VRNs (24.10.2014) – Sài Gòn – CNA – Một Giáo sư thần học cho biết, ĐGH Phaolo VI đã đảm đương một trách vụ khó khăn khi Ngài đương nhiệm Giáo Hoàng ở một giai đoạn “nhiễu nhương” của Giáo Hội lúc bấy giờ, nhưng ĐGH vẫn đứng vững trong Đức Ki-tô ngang qua mọi khó khăn và thách thức.
Giáo sư thần học thuộc đại học Phanxicô của Steubenville, Alan Schrech cho biết: “Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã phải gánh chịu nhiều khổ đau bởi thực trạng bỏ Đạo ngày càng gia tăng lúc bấy giờ. Ngài chịu đau khổ cho các giá trị Kitô giáo và hứng lấy đau khổ bởi sự xuyên tạc, bóp méo những Giáo huấn của Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, Ngài luôn đứng vững trong Đức Kitô và Thần Khí sự sống.”
ĐGM Giovanni Battista Montini – Giáo hoàng Phalô VI – được tuyên phong Chân phước hôm 19 tháng 10 vừa qua, trùng với ngày kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình.
Giáo sư thần học thuộc đại học Phanxicô của Steubenville, Alan Schrech cho biết: “Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã phải gánh chịu nhiều khổ đau bởi thực trạng bỏ Đạo ngày càng gia tăng lúc bấy giờ. Ngài chịu đau khổ cho các giá trị Kitô giáo và hứng lấy đau khổ bởi sự xuyên tạc, bóp méo những Giáo huấn của Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, Ngài luôn đứng vững trong Đức Kitô và Thần Khí sự sống.”
ĐGM Giovanni Battista Montini – Giáo hoàng Phalô VI – được tuyên phong Chân phước hôm 19 tháng 10 vừa qua, trùng với ngày kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình.
Chân dung Đức Phaolô VI tại quảng trường thánh Phêrô trong ngày Giáo hội tông phong ngài lên bậc Chân Phúc, 19.10.2014
Việc tuyên Chân phúc cho Ngài được tiến hành sau khi một phép là do lời chuyển cầu của Ngài. Bộ Phong Thánh đã chứng thực phép lạ này và được ĐGH Phanxicô chấp thuận vào tháng 5.
Vào năm 2012, Đức nguyên GH Bênêđictô XVI đã khẳng định nhân đức anh hùng của ĐGH Phaolo VI, và chính thức đưa Ngài lên “Bậc Đáng Kính.”
Trong cương vị GH, Đức Phaolô VI đã nêu cao nhân đức anh hùng của mình ở chỗ, mặc dầu chịu gian khổ bởi những bất hòa, rối ren trong Giáo Hội lúc bấy giờ, nhưng Ngài đã thực hiện những cải cách quan trọng trong Giáo hội, Ngài nhắm làm cho đức tin nơi giáo dân và trong hàng tu sĩ được kiên vững. Ngài là vị ngôn sứ đến để sửa chữa sai lầm trong thời đại mình và thậm chí còn là vị “Giáo hoàng hành hương” vì ngài cũng là người thực hiện nhiều chuyến tông du.
Việc cải cách của Chân phúc Giáo hoàng Phaolô VI bao gồm cải cách giáo triều Roma và Hồng Y Đoàn, đồng thời ủng hộ những phong trào đổi mới khác trong Giáo Hội.
Giáo sư Schreck cho biết, Ngài là một nhà lãnh đạo có năng lực, đã thực hiện cải cách Giáo triều Roma theo đúng tinh thần nêu ra trong Công đồng Vatican II. Hơn nữa, Ngài còn quốc tế hóa Hồng Y Đoàn bằng cách gia tăng các thành viên trong HY Đoàn, cộng thêm các Giáo hội phía Nam và Đông của địa cầu.
Vị giáo sư nói tiếp, giữa hiện trạng đổ nát văn hóa của thời đại, Đức Phaolô VI đã nhìn ra nhu cầu của các thành viên trong Giáo hội một đời sống cầu nguyện thâm sâu hơn. Ngài cũng là tiền thân của Đức Gioan Phaolo II chống lại chủ thuyết Cộng sản.
Schreck cho biết “Ngài cũng tích cực ủng hộ tự do tôn giáo nơi các quốc gia quốc gia đỏ và mở đường cho sự sụp đổ của ĐCS ở Đông Âu sau này.
Chân phúc được biết đến nhiều nhất ở thông điệp Sự sống con người (Humanae vitae) của Ngài, trong đó Ngài ủng hộ kỷ cương của Giáo Hội về khiết tịnh đời tu cũng như ngăn chặn hình thức tránh thai nhân tạo. Điều này gây ra tranh cãi sâu rộng lúc bấy giờ và giờ đây, ĐGH Phaolo VI đã được chứng minh là vị sứ giả chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của việc phá thai.
Giáo sư Schreck phát biểu “Mặc dầu giáo huấn của Ngài dấy lên những bất đồng nơi một số tín hữu Công giáo, nhưng những cảnh báo cụ thể của Ngài cho thế giới ngày nay về hậu quả tiêu cực của việc sử dụng phương pháp tránh thai rộng rãi đã trở thành hiện thực, đó là việc gia tăng quan hệ tình dục bừa bãi, kèm theo đó là sự coi rẻ mạng sống con người.
Ông Schreck nói thêm rằng: Nếu Thánh GH Gioan Phaolo II là vị GH đi đây đó nhiều nhất thì GH Phaolo VI là vị GH của sự hành hương. Giáo sư đã chỉ ra những chuyến hành hương của Ngài tới Úc, Nam Phi, Châu Á và Hoa Kỳ. Vị Tân Chân Phúc cũng thúc đẩy sứ vụ truyền giáo vào cuối triều đại Giáo hoàng của mình với Tông thư Loan Báo TM Cho Thế Giới Hôm Nay (On Evangelization in the Modern World) cũng như là người triệu tập Thượng Hội Đồng đầu tiên trong Giáo hội, Thượng Hội Đồng về giáo lý.
Cuối cùng Gs Schreck nói: Ngang qua đức tin, Ngài đã dẫn dắt Giáo hội qua khỏi giai đoạn thách đố nhất, giai đoạn mà văn hóa Phương Tây bị tống ra khỏi neo tàu Kitô giáo”
Pv.VRNs
Không có nhận xét nào: