HY Trần Nhật Quân trong đoàn biểu tình đòi Dân chủ tại HK |
Ngày càng nhiều người kêu gọi bầu cử tự do ở Hồng Kông
Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, cựu giám mục Hồng Kông, sẵn sàng đi tù nếu lời hứa dành cho thuộc địa trước đây của Anh quốc khi Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997 (đó là bầu cử tự do dân chủ và đầu phiếu phổ thông vào năm 2017) không được thực hiện.
Trong khi có vẻ ngày càng ít có khả năng Trung Quốc sẽ chấp thuận cho bầu cử tự do tại một trong các lãnh thổ của mình, tranh luận tại Hồng Kông, trung tâm tài chính của châu Á, đang ngày càng nóng lên vào tháng này. Trong dịp kỷ niệm Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào ngày 1-7, 430.000 người đã diễu hành qua khu nhà chọc trời của thành phố, đây được xem là cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn nhất được tổ chức trong thập niên qua.
Nhưng mối quan ngại lớn nhất đối với chính quyền Trung Quốc và đồng minh ở Hồng Kông là Occupy Central, phong trào lấy cảm hứng từ phong trào phản đối Chiếm Phố Wall năm 2011. Occupy Central do một giáo sư và mục sư Tin lành phát động và mục đích của phong trào là làm tê liệt khu tài chính này vào tháng 7 năm sau, qua hàng loạt cuộc biểu tình hòa bình và bất tuân pháp luật. Chính quyền có nguy cơ làm phương hại hình ảnh ổn định và an toàn trong kinh doanh của đặc khu này.
Khác với các nơi còn lại của Trung Quốc, bảy triệu dân Hồng Kông có đầy đủ tự do ngôn luận và tôn giáo và hệ thống tư pháp độc lập. Nhưng các lãnh đạo của khu này – từ trưởng đặc khu Hồng Kông là người cai quản thuộc địa cũ này – do một số cử tri bầu chọn, theo một hệ thống bầu cử phức tạp được các nhà chỉ trích cho là nó cố tình lập ra để ủng hộ các đồng minh của Bắc Kinh. Phe đối lập và phong trào Occupy Central đang kêu gọi chính quyền đề ra quá trình bầu cử rõ ràng hơn và cho phép đầu phiếu phổ thông để trưởng đặc khu mới được bầu cách trực tiếp hơn.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters, Đức Hồng y Zen – nghỉ hưu gần đây và luôn là người chỉ trích Bắc Kinh – nói ngài lo lắng về khả năng thâm nhập của những người biểu tình ủng hộ Trung Quốc. Mục đích của họ là kích động xung đột, xúi giục chính quyền dùng vũ lực đối phó lại. “Tôi lo lắng chúng ta có thể kết thúc bằng bạo lực … Đến lúc đó họ có cớ dẹp tan mọi thứ”, vị giám chức 81 tuổi nói.
Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, cựu giám mục Hồng Kông, sẵn sàng đi tù nếu lời hứa dành cho thuộc địa trước đây của Anh quốc khi Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997 (đó là bầu cử tự do dân chủ và đầu phiếu phổ thông vào năm 2017) không được thực hiện.
Trong khi có vẻ ngày càng ít có khả năng Trung Quốc sẽ chấp thuận cho bầu cử tự do tại một trong các lãnh thổ của mình, tranh luận tại Hồng Kông, trung tâm tài chính của châu Á, đang ngày càng nóng lên vào tháng này. Trong dịp kỷ niệm Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào ngày 1-7, 430.000 người đã diễu hành qua khu nhà chọc trời của thành phố, đây được xem là cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn nhất được tổ chức trong thập niên qua.
Nhưng mối quan ngại lớn nhất đối với chính quyền Trung Quốc và đồng minh ở Hồng Kông là Occupy Central, phong trào lấy cảm hứng từ phong trào phản đối Chiếm Phố Wall năm 2011. Occupy Central do một giáo sư và mục sư Tin lành phát động và mục đích của phong trào là làm tê liệt khu tài chính này vào tháng 7 năm sau, qua hàng loạt cuộc biểu tình hòa bình và bất tuân pháp luật. Chính quyền có nguy cơ làm phương hại hình ảnh ổn định và an toàn trong kinh doanh của đặc khu này.
Khác với các nơi còn lại của Trung Quốc, bảy triệu dân Hồng Kông có đầy đủ tự do ngôn luận và tôn giáo và hệ thống tư pháp độc lập. Nhưng các lãnh đạo của khu này – từ trưởng đặc khu Hồng Kông là người cai quản thuộc địa cũ này – do một số cử tri bầu chọn, theo một hệ thống bầu cử phức tạp được các nhà chỉ trích cho là nó cố tình lập ra để ủng hộ các đồng minh của Bắc Kinh. Phe đối lập và phong trào Occupy Central đang kêu gọi chính quyền đề ra quá trình bầu cử rõ ràng hơn và cho phép đầu phiếu phổ thông để trưởng đặc khu mới được bầu cách trực tiếp hơn.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters, Đức Hồng y Zen – nghỉ hưu gần đây và luôn là người chỉ trích Bắc Kinh – nói ngài lo lắng về khả năng thâm nhập của những người biểu tình ủng hộ Trung Quốc. Mục đích của họ là kích động xung đột, xúi giục chính quyền dùng vũ lực đối phó lại. “Tôi lo lắng chúng ta có thể kết thúc bằng bạo lực … Đến lúc đó họ có cớ dẹp tan mọi thứ”, vị giám chức 81 tuổi nói.
Nguồn: UCAN 29-08-2013/ Alessandro Speciale, Vatican Insider/La Stampa
Theo: Conggiao.info
Không có nhận xét nào: