biệt tăm” như cái họp đen của chiếc máy bay MH17 của Malaysia mất tích đâu đó ở đáy đại dương.
Ngoài vài điểm đã tiết lộ trong hồi ký của Trần Quang Cơ, hồi ký của đại sứ Trung Quốc, sự tiếc lô của báo Hoàn Cầu TQ, và một ít từ Wikileaks, nhưng đều không thể xem là chính thức hay chính xác, dù có rõ mười mươi đi nữa, trừ phi Đảng CSVN công bố chính thức để minh bạch công và tội. Nhưng lãnh đạo đảng CSVN vẫn để mặc cho dư luận đồn đoán.
Vậy, trong khi chờ đợi sự bạch hóa đó, chúng ta có thể góp phần giải mã bí mật Thành Đô qua phương diện “thơ” xuất phát từ hội nghị. Những giòng thơ nầy thì không có gì để phải hoài nghi.
Theo hồi ký được đăng tải của vị Đại sứ TQ (1), người đã có mặt với vai trò xuyên suốt hội nghị, đã mô tả: ban đầu trên chiếc chuyên cơ bí mật của đoàn cao cấp Việt nam sang Thành Đô là nặng trỉu không khí lo âu căng thẳng, nhưng khi kết thúc hội nghị là sự hoan hĩ tràn ngập của hai bên. Sau khi 2 bên ký kết vào văn kiện, Giang Trạch Dân đã đọc tặng hai câu thơ (của Giang Vĩnh-đời nhà Thanh):
“Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”
(Trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn.
Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù)
Thủ tướng Đỗ Mười rất đắt ý, trên đường về cùng chuyến bay, đã yêu cầu ông Đại sứ nầy dịch và viết lại âm Hán-Việt và chữ Việt 2 câu nầy, ông càng đắc ý hơn. Sau khi về Việt Nam, ông TBT Nguyễn Văn Linh ngẫm nghĩ càng sảng khoái, bèn sáng tác :
“ Huynh đệ chi giao sổ đại truyền
Oán hận khuynh khắc hóa vân yên
Tái tương phùng thời tiếu nhan triển,
Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến”
(Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ.
Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói.
Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ.
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại )
Niềm vui thơ phú trong chốc lát của 2 vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ngang giá hàng triệu sinh linh Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc chiến đấu 74-79- 84-88. Bao nhiêu thanh niên 18-20, đã hy sinh trong rừng sâu, trong làng mạc, ngoài biển cả… và nổi đau của cha mẹ , bao nhiêu gia đình mất cửa nhà, tài sản, tất cả hóa thành không, bởi vì “anh em ‘chơi’ với nhau, gặp nhau cười rạng rỡ”. “Oán hận ‘trong khoảnh khắc’ đã thành mây khói”…Với ảo tưởng
điên rồ, bốc đồng “tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại”
Giờ đây chúng ta không còn gì để thắc mắc, vì sao bia kỷ niệm chiến sĩ bị đục bỏ, không được nhắc tới, không làm kỷ niệm những ngày lễ, và đàn áp thẳng tay, đánh dã man, bỏ tù những người biểu tình yêu nước, thanh trừng, triệt hạ, loại trừ những “đống chí” khác ý kiến…!
Ông Nguyễn Trung đã nhận định rằng (2):
“Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm”.
Nhưng cho dù sự hạn chế tầm nhìn thế nào đi nữa, cũng không thể đắm đuối với niềm tin quá dễ dàng về cái nhìn lịch sử của hằng ngàn năm từng va chạm cho cuộc sống còn. Vậy nó xuất phát từ đâu ? Về cá nhân, người ta thường gọi đó là tính “kiêu ngạo cộng sản”. Về xã hội, là thể chế độc tài mà quyền lực nằm gọn trong tay một nhóm người, --lãnh đạo chủ chốt-, bộ máy đảng-nhà nước chỉ còn là hệ thống kèn trống tồn tại để ăn theo, không hơn không kém.
Niềm sảng khoái văn thơ nầy, có thể gọi là thơ ngây, ngây ngất, và ngây ngô mà đầy tai họa. Nhưng chưa hết. Loại thơ độc hại nầy còn phát tiết, chảy dài theo 2 thập niên sau, kéo theo “anh em chơi với nhau nhiều thế hệ”
Đó là 2 bài thơ, mang tính chất phương châm, có nghĩa là cương lĩnh, mỗi bài 4 câu, 16 chữ dùng cho mỗi thập niên. (theo tiết lộ của Wikileaks là thời gian thực hiện trọn vẹn “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mà Ông Đại sứ TQ gọi là mang nhiều ý nghĩa lịch sử, được quy định là 3 thập niên).
Theo âm Hán-Việt, đó là “Thập lục tự phương châm” (phương châm 16 chữ), được đảng CSVN công khai, đón nhận như một món quà vô giá từ sản phẩm Thành Đô.
- Phương châm 1 định hình tư tưởng, có giá trị như một slogan, một tuyên ngôn của văn kiện, do Giang Trạch Dân sang Hà nội triển khai, vào tháng 11-1991:
“Sơn thủy tương liên.
Lý tưởng tương thông
Văn hóa tương đồng
Sinh mệnh tương quan”
- Phương châm 2 chỉ đạo hành động cụ thể, sau 10 năm thành tựu bước 1 căn bản , để tiến hành 10 năm bước 2, do Giang Trạch Dân chính thức công bố cùng Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, vào tháng 2-1999 :
Mục lân hữu hảo (láng giềng tốt)
Toàn diện hợp tác (hợp tác tốt )
Trường kỳ ổn định (ổn đinh tốt)
Diện hướng tương lai (tương lai tốt)
Phía Việt Nam đã đồng thuận triệt để, tích cực thực hiện và Việt-hóa một cách tài tình với sự trân trọng, phương châm tư tưởng thành “16 chữ vàng”, phương châm hành động, thành “4 tốt”. Và đã triển khai giáo dục cho toàn quân tòan dân.
Chỉ cần suy ngẫm từ hai phương châm nầy, so với thực tế diễn ra trong 24 năm qua, thì mọi sự khớp nhau, sáng tỏ như trăng rằm.
Quả thực, hai phương châm cực kỳ thâm hiểm do Trung Quốc đặt ra, trong chiến lược xâm lăng văn hóa bằng “sức mạnh mềm” của họ, tầm quan trọng hơn cả tuyên bố “hải phận Trung Quốc” của Trung Nam Hải trong chiến lược xâm lăng pháp lý và ngoại giao.
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã “tán thành” và “chỉ thị cho các cấp thi hành”, đã gây nên nổi nhức nhối ngày nay về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, dẫn đến giàn khoan HD 981. Đó là mặt cụ thể.
Về sức mạnh mềm,“mười sáu chữ vàng” và “bốn tốt”thì được tiếp nhận hồ hởi và triển khai triệt để tận tình, đã đập thẳng vào mặt nhân dân, đâm thẳng vào trái tim của lịch sử, có sức công phá tận nền tảng tư tưởng - văn hóa của dân tộc, mà trên cơ sở đó, Việt Nam đã tồn tại mấy ngàn năm như một quốc gia riêng biệt. Điều đáng kinh ngạc cho toàn bộ dân tộc Việt Nam, hai phương châm nầy đã thong dong xuyên thủng và băng qua từng tập thể lãnh đạo của các thời kỳ Bộ Chính Trị và Trung ương đảng, xuyên thấu các cấp đảng đến tận cơ sở, và ngự trị trên diễn đàn tư tưởng cả nước trong suốt thời gian hơn 2 thập kỷ qua. Không có một phản ứng nào đáng kể, từ những nhà văn hóa, sử gia, giáo sư và hằng đống tiến sĩ, (kể cả nhân sĩ trí thức ?), và báo chí. Là tại sao ? Là tại vì các ban Văn hóa- tư tưởng, Tuyên huấn, Tuyên giáo khắp nước, cùng đội ngũ Dư luận viên của Đảng cầm trên những lưởi gươm loan máu ? Hay tình báo Hoa Nam chỉ đạo sát sao, mà các phương châm ấy đã thuần hóa được cả dân tộc nầy ?
Mười sáu chữ VÀNG và bốn TỐT đã đi ngược lại, đến mức phủ định một cách trắng trợn và đau xót “nền tảng tinh thần” của Quốc gia mà Nguyễn Trãi đã khắc họa qua 4 câu, cả dân tộc kiêu hãnh và không ai dám quên, khi khẳng định mình là người Việt Nam.
“Như Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Nước non bờ cõi đã chia.
Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
Khẳng định tính độc lập của một quốc gia mới là ngàn năm, chứ không phải hửu nghị là “ngàn năm” (tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại) như thơ của TBT Nguyễn Văn Linh.
Càng nghĩ, càng đau về tính phản động của các phương châm nầy, mà nó ngang nhiên hơn cả chiếc giàn khoan HD 981 . Nó đối chọi trực diện với 4 câu cô đọng, nén chứa toàn bộ tinh thần và sức mạnh của một dân tộc. Cái đau nằm ở tính thâm độc của đối phương đã đành, càng làm nhói tim mọi người, khi mà nó được sự đồng tình đến mức triệt để, nâng lên thành vàng của chính đảng CSVN ! Một đảng vốn ra đời và tồn tại với sứ mạng là để cứu nước, giữ độc lập chứ không phải để làm điều gì khác.
Bình tâm mà so sánh, xem xét lại kỷ, 4 câu xuất phát từ gan ruột, trí tuệ của Tiền nhân ta, và 4 câu mà Đảng mang về, hay máng phải.
Ai là kẻ đã Việt- hóa thành phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt” ? Rất dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ lan truyền trong nhân dân- (như lời “chỉ đạo” viết văn kiện của TBT Nguyễn Phú Trọng mới đây, cho hội nghị Trung Ương sắp tới ).
Mỗi câu trong 4 câu của phương châm vừa bóng bẫy nhẹ nhàng, lại hàm súc, phủ định một cách trọn vẹn tính độc lập của quốc gia, cả về phương diện vật thể cũng như phi vật thể, tạo nên một tiến trình đồng hóa ngọt ngào, êm ả. Ý thơ của nó thâm và êm như lưởi dao phẩu thuật, cắt thẳng vào mạch nguồn tồn tại của dân tộc, mà nạn nhân không một chút phản ứng.
- Sơn thủy tương liên. Núi sông trùng điệp nối liền nhau, là cái vui và thuận lợi của kẻ mạnh, sao kẻ yếu không lo, lại mừng như được vàng, lại vô tâm cứ như xem một bức tranh đẹp ? Chẳng phải đời Tần của Trung Quốc đã từng không tiếc máu xương sinh mạng của dân mà xây Vạn Lý Trường Thành, ngăn sông chắn núi để ngăn quân ngoại xâm từ phương bắc tràn vào ? Bởi cái tương liên nông nổi đó mà ngày nay, sau 24 năm đường xe, đường tàu thông thống chạy qua, hàng độc hại, xe tăng có thể lao qua như nước từ trên cao ào ào đổ xuống. Đóng cửa, mở cửa là do họ chứ không phải ta. Ai có mưu đồ sâu độc muốn xóa tan bờ cõi của ta ? Ai là kẻ mơ màng mịt mù hửu hảo ? Vì cái gìche mắt, để không nhìn thấy cạm bẩy của tương liên vốn có một chiều và thảm hại.? Còn đâu sự tự tin và khẳng định đầy cương quyết : “Như nước Đại Việt ta từ trước !” “Nước non bờ cõi đã chia”- Và“Sách Trời đã định”(Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư- Lý Thường Kiệt).
- Lý tưởng tương thông. Đó là gì ? Là cùng nhau một ý thức hệ chủ nghĩa Mác-Lê, Mao, Đặng, Giang, Hồ,Tập..? Là xóa bỏ Tổ Quốc, Lịch sử, Dân tộc, như bài ca : “Chờ ngày xóa tan biên cương, loài người sống thân yêu..”, “Vô sản thế giới hãy đoàn kết lại”…Nhân loại có ai còn tin vào những lời nầy có thể là hiện thực, bằng con đường bạo lực mông muội của ý thức hệ Cộng sản, vừa thô thiển vừa viễn mơ ? Và còn ai trong đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay thật sự tin điều nầy ? Và kể cả đảng Cộng sản Trung Quốc ? Chắc chắn là không một ai !
“Lý tưởng” nầy đã trở thành một sự “dối trá hoàn hảo” của cả hai bên : dối mình, dối người, dối cả nhân dân hai nước, trong khi nhân loại thấy rõ đó là một vở kịch bi hài dai dẳng, đáng tiếc cho một kẻ khờ. Một bên thì dối mà được cả, còn một bên dối kia, chỉ để tự nguyện đánh mất mình ! Sao lại tự xóa bỏ “Một nền văn hiến đã lâu” để thay vào một thứ hư ảo không có thật ?
-Văn hóa tương đồng. Văn hóa “cùng giống như nhau”, thì từ lâu đã bị đồng hóa, làm gì còn đất nước này, mà đảng Công Sản Việt Nam “nhân danh” để đi cứu nước ? Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nhân sinh quan, giống loài đều khác. Nguyễn Trãi đã khẳng định cái riêng biệt để tồn tại : “phong tục Bắc,Nam cũng khác”. Chính đảng CSVN cũng đã nêu “ hòa nhập chứ không hòa tan” khi mở đầu cuộc đổi mới kinh tế theo hướng thị trường trước đây. Thì ra, chỉ lo đối phó với phương Tây mà ôm phương Bắc theo phương châm đã được chỉ đạo, cùng với định hướng đi kèm “thế lực thù địch”, nhằm vào những ai không ôm chân phương Bắc.
- Sinh mệnh tương quan, là một kết thúc ngọt ngào, cùng “sống chết có nhau”. Thế mà nó lạitương khắc, lại chẳng bao giờ do ta gây ra ! Sự cố kết nầy được triển khai, thực hiện theo bốn tốt, qua từng thông cáo chung của mỗi triều Bộ Chính Trị, cái mới nhất là do TBT Nguyễn Phú Trọng ký với Hồ Cẩm Đào “hợp tác toàn diện và chiến lược”.
Quả chín chỉ còn chờ ngày rơi rụng, Tập Cận Bình lại muốn nhanh hơn, cố đóng vai người hùng trong “Giấc mơ Trung Hoa” để kết thúc thập niên thứ 3 trong kế hoạch 30 năm Thành Đô. Thế là giàn khoan HD 981 rất oai hùng xuất hiện ngang nhiên, hoành tráng ở thềm lục đia Việt Nam.
Ngọn gió xoay chiều
Sự hiện diện của HD 981 từ ngày 1-5, là bất ngờ đầy kinh ngạc làm BCT Việt Nam á khẩu, nín thở suốt 10 ngày. Nhân dân sục sôi và nổ ra cuộc biểu tình ngày 11-12/5 như chưa từng có trong 40 năm qua. Ngày 18 lại hứa hẹn một cuộc biểu tình tự phát trên khắp nước, thì bị ngăn chận và trấn áp trong trứng nước. Thông tin đã bùng phát khắp trong nước và thế giới. Bộ mặt bành trướng không thể nào che đậy được nữa. Vì liên quan đến biển đảo nên xuất hiện Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, làm vấn đề càng trở thành gai góc, bộc lộ mối quan hệ không lành mạnh giữa Việt Nam- Trung Quốc, kéo theo “bí mật Thành đô” được “hoài nghi” ngày càng lớn, về mối quan hệ bất chính tập thể của đảng cộng sản Việt Nam đối với đảng Cộng sản Trung Quốc. Nó ngày càng trở nên trầm trọng hơn, hầu như “khó nói” của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nếu đem những thông tin đã được tiết lộ, cùng với “16 chữ vàng”và “4 tốt”, so sánh với thực tế diễn ra trên khắp đất nước của 24 năm qua, từ khi ký kết Thành Đô, thì lại vô cùng ăn khớp. Nó là một tiến trình logique từ lý thuyết sang hành động, thể hiện thật sự là “hợp tác chiến lược và toàn diện” theo cách “hòa tan”, đang rất cần sự “biện hộ” chân thành của Đảng.
Đang có yêu cầu bức bối trong nhân dân, tiêu biểu qua tiếng nói của 61 cựu đảng viên, của Thiếu tướng Lê duy Mật, của Đại tá Nguyễn Đăng Quang bằng thư chính thức đòi Trung Ương phải “bạch hóa” hồ sơ Thành Đô ngay trong kỳ hội nghị TƯ lần nầy.
Gió xoay chiều chính là sự thức tỉnh của toàn dân, và cả thế giới đều thấy, một liên minh quốc tế chống bành trướng là vấn đề của thời đại, không thể đảo ngược.
Nói đúng hơn, nay chỉ là chờ đợi sự công bố chính thức, bạch hóa nó trước nhân dân, trước lịch sử, cũng đồng thời là đòi hỏi thái độ công khai chính thức về sự thật và cách ứng xử của đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự kiện nầy.
Trong hội nghị Trung Ương lần thứ 10 tới đây, nếu tổng kết 30 năm được và mất, mà không đề cập đến vấn đề nầy, thì giá trị của tổng kết ấy khá vô nghĩa.
Để kết luận, xin mượn lời của Đại tá Nguyễn Đăng Quang (3):
“Nhân dân rất kỳ vọng một trong các quyết sách này là Đảng sẽ báo cáo cho toàn dân biết sự thực về mối quan hệ với TQ trong 1/4 thế kỷ qua, trong đó có vấn đề Thành Đô năm 1990, kèm theo một lời (nên là một hành động- người viết) tạ lỗi chân thành! Nếu đúng thì đây sẽ là một trong các quyết định dũng cảm, hợp lòng dân và quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Nên là một hành động xin lỗi theo cách mà người Nhật đã làm, xin lỗi thay cho tiền nhân đã có hành động sai trái với dân tộc khác, từ đó đứng thẳng lên để nâng cao phẩm chất của mình và xây dựng lại sức mạnh nội lực của dân tộc./.
HĐN 10-8-2014
- Hình ảnh xin lỗi của người NhậtLink hình :
http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/07/khi-quan-chuc-xin-loi-nguoi-dan.html
- Bài viết tham khảo từ các tài liệu và bài liên quan
(1) Hồi ký của Đại sứ Trung Quốc- Hồi ký Trần Quang Cơ – “Trước và sau cuộc gặp cấp cao Trung –Việt ở Thành Đô” link:http://vietsuky.wordpress.com/hoi-ky-tran-quang-co/ (bị chặn khó vào >>>) http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/08/tu-lieu-truoc-sau-cuoc-gap-cap-cao.html………..
(2) “Phải chận đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990”- Nguyễn Trung (http://bongbvt.blogspot.com/2014/08/phai-chan-ung-nguy-co-tai-dien-kich-ban.html#more)
(3) “Phải công bố thỏa thuận ở Thành đô” – Đại tá Đặng Văn Quang. Linkhttp://saigondiemtin.blogspot.com.tr/2014/08/phai-cong-bo-cac-thoa-thuan-o-thanh-o.html(4) Bài liên quan “Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” – Trần Trung Đạo. http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/08/hiem-hoa-trung-cong-va-bai-hoc-phan-lan.html
http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/07/khi-quan-chuc-xin-loi-nguoi-dan.html
- Bài viết tham khảo từ các tài liệu và bài liên quan
(1) Hồi ký của Đại sứ Trung Quốc- Hồi ký Trần Quang Cơ – “Trước và sau cuộc gặp cấp cao Trung –Việt ở Thành Đô” link:http://vietsuky.wordpress.com/hoi-ky-tran-quang-co/ (bị chặn khó vào >>>) http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/08/tu-lieu-truoc-sau-cuoc-gap-cap-cao.html………..
(2) “Phải chận đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990”- Nguyễn Trung (http://bongbvt.blogspot.com/2014/08/phai-chan-ung-nguy-co-tai-dien-kich-ban.html#more)
(3) “Phải công bố thỏa thuận ở Thành đô” – Đại tá Đặng Văn Quang. Linkhttp://saigondiemtin.blogspot.com.tr/2014/08/phai-cong-bo-cac-thoa-thuan-o-thanh-o.html(4) Bài liên quan “Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” – Trần Trung Đạo. http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/08/hiem-hoa-trung-cong-va-bai-hoc-phan-lan.html
Không có nhận xét nào: