Blogger Điếu Cày trong vòng vây của báo chí và ủng hộ viên ở Los Angeles |
BBC - 22.10.2014: Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã kêu gọi những nhà hoạt động khác đang còn ở trong nhà tù ở Việt Nam 'hãy mạnh mẽ lên'.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước', đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.
Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.
'Không nên khen Hà Nội'
Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói:
''Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.
''Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên.''
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng vừa lên tiếng rằng ‘không nên ca ngợi Hà Nội’ trong việc blogger Điều Cày vừa được thả khỏi nhà tù và cho sang Mỹ.
“Việc blogger Điếu Cày được tự do là một tin tốt lành nhưng không ai có thể lúc nào quên rằng lẽ ra chính quyền không được bỏ tù ông. Chính phủ Việt Nam đã ngược đãi ông một cách khắc nghiệt trong nhiều năm bởi vì ông có dũng cảm để phát biểu chính kiến của mình và nói lên những sự thật không mấy dễ chịu mà các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không muốn lan truyền trên Internet,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á, của HRW nói.
Ông Robertson nói thêm:
"Không nên ca ngợi Hà Nội vì đã buộc ông Điếu Cày sống lưu vong như là cái giá cho sự tự do của ông.
Thả một blogger không thay đổi được gì các điều luật trấn áp của chính quyền Việt Nam cho phép họ xử tội hình sự những ai phát biểu ý kiến một cách ôn hòa bất cứ lúc nào.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước', đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.
Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.
'Không nên khen Hà Nội'
Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói:
''Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.
''Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên.''
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng vừa lên tiếng rằng ‘không nên ca ngợi Hà Nội’ trong việc blogger Điều Cày vừa được thả khỏi nhà tù và cho sang Mỹ.
“Việc blogger Điếu Cày được tự do là một tin tốt lành nhưng không ai có thể lúc nào quên rằng lẽ ra chính quyền không được bỏ tù ông. Chính phủ Việt Nam đã ngược đãi ông một cách khắc nghiệt trong nhiều năm bởi vì ông có dũng cảm để phát biểu chính kiến của mình và nói lên những sự thật không mấy dễ chịu mà các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không muốn lan truyền trên Internet,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á, của HRW nói.
Ông Robertson nói thêm:
"Không nên ca ngợi Hà Nội vì đã buộc ông Điếu Cày sống lưu vong như là cái giá cho sự tự do của ông.
Thả một blogger không thay đổi được gì các điều luật trấn áp của chính quyền Việt Nam cho phép họ xử tội hình sự những ai phát biểu ý kiến một cách ôn hòa bất cứ lúc nào.
Blogger Điếu Cày được cho là có nguyện vọng sang Mỹ
Chừng nào mà chính quyền Việt Nam không nghiêm túc cải cách để loại bỏ cái gọi là ‘an ninh quốc gia’ ra khỏi Bộ Luật Hình sự thì không có nhà hoạt động nào được an toàn cả.
Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.”
'Ông Hải muốn đi Mỹ'
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đồng thời cho biết ông Hải đã quyết định sang Mỹ sau khi ra tù.
Nhiều tổ chức nhân quyền đã vận động trả tự do cho Điếu Cày
Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.
“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.
“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”
Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.
Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.
Trước đó, ông thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói ông Nguyễn Văn Hải đã "quyết định sang Mỹ" sau khi được trả tự do
Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.
Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.
Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào: