Tại Sao Kitô Hữu Đang Giúp Đỡ Lãnh Đạo Phong Trào Ủng Hộ Dân Chủ Tại Hồng Kông - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 10, 2014

Tại Sao Kitô Hữu Đang Giúp Đỡ Lãnh Đạo Phong Trào Ủng Hộ Dân Chủ Tại Hồng Kông

VRNs (15.10.2014) -Sài Gòn- Theo thinkprogress.org – Hàng ngàn người tràn ra các đường phố Hồng Kông cuối tháng trước để phản đối sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào quyền tự trị của thành phố, những người biểu tình nhanh chóng tuyên bố chung niềm tin: yêu tự do, ủng hộ tình trạng độc lập của Hồng Kong trước Trung Quốc, và niềm tin mãnh liệt vào dân chủ.

Nhưng khi bước vào tuần thứ ba, những người tham gia phát hiện ra rằng họ còn hiệp nhất với nhau bởi một thứ khác: niềm tin Kitô hữu. Một số hãng tin lớn lưu ý, lãnh đạo phong trào phản đối đang nảy lên – với mong muốn bảo vệ quyền biểu quyết các chính trị gia cho thành phố của họ mà không bị ảnh hưởng gì từ phía Trung Quốc- đang được một số Kitô hữu dẫn đầu. Joshua Wong, một trong những nhà lãnh đạo nổi trội là ví dụ điển hình. Joshua Wong là một hoạt động gia sinh viên 17 tuổi đã nổi danh vì dẫn đầu vài cuộc biểu tình ở Hồng Kong trước khi tổ chức những cuộc phản đối ủng hộ dân chủ gần đây.

Joshua Wong 17 tuổi lãnh đạo sinh viên biểu tình đòi dân chủ và là một Kitô hữu

Wong phát biểu với PRI: “Tôi tin vào chúa Kitô. Tôi tin rằng mọi người sinh ra bình đẳng và đều được Chúa Kitô yêu quý. Và vì vậy tôi nghĩ mọi người đều có quyền như nhau về mặt chính trị. Và chúng ta nên quan tâm đến người đau yếu và nghèo khổ trong xã hội”.

Những Kitô hữu khác cũng giúp đỡ các nhà biểu tình. Ngoài Wong ra, còn có 3 lãnh đạo khác của phong trào “Occupy Central”, một trong những nhóm biểu tình chính, là Kitô hữu và Giám mục Công giáo của Hồng Kong, Đức Cha Joseph Zen (Trần Nhật Quân), đã xuống đường để bày tỏ sự đoàn kết với đoàn biểu tình. Hơn nữa, khi lực lượng chức năng xịt hơi cay vào người biểu tình vào cuối tháng 9, nhà thờ Wan Chai thuộc Hội Giám Lý (Methodist) gần đó đã mở cửa giúp đỡ các người biểu tình: sơ cấp cứu, cung cấp thức ăn… Trước sự vây bủa của báo giới, In Yau Yuen, chủ tịch Giáo Hội Giám Lý ở Hồng Kong đã phát hành một bức thư giải thích quan điểm của Giáo hội đối với các nhà phản kháng, lưu ý rằng trong khi Giáo hội không cùng quan điểm với các nhóm như Occupy Central, nhưng niềm tin Kitô hữu thôi thúc nhiều tín hữu đấu tranh cho dân chủ.

Theo như bức thư cho biết: “Tin Mừng chúng tôi tin là Tin Mừng cứu rỗi mọi người khỏi ma quỷ và tội lỗi, không chỉ giải thoát chúng ta khỏi tội cá nhân mà còn khỏi sự đàn áp của ma quỷ và tội lỗi do những người chung quanh và xã hội gây ra”. Bức thư đưa ra quan điểm: “Không thể có độc lập chính trị nếu mọi người không được có quan điểm chính trị?…. Là Ki tô hữu, chúng tôi tham gia theo sự giảng dạy của Kinh Thánh và truyền thống Giáo hội, hơn là chỉ nhìn những sự kiện xảy ra từ khía cạnh xã hội”.

Nhưng trong khi nhiều nhà phản kháng ở Hồng Kong viện dẫn niềm tin như là động lực chính, các chuyên gia tranh luận rằng sự tham gia của họ là do sự trộn lẫn của chính trị, nhân khẩu học và nỗi lo khủng bố. Chắc chắn rằng, nỗi lo chính yếu của các nhà biểu tình Hồng Kong là nắm giữ lời hứa của Bắc Kinh bảo đảm cho thuộc địa cũ của Anh được hoàn toàn dân chủ đến năm 2017. Tuy nhiên, Hồng Kong lên án Bắc Kinh đang âm mưu gia tăng quyền kiểm soát thành phố, vài nghiên cứu cho rằng các nhà phản kháng tôn giáo đang lo lắng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ thi hành những chính sách đàn áp điển hình tại Hoa Lục – ví dụ như hạn chế tự do tôn giáo.

Giáo sư Carsten Vala, thuộc hiệp hội Khoa Học Chính Trị trường đại học Loyola, Maryland và các đồng nghiệp nghiên cứu tại trung tâm Tôn Giáo và xã hội Trung Hoa thuộc trường đại học Purdue cho hãng tin ThinkProgress biết: “Xã hội Hồng Kong rất tự do. Sự đẩy lùi ở đây là một phần nỗi lo sợ những gì xảy ra ở Hoa Lục một ngày nào đó sẽ xảy ra ở Hồng Kong trừ phi người dân lên tiếng”.

Thực vậy, chính quyền Bắc Kinh vốn được điều hành bởi những người theo thuyết cộng sản vô thần, nổi tiếng vì sự hạn chế thể hiện niềm tin – đặc biệt đối với những tôn giáo nhỏ. Trong bản “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2013 phát hành tháng 7, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trích dẫn: Hoa Lục là một “đất nước cần sự quan tâm đặc biệt”, lưu ý rằng một số nhóm tôn giáo trong tình trạng đối mặt với khó khăn thường xuyên trong việc thể hiện niềm tin của họ.

Chính quyền Bắc Kinh đã nỗ lực kiểm soát tôn giáo bằng các sắc lệnh “chính thức” áp đặt Công Giáo và Tin Lành; phát minh ra thứ thần học Kitô quốc doanh; cản trở hoặc bắt giữ những ai tham dự “Giáo hội hầm trú” mà không được sự cho phép của nhà cầm quyền các viên chức Trung Quốc. Gần đây còn tiến hành chiến dịch xóa sổ các thánh giá ở các nhà thờ, và bắt giữ những Kitô hữu mà họ cho rằng chống cự dựa trên đạo luật bất phục tùng. Nói đến đàn áp phải kể đến hành động của các phật tử Tây Tạng, chính quyền Hoa Lục đã chính thức ban hành lệnh cấm tín hữu Hồi Giáo Tân Cương, trong khu vực miền Tây, ăn chay trong dịp lễ Ramadan trong đó cảnh sát địa phương báo cáo buộc một số sinh viên Hồi giáo kết thúc kỳ ăn chay của họ.

Khi sự kháng cự ở Hồng Kong bước vào giai đoạn mới bằng việc đàm phán với chính quyền địa phương, thì Vala cho rằng các tôn giáo thiểu số ở Hoa Lục gần như để mắt gần hơn đến hiệu quả của các cuộc biểu tình.

Vala cho biết “vấn đề lớn hơn ở đây là có nhiều nhóm khác là những nhóm thống trị gốc Hán, chủ yếu là Tâ Tạng và Tân Cương đang theo dõi vấn đề này”.

Sự nổi trội của Kitô giáo trong số các lãnh đạo phong trào phản kháng cũng là một sản phẩm phụ của việc nâng cao vai trò tôn giáo trong xã hội Hồng Kong. Kitô hữu chỉ chiếm 11.7% dân số Hồng Kong – trong đó 6.6% là Tin Lành và 5% là Công Giáo – nhưng cũng đã cao hơn rất nhiều so với Hoa Lục, và đây là bằng chứng cho thấy lịch sử thống nhất của Kitô giáo ở Hồng Kong. Nước Anh đã đem Kitô giáo theo họ khi sát nhập Hồng Kong từ Hoa Lục trong chiến trang Nha phiến năm 1842, và đức tin đã tồn tại như là một phần chìa khóa của cơ sở hạ tầng chính trị chưa từng thấy – đặc biệt trong hệ thống giáo dục và mật độ học sinh, sinh viên.

Trả lời phỏng vấn cho hãng ThinkProgress, Giáo sư Francis thuộc hiệp hội giáo sư trường đại Học Hán ngữ tại Hồng Kong cho biết “Kitô hữu và các Giáo hội đã cộng tác với chính quyền Anh quốc trong việc thành lập các trường học và các tổ chức an sinh xã hội. Di sản mang tính chất lịch sử này, giải thích tại sao phân nửa các trường tiểu học và trung học ở Hồng Kong có nền tảng Kitô giáo. Điều này cũng giải thích tại sao một số lượng đáng kể thành phần ưu tú của Hồng Kong là Kitô hữu.

Tuy nhiên không phải tất cả Kitô hữu Hồng Kong đều ủng hộ các nhóm như Occupy Central. Tổng Giám mục Hồng Kong thuộc Anh Giáo, Giám mục Paul Kwong, phản đối các nhà biểu tình, ngài khuyến cáo giáo dân không tham gia biểu tình.

Trong bài phát biểu của tờ báo South China Morning Post, ngài cho biết “Chúa Giêsu giữ im lặng trước quan tổng trấn Philatô. Người như con chiên đang chờ sát tế. Thỉnh thoảng chúng ta không cần phải nói gì. Im lặng thì tốt hơn nói”.

Tuy nhiên, bài thuyết giáo của ngài Kwong bị các nhà lãnh đạo khác lên án và thư ký Giáo hội Anh giáo nhanh chóng đi ngược lại nhân xét của ông đồng thời cho rằng “không dự định xem thường bất kì ai”.

Tuy nhiên, cuối cùng thì các chuyên gia đồng ý rằng trong khi có sự bất đồng ý kiến trong đội ngũ, các Kitô hữu dường như là thành phần quan trọng trong phong trào ủng hộ dân chủ đang phát triển tại Hồng Kong. Và trong khi các cuộc biểu tình có thể bị phai mờ theo thời gian, các nhà ủng hộ dân chủ Kitô hữu – như phần còn lại của các nhà phản kháng diễu hành qua các đường phố- không dễ biến mất sớm.
Pv. VRNs
Tại Sao Kitô Hữu Đang Giúp Đỡ Lãnh Đạo Phong Trào Ủng Hộ Dân Chủ Tại Hồng Kông Reviewed by Unknown on 10/15/2014 Rating: 5 VRNs (15.10.2014) -Sài Gòn- Theo thinkprogress.org – Hàng ngàn người tràn ra các đường phố Hồng Kông cuối tháng trước để phản đối sự can...

Không có nhận xét nào: