Vụ tràn bùn đỏ từ hồ chứa xảy ra rạng sáng ngày 8/10/2014 ở nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Courtesy PL |
Gia Minh, RFA - 14.10.2014: Tin tức về vụ bùn đỏ tràn ra đường xí nghiệp tuyển quặng bauxite ở Tân Rai, Lâm Đồng vào rạng sáng ngày 8 tháng 10 vừa qua, lại làm dấy lên cảnh báo về những tác hại môi trường khôn lường cũng như những hệ lụy xã hội, quân sự của hoạt động khai thác quặng bauxite như thế ở Tây Nguyên.
Tai nạn mới
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin nhanh chóng về tình hình bùn đỏ tại hồ thải quặng đuôi số 5 tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai ở Lâm Đồng. Theo bản tin của phóng viên Gia Bảo thì nguyên nhân của vụ việc là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho nước trong hồ không thoát kịp dâng lên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã điều xe đào và xe ben chở đất đến để đắp thêm phần đập, ngăn chặn không cho bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới.
Tin cho biết hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bauxite ở Xí nghiệp mỏ tuyển bauxite Tân Rai. Hồ này thuộc Khu khai thác mỏ quặng bauxite Tân Rai và cách nhà máy alumin chừng 4 cây số. Tất cả bùn đỏ và nước rửa quặng tại hồ thải quặng số 5 được nói sẽ được khai thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển bauxite Tân Rai.
Ngay sau khi thông tin về vụ bùn đỏ tràn đập như thế được đưa ra vào buổi sáng, buổi chiều phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Biên lên tiếng với báo chí rằng nước tràn ra có màu đỏ chứ không phải là bùn đỏ từ hồ chứa chính và ông này nói rằng trong nước màu đỏ đó không có hóa chất nên không độc hại. Ngoài ra nước đó cũng chỉ nằm trong phạm vi nhà máy chưa tràn ra ngoài gây ảnh hưởng đến hoa màu và nhà cửa của dân chúng sống chung quanh nhà máy.
Ông này còn cho biết thêm nguyên nhân là do mưa lớn liên tục vượt qua cả đê chính và đê phụ.
Giáo sư- Tiến sỹ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Quản lý Môi trường, thuộc Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến về phát biểu của ông Nguyễn Văn Biên như sau:
“Bùn này không phải là bùn đỏ hoàn toàn, có lẫn những chất hữu cơ. Đây là sản phẩm của quá trình rửa và chiết xuất quặng ra chứ chưa phải là quá trình luyện quặng thành alumin và thành nhôm. Hai quá trình có những hồ riêng. Nếu từ hồ của quá trình luyện mà ra thì là bùn đỏ hoàn toàn, trong đó sud nhiều và độ pH có thể lên đến 12-13. Cái này nhẹ hơn một chút, nhưng dù sao vẫn là chất thải; đừng nói là tác hại không lớn như bùn đỏ. Bùn hữu cơ này cũng từ quá trình tách rửa sơ khai nhưng cũng có tác hại đến môi trường chung quanh.”
Giáo sư Lê Huy Bá nói đến qui trình và công nghệ mà Việt Nam đang sử dụng cho hoạt động này hiện nay ở Tây Nguyên như sau:
Họ có nói nhưng tất nhiên không được công khai. Họ làm chuyện đã rồi, cứ bưng bít và luôn chứng minh rằng có lợi, vì lỡ rồi mà. Qui trình công nghệ thì lạc hậu. máy móc không tốt, độ an toàn thấp.
Tại phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, thứ trưởng Bộ Công thương trình rằng Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công mô hình xử lý bùn đỏ để sản xuất sắt và việc triển khai trên thực tế là từ tháng 6 rồi.
Tuy vậy giáo sư Lê Huy Bá bác bỏ một kế hoạch sản xuất sắt từ bùn đỏ như thế có thể hiệu quả, ông nói:
Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông ( Hoàng Trung Hải) trình một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi phí biết bao nhiêu mà kể! Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt; người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3, hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như ‘trò đùa’.
Cảnh báo cũ
Khi dự án khai thác bauxite tại khu vực Tây Nguyên được đưa ra, rất nhiều các nhà khoa học đã lên tiếng về những tác động môi trường khôn lường mà việc khai thác như thế sẽ gây nên cho khu vực Tây Nguyên, nơi được xem là nóc nhà Đông Dương.
Giáo sư Lê Huy Bá tóm tắt lại một số những mối nguy như thế:
Tôi cũng đã nói về mặt kinh tế không có lợi lộc gì cả, về môi trường cảnh quan thì bị tàn phá. Còn về hoàn thổ thì không làm được vì quặng baxite ở Tây Nguyên nằm ‘lổm nhổm’ chứ không phải nằm trong một dãy có đồng đều. Nên khi móc lên như kiểu từng lỗ giống kiểu ‘bới ổ gà’ nên sau đó không có đất để mà hoàn thổ; trả lại tình trạng như ban đầu hầu như không thể làm được.
Đường xá thì bị phá hủy hết, xe chạy đến đâu thì hư hoại đến đó.
Còn bùn đỏ treo ở độ cao 700-800 mét như vậy nếu như vỡ thì bên dưới hạ lưu chết do chìm trong lũ quét, nó tiêu diệt hệ sinh thái, bồi lấp vườn tược của người ta, rồi tiêu diệt các sinh vật và ngay cả con người nếu chạm vào bùn đỏ.
Trong đi ấy thì các nhà chuyên môn thuộc những lĩnh vực khác cũng cảnh báo về những mối nguy xã hội, quân sự khi triển khai dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên bằng công nghệ lạc hậu và nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm xây dựng.
Giáo sư- TS Khoa học Võ Quý cũng có ý kiến cho rằng tình hình thời tiết như hiện nay khó lường trước và ông đặt vấn đề nếu mưa lớn hơn nữa thì tình trạng tràn đập như vừa qua lại xảy ra:
Nếu như mưa to nữa thì còn sạt (lở) nữa và còn có những việc xảy ra mà khó lường được. Nhất là trong thời điểm hiện nay: vấn đề nóng lên toàn cầu, mưa lũ chưa biết thế nào mà lường được. Bởi vì người ta biết biến đổi khí hậu tăng lên chứ đâu giảm đi; nhất bão bấy lâu nay rất rõ: bão ngày càng lớn và đột xuất; mưa thì chưa biết đến mức độ thế nào. Việt Nam mấy bữa nay bị rồi, nhiều nước trên thế giới bị rồi. Đây là những cảnh báo về vấn đề môi trường. Đó là một báo động cho những người thực hiện phải hết sức quan tâm.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng trang Bauxite Việt Nam, cũng nêu quan ngại về tình hình mưa lớn ở Tây Nguyên liên quan đến tình trạng tràn hồ như vừa qua:
Hiện tượng mưa trong mùa mưa ở Tây Nguyên rất ghê gớm, những người sống ở đó cho thấy mưa ở Tây Nguyên là ghê gớm. Khi tràn được hồ đuôi quặng này thì hồ bùn đỏ ở rất sát nhà máy, tuy khá vững chắc, nhưng khả năng tràn là một khả năng ‘nằm đó’, một khả năng đặt ra. Nên chúng tôi đặt vấn đề là những người thay mặt nhà nước từng hùng hổ tuyên bố trước ‘bàn dân thiên hạ’ rằng kế hoạch đã tính rồi và môi trường sinh thái không đáng lo gì nữa, bà con cứ yên tâm. Đến bây giờ, các ông ấy có lại đưa ra một lời hứa như đã từng hứa chắc như ‘đinh đóng cột’ bao nhiêu lần trước đây rồi không! Và các ông ấy trình bày cho dân biết phương án bảo vệ các cơ sở thải của quặng và các cơ sở lọc alumina đạt đến bao nhiêu phần trăm rồi. Cơ sở kỹ thuật để giữ vững cho bùn đỏ khỏi chảy ra ở hồ bùn đỏ đã đạt được bao nhiêu phần trăm rồi. Bởi vì nếu như mưa vẫn tiếp tục và rồi đây hồ bùn đỏ bị tràn, chắc chắn môi trường sinh thái sẽ bị đe dọa.
Kêu gọi lặp lại.
Trước tình hình những mối nguy của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn lơ lửng như thế những nhà khoa học như giáo sư Lê Huy Bá tiếp tục kiên trì với quan điểm của họ là phải cho dừng dự án chấp nhận những chi phí đã bỏ ra thay vì cứ chạy theo để tiếp tục tốn kém không thu lợi về kinh tế mà còn có thể chịu những nguy hại bất ngờ và phá hủy môi trường không thể nào cứu vãn. Ông nói:
Riêng tôi, tôi thấy nên ngưng lại chẳng thà chịu lỗ, chịu mất bao nhiêu tiền bạc rồi, còn hơn cứ theo mãi thì tai hại về sau còn cao hơn.Biết chấp nhận làm sai nhưng ngưng lại và biết xử lý theo hướng khác thì tốt hơn.
Giáo sư Võ Quý cũng nhắc lại những sai lầm trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và ông đồng ý với ý kiến của những nhà khoa học khác như đồng nghiệp Lê Huy Bá là phải dừng lại chứ đừng lao tiếp vì càng làm càng lỗ, ông nói:
Những tính toán ấy đã có trước khi sự việc xảy ra, các nhà khoa học đã nói rất kỹ, đã có những lời khuyên lâu rồi; nhưng họ vẫn làm theo việc họ đã ký kết, biết sao được!
Đã thấy không hợp lý nếu khai thác với các điều kiện như bây giờ. Đã nói cả chục năm nay và lúc này những điều đó thể hiện rất rõ, không thể nào chối cãi được. Chuyện đã xảy ra và còn nhiều việc xảy ra nữa chứ không phải như thế. Tiện lợi không có, kinh tế kém, đường sá bị phá hủy, ô nhiễm môi trường kề cận rồi.
Bỏ ra nhiều vốn rồi, nhưng thôi đành phải chịu vì càng theo thì càng lỗ nữa và ai chịu? Chính nhân dân chịu chứ đâu phải nhà sản xuất chịu.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi lặp lại quan điểm của những nhà khoa học thấy rõ những tai họa mà dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên sẽ gây ra và bản thân họ từng lên tiếng không triển khai; và nay là phải ngưng ngay lại. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi phát biểu:
Tất cả những chuyện đó, đầu tiên những anh như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn…; tất cả những anh ấy có trao đổi với chúng tôi và chúng tôi đi đến một kết luận: chỉ có ngừng thôi, không có cách nào khác!
Giáo sư Lê Huy Bá lý giải có những ràng buộc không thể nói ra trong việc dù biết lỗ lã và chịu hại về môi trường cũng như nhiều lĩnh vực khác nữa nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục một dự án đầy nguy hại như thế.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Tai nạn mới
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin nhanh chóng về tình hình bùn đỏ tại hồ thải quặng đuôi số 5 tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai ở Lâm Đồng. Theo bản tin của phóng viên Gia Bảo thì nguyên nhân của vụ việc là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho nước trong hồ không thoát kịp dâng lên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã điều xe đào và xe ben chở đất đến để đắp thêm phần đập, ngăn chặn không cho bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới.
Tin cho biết hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bauxite ở Xí nghiệp mỏ tuyển bauxite Tân Rai. Hồ này thuộc Khu khai thác mỏ quặng bauxite Tân Rai và cách nhà máy alumin chừng 4 cây số. Tất cả bùn đỏ và nước rửa quặng tại hồ thải quặng số 5 được nói sẽ được khai thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển bauxite Tân Rai.
Ngay sau khi thông tin về vụ bùn đỏ tràn đập như thế được đưa ra vào buổi sáng, buổi chiều phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Biên lên tiếng với báo chí rằng nước tràn ra có màu đỏ chứ không phải là bùn đỏ từ hồ chứa chính và ông này nói rằng trong nước màu đỏ đó không có hóa chất nên không độc hại. Ngoài ra nước đó cũng chỉ nằm trong phạm vi nhà máy chưa tràn ra ngoài gây ảnh hưởng đến hoa màu và nhà cửa của dân chúng sống chung quanh nhà máy.
Ông này còn cho biết thêm nguyên nhân là do mưa lớn liên tục vượt qua cả đê chính và đê phụ.
Giáo sư- Tiến sỹ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Quản lý Môi trường, thuộc Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến về phát biểu của ông Nguyễn Văn Biên như sau:
“Bùn này không phải là bùn đỏ hoàn toàn, có lẫn những chất hữu cơ. Đây là sản phẩm của quá trình rửa và chiết xuất quặng ra chứ chưa phải là quá trình luyện quặng thành alumin và thành nhôm. Hai quá trình có những hồ riêng. Nếu từ hồ của quá trình luyện mà ra thì là bùn đỏ hoàn toàn, trong đó sud nhiều và độ pH có thể lên đến 12-13. Cái này nhẹ hơn một chút, nhưng dù sao vẫn là chất thải; đừng nói là tác hại không lớn như bùn đỏ. Bùn hữu cơ này cũng từ quá trình tách rửa sơ khai nhưng cũng có tác hại đến môi trường chung quanh.”
Giáo sư Lê Huy Bá nói đến qui trình và công nghệ mà Việt Nam đang sử dụng cho hoạt động này hiện nay ở Tây Nguyên như sau:
Họ có nói nhưng tất nhiên không được công khai. Họ làm chuyện đã rồi, cứ bưng bít và luôn chứng minh rằng có lợi, vì lỡ rồi mà. Qui trình công nghệ thì lạc hậu. máy móc không tốt, độ an toàn thấp.
Tại phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, thứ trưởng Bộ Công thương trình rằng Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công mô hình xử lý bùn đỏ để sản xuất sắt và việc triển khai trên thực tế là từ tháng 6 rồi.
Tuy vậy giáo sư Lê Huy Bá bác bỏ một kế hoạch sản xuất sắt từ bùn đỏ như thế có thể hiệu quả, ông nói:
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã điều xe đào và xe ben chở đất đến để đắp ngăn chặn không cho bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới |
Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông ( Hoàng Trung Hải) trình một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi phí biết bao nhiêu mà kể! Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt; người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3, hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như ‘trò đùa’.
Cảnh báo cũ
Khi dự án khai thác bauxite tại khu vực Tây Nguyên được đưa ra, rất nhiều các nhà khoa học đã lên tiếng về những tác động môi trường khôn lường mà việc khai thác như thế sẽ gây nên cho khu vực Tây Nguyên, nơi được xem là nóc nhà Đông Dương.
Giáo sư Lê Huy Bá tóm tắt lại một số những mối nguy như thế:
Tôi cũng đã nói về mặt kinh tế không có lợi lộc gì cả, về môi trường cảnh quan thì bị tàn phá. Còn về hoàn thổ thì không làm được vì quặng baxite ở Tây Nguyên nằm ‘lổm nhổm’ chứ không phải nằm trong một dãy có đồng đều. Nên khi móc lên như kiểu từng lỗ giống kiểu ‘bới ổ gà’ nên sau đó không có đất để mà hoàn thổ; trả lại tình trạng như ban đầu hầu như không thể làm được.
Đường xá thì bị phá hủy hết, xe chạy đến đâu thì hư hoại đến đó.
Còn bùn đỏ treo ở độ cao 700-800 mét như vậy nếu như vỡ thì bên dưới hạ lưu chết do chìm trong lũ quét, nó tiêu diệt hệ sinh thái, bồi lấp vườn tược của người ta, rồi tiêu diệt các sinh vật và ngay cả con người nếu chạm vào bùn đỏ.
Trong đi ấy thì các nhà chuyên môn thuộc những lĩnh vực khác cũng cảnh báo về những mối nguy xã hội, quân sự khi triển khai dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên bằng công nghệ lạc hậu và nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm xây dựng.
Giáo sư- TS Khoa học Võ Quý cũng có ý kiến cho rằng tình hình thời tiết như hiện nay khó lường trước và ông đặt vấn đề nếu mưa lớn hơn nữa thì tình trạng tràn đập như vừa qua lại xảy ra:
Nếu như mưa to nữa thì còn sạt (lở) nữa và còn có những việc xảy ra mà khó lường được. Nhất là trong thời điểm hiện nay: vấn đề nóng lên toàn cầu, mưa lũ chưa biết thế nào mà lường được. Bởi vì người ta biết biến đổi khí hậu tăng lên chứ đâu giảm đi; nhất bão bấy lâu nay rất rõ: bão ngày càng lớn và đột xuất; mưa thì chưa biết đến mức độ thế nào. Việt Nam mấy bữa nay bị rồi, nhiều nước trên thế giới bị rồi. Đây là những cảnh báo về vấn đề môi trường. Đó là một báo động cho những người thực hiện phải hết sức quan tâm.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng trang Bauxite Việt Nam, cũng nêu quan ngại về tình hình mưa lớn ở Tây Nguyên liên quan đến tình trạng tràn hồ như vừa qua:
Hiện tượng mưa trong mùa mưa ở Tây Nguyên rất ghê gớm, những người sống ở đó cho thấy mưa ở Tây Nguyên là ghê gớm. Khi tràn được hồ đuôi quặng này thì hồ bùn đỏ ở rất sát nhà máy, tuy khá vững chắc, nhưng khả năng tràn là một khả năng ‘nằm đó’, một khả năng đặt ra. Nên chúng tôi đặt vấn đề là những người thay mặt nhà nước từng hùng hổ tuyên bố trước ‘bàn dân thiên hạ’ rằng kế hoạch đã tính rồi và môi trường sinh thái không đáng lo gì nữa, bà con cứ yên tâm. Đến bây giờ, các ông ấy có lại đưa ra một lời hứa như đã từng hứa chắc như ‘đinh đóng cột’ bao nhiêu lần trước đây rồi không! Và các ông ấy trình bày cho dân biết phương án bảo vệ các cơ sở thải của quặng và các cơ sở lọc alumina đạt đến bao nhiêu phần trăm rồi. Cơ sở kỹ thuật để giữ vững cho bùn đỏ khỏi chảy ra ở hồ bùn đỏ đã đạt được bao nhiêu phần trăm rồi. Bởi vì nếu như mưa vẫn tiếp tục và rồi đây hồ bùn đỏ bị tràn, chắc chắn môi trường sinh thái sẽ bị đe dọa.
Kêu gọi lặp lại.
Trước tình hình những mối nguy của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn lơ lửng như thế những nhà khoa học như giáo sư Lê Huy Bá tiếp tục kiên trì với quan điểm của họ là phải cho dừng dự án chấp nhận những chi phí đã bỏ ra thay vì cứ chạy theo để tiếp tục tốn kém không thu lợi về kinh tế mà còn có thể chịu những nguy hại bất ngờ và phá hủy môi trường không thể nào cứu vãn. Ông nói:
Riêng tôi, tôi thấy nên ngưng lại chẳng thà chịu lỗ, chịu mất bao nhiêu tiền bạc rồi, còn hơn cứ theo mãi thì tai hại về sau còn cao hơn.Biết chấp nhận làm sai nhưng ngưng lại và biết xử lý theo hướng khác thì tốt hơn.
Giáo sư Võ Quý cũng nhắc lại những sai lầm trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và ông đồng ý với ý kiến của những nhà khoa học khác như đồng nghiệp Lê Huy Bá là phải dừng lại chứ đừng lao tiếp vì càng làm càng lỗ, ông nói:
Những tính toán ấy đã có trước khi sự việc xảy ra, các nhà khoa học đã nói rất kỹ, đã có những lời khuyên lâu rồi; nhưng họ vẫn làm theo việc họ đã ký kết, biết sao được!
Đã thấy không hợp lý nếu khai thác với các điều kiện như bây giờ. Đã nói cả chục năm nay và lúc này những điều đó thể hiện rất rõ, không thể nào chối cãi được. Chuyện đã xảy ra và còn nhiều việc xảy ra nữa chứ không phải như thế. Tiện lợi không có, kinh tế kém, đường sá bị phá hủy, ô nhiễm môi trường kề cận rồi.
Bỏ ra nhiều vốn rồi, nhưng thôi đành phải chịu vì càng theo thì càng lỗ nữa và ai chịu? Chính nhân dân chịu chứ đâu phải nhà sản xuất chịu.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi lặp lại quan điểm của những nhà khoa học thấy rõ những tai họa mà dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên sẽ gây ra và bản thân họ từng lên tiếng không triển khai; và nay là phải ngưng ngay lại. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi phát biểu:
Tất cả những chuyện đó, đầu tiên những anh như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn…; tất cả những anh ấy có trao đổi với chúng tôi và chúng tôi đi đến một kết luận: chỉ có ngừng thôi, không có cách nào khác!
Giáo sư Lê Huy Bá lý giải có những ràng buộc không thể nói ra trong việc dù biết lỗ lã và chịu hại về môi trường cũng như nhiều lĩnh vực khác nữa nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục một dự án đầy nguy hại như thế.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Không có nhận xét nào: