Tâm Don- Alex Truong thực hiện: (VNTB) - “ Mảng báo chí điều tra chỉ có thể phát triển trong một nền báo chí tự do. Hay nói một cách khác, tự do báo chí nuôi dưỡng mảng báo chí điều tra. Không có tự do báo chí sẽ không có báo chí điều tra. Báo chí điều tra là sự thể hiện sinh động sức sống của một nền báo chí có chất lượng”, ông David E. Kaplan- Giám đốc Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu (Global Investigative Journalism Network) đã nói như vậy trong lần gặp gỡ với Việt Nam Thời Báo (VNTB) tại Manila- Philippines.
Hiểu một cách đơn giản, tự do báo chí đối với ông có nghĩa là gì?
Ông David E. Kaplan: Tự do báo chí là việc bạn có thể nói, đăng tải và phát sóng bất cứ gì bạn muốn. Trong một xã hội tự do, mọi người đều có quyền tranh luận với nhiều ý tưởng khác nhau. Tương tự thị trường hàng hóa và dịch vụ, bạn cũng cần một thị trường của những ý tưởng.
Theo ông, quốc gia nào có chỉ số tự do báo chí cao nhất?
Ông David E. Kaplan: Câu hỏi này tôi không phải là chuyên gia để trả lời, một số tổ chức chuyên theo dõi vấn đề này sẽ biết rõ hơn tôi. Tuy nhiên, theo tôi thấy, thông thường những thứ hạng cao nhất thuộc về các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Hoa Kỳ và Canada cũng có thứ hạng khá cao. Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt ở Liên Xô và Đông Âu, tự do báo chí đã lan rộng trên thế giới. Giờ đây hầu hết các nước đều có tự do báo chí nên nhà báo và những người làm nghề viết khác có thể đăng tải mọi điều họ muốn. Nhưng thật sự thì vẫn còn một số ít quốc gia cho rằng việc kiểm duyệt dư luận là cần thiết.
Trong một thế giới đã toàn cầu hóa, để cạnh tranh với các nước khác, bạn cần phải có dòng chảy tự do của thông tin. Nơi nào vẫn chưa gỡ bỏ gọng kìm kiểm soát truyền thông và tự do tư tưởng thì nơi đó sẽ bị tụt lại phía sau. Đó không chỉ là vấn đề nhân quyền mà nó còn là trở ngại cho phát triển kinh tế. Nhận thấy được điều đó nên Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là những quyền phổ quát.
Vì sao các tổ chức quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới và Freedom House luôn xếp hạng những quốc gia có thể chế độc tài như Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thấp nhất?
Ông David E. Kaplan: Do tư duy lạc hậu của những người lãnh đạo vẫn còn sống trong quá khứ. Việt Nam vốn có tiềm năng vô cùng to lớn. Các bạn là những người rất chăm chỉ, các bạn còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú và một lớp người trẻ muốn hướng đến tương lai. Nhưng các bạn không thể hướng đến tương lai nếu không có tự do thông tin. Chủ trương kiểm soát mọi mặt thông tin trong xã hội đang ngày càng trở nên lỗi thời. Làm thế nào có thể giữ kín mọi bí mật trên Internet? Bạn không thể áp đặt sự kiểm soát lên thông tin khi mà ngày nay nó không còn bị ngăn trở bởi biên giới nữa. Vì vậy, điều quan trọng là bạn đưa được tiếng nói của mình đến với nhiều người. Tất nhiên, chính quyền Việt Nam có quyền trình bày quan điểm của họ, nhưng họ phải biết sống chung với các chỉ trích. Chính quyền cần học cách tiếp nhận các phê phán và chỉ trích như Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Brazil hay Tổng thống của Indonesia ngày nay.
Việt Nam rồi sẽ thay đổi, đó không phải là câu hỏi “có hay không” mà là “khi nào” mà thôi. Kiểm soát thông tin chỉ hiệu quả trong thế kỷ 20. Bây giờ là thế kỷ 21, thời đại mà trên Internet thông tin có mọi cách để tìm đến mọi người. Vì vậy, với các nước như trên, khi nào họ mới tính đến viễn cảnh tương lai, bây giờ hay khi đã trễ?
Trong tương lai gần và tương lai xa, chỉ số tự do ở các nước vừa nói trên liệu có được cải thiện không và mức độ cải thiện đến đâu?
Ông David E. Kaplan: Từ những bài học lịch sử gần đây, chúng ta thấy mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhanh một khi thông tin gần như không thể bị ngăn chặn được nữa. Thanh niên ngày nay lớn lên trong sự tiếp nhận một lượng lớn thông tin từ Internet. Và bạn thử nhìn xem, chính quyền không còn có thể kiểm soát mọi thứ. Từ những thông tin ở cấp lãnh đạo chóp bu cho đến những vấn đề thời sự hằng ngày như y tế, thuốc men, giáo dục, hay tính hiệu quả của chính quyền địa phương. Ở những nước trải qua quá trình hiện đại hóa – Việt Nam đang bắt đầu quá trình này – sẽ xuất hiện một tầng lớp trung lưu. Những người từ tầng lớp này sẽ có những câu hỏi yêu cầu sự trả lời. Họ có quyền đặt câu hỏi. Bạn biết đấy, chẳng hạn như, ‘Vì sao dịch vụ hành khách công cộng lại không hoạt động hiệu quả?’, ‘Vì sao tuyến đường này vẫn chưa được sửa?’, hay ‘Vì sao ngày càng có nhiều công an nhận hối lộ?’. Không thể kìm nén những thắc mắc đó mãi được. Cuối cùng cả hệ thống sẽ thay đổi. Công việc của nhà báo đơn giản là đại diện cho tiếng nói của công chúng. Chúng ta là những người giám sát với nhiệm vụ phản ánh tâm tư và thắc mắc từ xã hội. Vì vậy khi tư duy và tiếng nói của xã hội ngày càng độc lập và mạnh mẽ hơn, báo chí cũng sẽ theo đó phát triển.
Thưa ông, ông có quan tâm đến báo chí Việt Nam hay không? Theo ông, Việt Nam có tự do báo chí hay không và Việt Nam cần phải làm gì để có tự do báo chí?
Ông David E. Kaplan: Tôi nghĩ các bạn sẽ là người quyết định phải nên làm gì. Các bạn luôn phải đối mặt với nguy cơ tù tội, sách nhiễu và đàn áp vì những điều các bạn viết ra. Đó là việc rất khó để tôi có thể hiểu được, và tôi không muốn các bạn phải gặp bất kì nguy hiểm nào.
Truyền thông chỉ là một phần của xã hội, và xã hội của các bạn đang thay đổi. Vì vậy bên cạnh các nhà báo, có những người khác cũng đang nỗ lực cho cải cách. Đó là thanh niên, sinh viên, giới chuyên môn, tầng lớp trung lưu, những người làm ăn kinh doanh cần sự minh bạch thông tin; đó còn là các quan chức cấp tiến trong chính phủ các bạn. Áp lực thay đổi sẽ đến từ nhiều nơi khi xã hội dần hiện đại hóa.
Chúng ta biết rằng để quá trình hiện đại hóa diễn ra thành công, cần hội đủ các điều kiện gồm chính sách thương mại tốt, một nền kinh tế lành mạnh, dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng. Và chúng ta cũng cần có truyền thông độc lập với vai trò là người giám sát – một phần không thể thiếu. Một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng là vì họ đã khôn ngoan nhìn thấy rõ điều này.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì tự do báo chí ở Việt Nam tốt hơn hay tồi tệ hơn?
Ông David E. Kaplan: Phải nói là tệ hơn rất nhiều. Việt Nam hiện đang bị đẩy ra rìa, đất nước tách biệt so với các quốc gia còn lại. Myanmar đã bắt đầu hiện đại hóa và dỡ bỏ kiểm duyệt. Indonesia và Philippines giờ là những nước tự do. Thailand đang có dấu hiệu thụt lùi nhưng so với Việt Nam vẫn có sự tự do hơn. Bạn biết không, khi chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị hội thảo này (Hội thảo báo chí điều tra Châu Á lần thứ nhất), một nhà báo Việt Nam vì quá sợ nên đã từ chối có tên trong danh sách diễn giả. Đó là kiểu luật pháp gì khi mà làm một diễn giả trong một hội thảo cũng bị cho là phạm tội? Thật điên rồ.
Việt Nam đang cầm tù rất nhiều nhà báo, blogger do họ có chính kiến khác với nhà cầm quyền. Ông đánh giá như thế nào về hành xử của chính quyền Việt Nam đối với sự bắt giữ này?
Ông David E. Kaplan: Trong ngắn hạn, những hành động này khiến những người cầm quyền cảm thấy an tâm, nhưng về lâu dài đó là sự lãng phí thời gian và phản tác dụng đối với xã hội. Cần có môi trường tự do trao đổi ý tưởng, cần có sự chấp nhận những khác biệt để tranh luận công bằng. Đó là cách một xã hội tiến lên. Thoạt nhìn đó là một không gian hỗn độn nhiều chiều nhưng cuối cùng lại rất hữu ích. Bởi nếu tồn tại tham nhũng, yếu kém, thiếu năng lực hay lãng phí trong quản lý, những vấn đề này sẽ được công khai trước ánh sáng. Và điều đó tốt cho tất cả mọi người từ trên cao xuống thấp.
Tóm lại, điều tôi muốn nói là truyền thông tự do và độc lập không chỉ đơn thuần là một quyền con người, nó còn là phần không thể thiếu của quá trình phát triển. Vì vậy, để Việt Nam tiến lên phía trước, song song với kinh tế, đất nước các bạn cũng cần mang lại tự do cho truyền thông báo chí.
Ông David E. Kaplan: Tự do báo chí là việc bạn có thể nói, đăng tải và phát sóng bất cứ gì bạn muốn. Trong một xã hội tự do, mọi người đều có quyền tranh luận với nhiều ý tưởng khác nhau. Tương tự thị trường hàng hóa và dịch vụ, bạn cũng cần một thị trường của những ý tưởng.
Theo ông, quốc gia nào có chỉ số tự do báo chí cao nhất?
Ông David E. Kaplan: Câu hỏi này tôi không phải là chuyên gia để trả lời, một số tổ chức chuyên theo dõi vấn đề này sẽ biết rõ hơn tôi. Tuy nhiên, theo tôi thấy, thông thường những thứ hạng cao nhất thuộc về các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Hoa Kỳ và Canada cũng có thứ hạng khá cao. Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt ở Liên Xô và Đông Âu, tự do báo chí đã lan rộng trên thế giới. Giờ đây hầu hết các nước đều có tự do báo chí nên nhà báo và những người làm nghề viết khác có thể đăng tải mọi điều họ muốn. Nhưng thật sự thì vẫn còn một số ít quốc gia cho rằng việc kiểm duyệt dư luận là cần thiết.
Trong một thế giới đã toàn cầu hóa, để cạnh tranh với các nước khác, bạn cần phải có dòng chảy tự do của thông tin. Nơi nào vẫn chưa gỡ bỏ gọng kìm kiểm soát truyền thông và tự do tư tưởng thì nơi đó sẽ bị tụt lại phía sau. Đó không chỉ là vấn đề nhân quyền mà nó còn là trở ngại cho phát triển kinh tế. Nhận thấy được điều đó nên Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là những quyền phổ quát.
Vì sao các tổ chức quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới và Freedom House luôn xếp hạng những quốc gia có thể chế độc tài như Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thấp nhất?
Ông David E. Kaplan: Do tư duy lạc hậu của những người lãnh đạo vẫn còn sống trong quá khứ. Việt Nam vốn có tiềm năng vô cùng to lớn. Các bạn là những người rất chăm chỉ, các bạn còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú và một lớp người trẻ muốn hướng đến tương lai. Nhưng các bạn không thể hướng đến tương lai nếu không có tự do thông tin. Chủ trương kiểm soát mọi mặt thông tin trong xã hội đang ngày càng trở nên lỗi thời. Làm thế nào có thể giữ kín mọi bí mật trên Internet? Bạn không thể áp đặt sự kiểm soát lên thông tin khi mà ngày nay nó không còn bị ngăn trở bởi biên giới nữa. Vì vậy, điều quan trọng là bạn đưa được tiếng nói của mình đến với nhiều người. Tất nhiên, chính quyền Việt Nam có quyền trình bày quan điểm của họ, nhưng họ phải biết sống chung với các chỉ trích. Chính quyền cần học cách tiếp nhận các phê phán và chỉ trích như Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Brazil hay Tổng thống của Indonesia ngày nay.
Việt Nam rồi sẽ thay đổi, đó không phải là câu hỏi “có hay không” mà là “khi nào” mà thôi. Kiểm soát thông tin chỉ hiệu quả trong thế kỷ 20. Bây giờ là thế kỷ 21, thời đại mà trên Internet thông tin có mọi cách để tìm đến mọi người. Vì vậy, với các nước như trên, khi nào họ mới tính đến viễn cảnh tương lai, bây giờ hay khi đã trễ?
Trong tương lai gần và tương lai xa, chỉ số tự do ở các nước vừa nói trên liệu có được cải thiện không và mức độ cải thiện đến đâu?
Ông David E. Kaplan: Từ những bài học lịch sử gần đây, chúng ta thấy mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhanh một khi thông tin gần như không thể bị ngăn chặn được nữa. Thanh niên ngày nay lớn lên trong sự tiếp nhận một lượng lớn thông tin từ Internet. Và bạn thử nhìn xem, chính quyền không còn có thể kiểm soát mọi thứ. Từ những thông tin ở cấp lãnh đạo chóp bu cho đến những vấn đề thời sự hằng ngày như y tế, thuốc men, giáo dục, hay tính hiệu quả của chính quyền địa phương. Ở những nước trải qua quá trình hiện đại hóa – Việt Nam đang bắt đầu quá trình này – sẽ xuất hiện một tầng lớp trung lưu. Những người từ tầng lớp này sẽ có những câu hỏi yêu cầu sự trả lời. Họ có quyền đặt câu hỏi. Bạn biết đấy, chẳng hạn như, ‘Vì sao dịch vụ hành khách công cộng lại không hoạt động hiệu quả?’, ‘Vì sao tuyến đường này vẫn chưa được sửa?’, hay ‘Vì sao ngày càng có nhiều công an nhận hối lộ?’. Không thể kìm nén những thắc mắc đó mãi được. Cuối cùng cả hệ thống sẽ thay đổi. Công việc của nhà báo đơn giản là đại diện cho tiếng nói của công chúng. Chúng ta là những người giám sát với nhiệm vụ phản ánh tâm tư và thắc mắc từ xã hội. Vì vậy khi tư duy và tiếng nói của xã hội ngày càng độc lập và mạnh mẽ hơn, báo chí cũng sẽ theo đó phát triển.
Thưa ông, ông có quan tâm đến báo chí Việt Nam hay không? Theo ông, Việt Nam có tự do báo chí hay không và Việt Nam cần phải làm gì để có tự do báo chí?
Ông David E. Kaplan: Tôi nghĩ các bạn sẽ là người quyết định phải nên làm gì. Các bạn luôn phải đối mặt với nguy cơ tù tội, sách nhiễu và đàn áp vì những điều các bạn viết ra. Đó là việc rất khó để tôi có thể hiểu được, và tôi không muốn các bạn phải gặp bất kì nguy hiểm nào.
Truyền thông chỉ là một phần của xã hội, và xã hội của các bạn đang thay đổi. Vì vậy bên cạnh các nhà báo, có những người khác cũng đang nỗ lực cho cải cách. Đó là thanh niên, sinh viên, giới chuyên môn, tầng lớp trung lưu, những người làm ăn kinh doanh cần sự minh bạch thông tin; đó còn là các quan chức cấp tiến trong chính phủ các bạn. Áp lực thay đổi sẽ đến từ nhiều nơi khi xã hội dần hiện đại hóa.
Chúng ta biết rằng để quá trình hiện đại hóa diễn ra thành công, cần hội đủ các điều kiện gồm chính sách thương mại tốt, một nền kinh tế lành mạnh, dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng. Và chúng ta cũng cần có truyền thông độc lập với vai trò là người giám sát – một phần không thể thiếu. Một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng là vì họ đã khôn ngoan nhìn thấy rõ điều này.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì tự do báo chí ở Việt Nam tốt hơn hay tồi tệ hơn?
Ông David E. Kaplan: Phải nói là tệ hơn rất nhiều. Việt Nam hiện đang bị đẩy ra rìa, đất nước tách biệt so với các quốc gia còn lại. Myanmar đã bắt đầu hiện đại hóa và dỡ bỏ kiểm duyệt. Indonesia và Philippines giờ là những nước tự do. Thailand đang có dấu hiệu thụt lùi nhưng so với Việt Nam vẫn có sự tự do hơn. Bạn biết không, khi chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị hội thảo này (Hội thảo báo chí điều tra Châu Á lần thứ nhất), một nhà báo Việt Nam vì quá sợ nên đã từ chối có tên trong danh sách diễn giả. Đó là kiểu luật pháp gì khi mà làm một diễn giả trong một hội thảo cũng bị cho là phạm tội? Thật điên rồ.
Việt Nam đang cầm tù rất nhiều nhà báo, blogger do họ có chính kiến khác với nhà cầm quyền. Ông đánh giá như thế nào về hành xử của chính quyền Việt Nam đối với sự bắt giữ này?
Ông David E. Kaplan: Trong ngắn hạn, những hành động này khiến những người cầm quyền cảm thấy an tâm, nhưng về lâu dài đó là sự lãng phí thời gian và phản tác dụng đối với xã hội. Cần có môi trường tự do trao đổi ý tưởng, cần có sự chấp nhận những khác biệt để tranh luận công bằng. Đó là cách một xã hội tiến lên. Thoạt nhìn đó là một không gian hỗn độn nhiều chiều nhưng cuối cùng lại rất hữu ích. Bởi nếu tồn tại tham nhũng, yếu kém, thiếu năng lực hay lãng phí trong quản lý, những vấn đề này sẽ được công khai trước ánh sáng. Và điều đó tốt cho tất cả mọi người từ trên cao xuống thấp.
Tóm lại, điều tôi muốn nói là truyền thông tự do và độc lập không chỉ đơn thuần là một quyền con người, nó còn là phần không thể thiếu của quá trình phát triển. Vì vậy, để Việt Nam tiến lên phía trước, song song với kinh tế, đất nước các bạn cũng cần mang lại tự do cho truyền thông báo chí.
Không có nhận xét nào: