Dự án sân bay Long Thành đang gây nhiều tranh cãi trong nước do vấn đề nợ công của Việt Nam |
BBC - 17.10.2014: Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội vừa bác thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói Tokyo cho vay tiền để xây dựng sân bay Long Thành.
Hôm 17/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết Nhật Bản đã "cam kết" cho Việt Nam vay 2 tỷ đôla để xây dựng dự án này.
Thông tin trên được ông Tiêu thông báo trong buổi tọa đàm trực tuyến sáng cùng ngày về chủ đề "Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức", Tuổi Trẻ cho biết.
"Phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ vì cho đến bây giờ với hàng không dân dụng thì hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao và Hợp tác công tư", ông Tiêu được dẫn lời nói.
"Để đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không thì nhà nước phải đầu tư. Cho nên ở đây đặt ra vấn đề có vốn ODA.
"Cái này đã được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản vào cuối năm 2013. Phía Nhật Bản quan tâm và sẽ dành khoảng 2 tỷ đôla cho dự án này."
Trả lời BBC chiều 17/10, ông Hayashi Hiroyuki, Bí thư thứ nhất phụ trách về vốn cho vay tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội, nói thông tin do ông Tiêu đưa ra là "sai sự thật".
"Chính phủ Nhật Bản chưa quyết định gì về khoản đầu tư nói trên và vì thế chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam về sân bay Long Thành", ông nói.
Ông Hiroyuki nói đã liên lạc với Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam để yêu cầu làm rõ thông tin trên.
Hôm 17/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết Nhật Bản đã "cam kết" cho Việt Nam vay 2 tỷ đôla để xây dựng dự án này.
Thông tin trên được ông Tiêu thông báo trong buổi tọa đàm trực tuyến sáng cùng ngày về chủ đề "Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức", Tuổi Trẻ cho biết.
"Phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ vì cho đến bây giờ với hàng không dân dụng thì hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao và Hợp tác công tư", ông Tiêu được dẫn lời nói.
"Để đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không thì nhà nước phải đầu tư. Cho nên ở đây đặt ra vấn đề có vốn ODA.
"Cái này đã được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản vào cuối năm 2013. Phía Nhật Bản quan tâm và sẽ dành khoảng 2 tỷ đôla cho dự án này."
Trả lời BBC chiều 17/10, ông Hayashi Hiroyuki, Bí thư thứ nhất phụ trách về vốn cho vay tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội, nói thông tin do ông Tiêu đưa ra là "sai sự thật".
"Chính phủ Nhật Bản chưa quyết định gì về khoản đầu tư nói trên và vì thế chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam về sân bay Long Thành", ông nói.
Ông Hiroyuki nói đã liên lạc với Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam để yêu cầu làm rõ thông tin trên.
Nợ chạm trần
Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.
Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói là 7,8 tỷ đôla, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
Báo điện tử VnExpress hôm 14/10 dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Hà Nội cho biết nợ công có khả năng "đạt suýt soát 64% GDP" vào cuối năm 2015.
"Chúng tôi quy định nợ công không vượt quá 65% GDP", bà nói thêm.
Trong cuộc nói chuyện với BBC ngày 14/10, Tiến sỹ Phạm Thế Anh, từ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nói mức nợ công nói trên là đã bao gồm các dự án lớn như sân bay Long Thành.
"Ở đây là họ đã tính tới một số các dự án mà chính phủ đang xin phép quốc hội phê duyệt để thực hiện ví dụ như dự án sân bay Long Thành và một số dự án lớn khác," ông nói.
"Các dự án này chủ yếu đều dùng vốn đi vay nên nếu được cho phép thực hiện sẽ đẩy mức nợ công của Việt Nam lên sát ngưỡng an toàn."
"Việc này có thể tác động đến các nhà đầu tư tài chính, gây tâm lý lo ngại và có thể làm ảnh hưởng đến đánh giá về độ an toàn của nợ công Việt Nam."
"Bên cạnh đó, mức vay nợ của Việt Nam hiện nay tương đối là cao. Trong khi đó, chính phủ vẫn tiếp tục tham gia cam kết thực hiện các dự án kinh tế quá lớn, nằm ngoài khả năng cân đối thu chi."
"Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực tư nhân, cụ thể là khiến vốn mà lẽ ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận bị giảm đi rất nhiều".
Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.
Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói là 7,8 tỷ đôla, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
Báo điện tử VnExpress hôm 14/10 dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Hà Nội cho biết nợ công có khả năng "đạt suýt soát 64% GDP" vào cuối năm 2015.
"Chúng tôi quy định nợ công không vượt quá 65% GDP", bà nói thêm.
Trong cuộc nói chuyện với BBC ngày 14/10, Tiến sỹ Phạm Thế Anh, từ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nói mức nợ công nói trên là đã bao gồm các dự án lớn như sân bay Long Thành.
"Ở đây là họ đã tính tới một số các dự án mà chính phủ đang xin phép quốc hội phê duyệt để thực hiện ví dụ như dự án sân bay Long Thành và một số dự án lớn khác," ông nói.
"Các dự án này chủ yếu đều dùng vốn đi vay nên nếu được cho phép thực hiện sẽ đẩy mức nợ công của Việt Nam lên sát ngưỡng an toàn."
"Việc này có thể tác động đến các nhà đầu tư tài chính, gây tâm lý lo ngại và có thể làm ảnh hưởng đến đánh giá về độ an toàn của nợ công Việt Nam."
"Bên cạnh đó, mức vay nợ của Việt Nam hiện nay tương đối là cao. Trong khi đó, chính phủ vẫn tiếp tục tham gia cam kết thực hiện các dự án kinh tế quá lớn, nằm ngoài khả năng cân đối thu chi."
"Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực tư nhân, cụ thể là khiến vốn mà lẽ ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận bị giảm đi rất nhiều".
Không có nhận xét nào: