Giải Thiêng Là Cần Thiết Trong Cái Nhìn Lịch Sử Văn Minh - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
14 tháng 9, 2014

Giải Thiêng Là Cần Thiết Trong Cái Nhìn Lịch Sử Văn Minh

Dân News: Chung quanh việc tác phẩm Đèn Cù, ông Trần Đĩnh, gây xôn xao khi tiết lộ các chi tiết bí mật cung đình của chế độ CSVN, Dân News tìm đến các nhà văn, nhà bình luận thời sự… để tìm hiểu, mở rộng thêm về vấn đề này. Trong cuộc trao đổi ngắn đầu tiên, ông Vũ Thư Hiên, tác giả của tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày đã dành cho Dân News ít thời gian để nói về sự kiện “giải thiêng” này theo góc nhìn của ông.

1. Thưa ông, việc tác phẩm Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh xuất hiện ở trong và ngoài nước, gây nên nhiều tiếng vang cũng như tranh cãi. Là một người đã sống qua những thời kỳ khó khăn và đen tối nhất của chế độ CSVN, ông đáng giá như thế nào về Đèn Cù, cũng như độ xác thực của các câu chuyện được kể lại?

VTH: Tác giả Đèn Cù gọi tác phẩm của ông là “truyện tôi”. Tức là truyện của tôi thôi đấy nhé, không phải chuyện vê ông A bà B nào đâu. Người đọc cũng nên hiểu đúng như vậy cho tác giả. Tình tiết nào tác giả nhớ, ghi lại, có dẫn ra được những dữ liệu khả tín thì ghi nhận, còn không có mấy cái đó thì nên coi là cái để tham khảo, là chỗ của niềm tin dành cho người viết. Khi viết Đêm Giữa Ban Ngày tôi cũng nhấn mạnh: “Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, hồi ức của tôi, cũng như mọi hồi ức khác, không thể tránh khỏi những gì mang tính chủ quan trong sự lựa chọn, trình bày các sự kiện.” Cái tôi thường hiện diện trong các hồi ký không bao giờ được độc giả coi trọng. Người đọc không cần biết tác giả là ai, mà muốn qua cái tôi-tác giả ấy thấy được những cái khác – xã hội với mọi mặt của nó, nhất là những mặt khuất mà tác giả biết hơn mình, với tư cách nhân chứng. Về mặt này, Đèn Cù là một tác phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của số đông độc giả sống trong một xã hội đầy dối trá. Nhưng như mọi hồi ký khác, nó sẽ được đặt dưới sự phán xét nghiêm khắc của độc giả.

2. Thưa ông, việc Đảng CSVN bất ngờ cho phép tổ chức triển lãm về thành quả của chiến dịch Cải cách ruộng đất, theo ông thì đó là cách họ muốn thách thức dư luận hay là để chạy chữa cho những sai lầm trong quá khứ? Ông nghĩ sao về tuyên bố của ông Nguyễn Văn Cường, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia ‘Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử’ về việc không bạch hoá sai lầm từ chiến dịch này? 

VTH: Nói “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” là sai hai lần. Không có cái sai lầm nào là của lịch sử hết. Chỉ có lịch sử viết sai hay đúng mà thôi. Chuyện người sai không thích nói về cái sai của mình là dễ hiểu. Việc nhà cầm quyền bất ngờ tổ chức triển lãm một vấn đề lịch sử đầy nhức nhối và bị bưng bít, bị xuyên tạc đã nửa thế kỷ, theo tôi nghĩ, là một sự hớ hênh cũng bất ngờ, do bị xui dại, hoặc bật ra sáng kiến trong tình trạng lú lẫn. Triển lãm này tốt ở chỗ nó làm cho dân chúng nhớ lại tội ác vô cùng to lớn với hậu quả vô cùng sâu sắc mà nhà cầm quyền đã gây ra.

3. Điểm quan trọng trong Đèn Cù, là việc nói nhiều về bóng tối của cái tên Hồ Chí Minh. Đây là điều mà tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày cũng có nói đến, nhưng không nhiều. Thưa ông, liệu Hồ Chí Minh có là một tượng đài thật sự trong trái tim của nhiều người đã từng có liên quan đến Đảng CSVN, khiến việc lật đổ hay “giải thiêng” là điều hết sức khó khăn? 

VTH: Tôi cho rằng việc phá bỏ tâm thức sùng bái bất cứ người nào, bất cứ cái gì là việc rất cần thiết trên đường đi tới tương lai của một dân tộc. Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật không thể xoá bỏ trong lịch sử Việt Nam, cũng như Lenin, Stalin trong lịch sử Nga, hoặc Mao Trạch Đông trong lịch sử Trung Quốc. Cùng với vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn mới thành lập với tư cách một chính đảng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, và cùng với sự bắt rễ sâu chắc trong suốt thời gian dài mà đảng này áp đặt sự cai trị độc tôn trên toàn quốc Việt Nam, thì việc ông Hồ Chí Minh có là một tượng đài trong trái tim nhiều người Việt Nam là hiện tượng bình thường. Nó không khác gì tượng đài Lenin, Stalin trong trái tim người dân Liên Xô (cũ). Nhưng giờ ở nơi đó nó chỉ còn rơi rớt trong số rất ít trái tim già, chứ những trái tim trẻ của nước Nga bây giờ không có chỗ cho ba thứ lẩm cẩm ấy. Việc “giải thiêng” nằm trong phạm trù tâm thức sùng bái cần phải kiên quyết chống bằng những phân tích chính trị chứ không phải bằng những lời chửi rủa hoặc những bới móc về đời tư hay khía cạnh tình dục.

Dân News thực hiện
——————————-
* tựa đề do Dân News đặt


Giải Thiêng Là Cần Thiết Trong Cái Nhìn Lịch Sử Văn Minh Reviewed by Unknown on 9/14/2014 Rating: 5 Dân News: Chung quanh việc tác phẩm Đèn Cù, ông Trần Đĩnh, gây xôn xao khi tiết lộ các chi tiết bí mật cung đình của chế độ CSVN, Dân Ne...

Không có nhận xét nào: