Blogger Nguyễn Văn Hải nhận giải thưởng tự do báo chí từ điều phối viên của CPJ tại châu Á, ông Bob Dietz |
BBC - 27.11.2014: Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, đã chính thức nhận giải thưởng tự do báo chí mà ông được trao vắng mặt hồi tháng 11 năm 2013.
Thông tin trên trang web của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) nói giải thưởng đã được trao tận tay cho ông Hải hôm 25/11, tại lễ trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2014 của CPJ ở New York.
Giải thưởng này được sáng lập để vinh danh những "bài viết can đảm, giúp định hình cho tự do báo chí", CPJ nói trong một thông cáo.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Hải nói việc ông được trả tự do là "thắng lợi của những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn bè và các đồng nghiệp trong và ngoài nước, của các tổ chức quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ đã gây sức ép lên chính phủ Việt Nam".
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp với những bản án nặng nề khi chúng tôi chỉ biểu hiện ý nguyện một cách ôn hòa trên Internet?" ông nói.
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi chúng tôi giúp những người dân yếu thế cất lên tiếng nói của họ?"
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi thực hiện những quyền công dân đã được thừa nhận trong các công ước quốc tế mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã tham gia ký kết?"
"Vì nhà nước cộng sản Việt Nam là nhà nước độc tài về truyền thông, sử dụng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền".
"Họ không cho người dân quyền tự do thông tin trên Internet ... Họ không chấp nhận những ý kiến khác biệt trong xã hội."
"Những ai dám đưa ra các quan điểm khác biệt hoặc bình luận về các sự kiện chính trị nhạy cảm đều bị coi là tuyên truyền chống nhà nước và phải chịu những bản án nặng nề".
"Trong một thể chế như vậy, người dân không có công cụ, phương tiện nói lên tiếng nói của mình".
Ông Hải cho biết "sẽ tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình" đang còn bị giam trong tù.
"Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ , đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi nhà tù cộng sản, thúc đẩy tự do báo chí trên toàn thế giới", ông nói thêm.
Thông tin trên trang web của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) nói giải thưởng đã được trao tận tay cho ông Hải hôm 25/11, tại lễ trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2014 của CPJ ở New York.
Giải thưởng này được sáng lập để vinh danh những "bài viết can đảm, giúp định hình cho tự do báo chí", CPJ nói trong một thông cáo.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Hải nói việc ông được trả tự do là "thắng lợi của những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn bè và các đồng nghiệp trong và ngoài nước, của các tổ chức quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ đã gây sức ép lên chính phủ Việt Nam".
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp với những bản án nặng nề khi chúng tôi chỉ biểu hiện ý nguyện một cách ôn hòa trên Internet?" ông nói.
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi chúng tôi giúp những người dân yếu thế cất lên tiếng nói của họ?"
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi thực hiện những quyền công dân đã được thừa nhận trong các công ước quốc tế mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã tham gia ký kết?"
"Vì nhà nước cộng sản Việt Nam là nhà nước độc tài về truyền thông, sử dụng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền".
"Họ không cho người dân quyền tự do thông tin trên Internet ... Họ không chấp nhận những ý kiến khác biệt trong xã hội."
"Những ai dám đưa ra các quan điểm khác biệt hoặc bình luận về các sự kiện chính trị nhạy cảm đều bị coi là tuyên truyền chống nhà nước và phải chịu những bản án nặng nề".
"Trong một thể chế như vậy, người dân không có công cụ, phương tiện nói lên tiếng nói của mình".
Ông Hải cho biết "sẽ tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình" đang còn bị giam trong tù.
"Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ , đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi nhà tù cộng sản, thúc đẩy tự do báo chí trên toàn thế giới", ông nói thêm.
'Chưa có hồi kết'
Tuy nhiên ông cũng nói cuộc đấu tranh cho tự do báo chí vẫn "chưa có hồi kết".
"Khi bị bắt giữ vào tháng Tư năm 2008, ông Nguyễn Văn Hải là một trong hai nhà báo bị giữ sau song sắt ở Việt Nam", ông Dietz nói.
"Đến năm 2014, đã có ít nhất 15 nhà báo bị giam giữ tại nước này".
"Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về số lượng các nhà báo bị bắt giữ, chỉ sau Trung Quốc".
"Nguyễn Văn Hải là tù nhân bị giam giữ lâu năm nhất ở Việt Nam ... Ông đã luôn giữ lập trường kiên định rằng mình và các cộng sự vô tội và rằng việc viết thẳng thắn, tự do là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của con người".
"Dù bị buộc phải lưu vong, ông cũng đã không từ bỏ cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản ở nước mình."
Nhà nước cộng sản là nhà nước độc tài về truyền thông, sử dụng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu CàyPhát biểu tại lễ trao giải, ông Bob Dietz, điều phối viên tại châu Á của CPJ, đã gọi việc blogger Điếu Cày được trả tự do là "một chiến thắng".
Tuy nhiên ông cũng nói cuộc đấu tranh cho tự do báo chí vẫn "chưa có hồi kết".
"Khi bị bắt giữ vào tháng Tư năm 2008, ông Nguyễn Văn Hải là một trong hai nhà báo bị giữ sau song sắt ở Việt Nam", ông Dietz nói.
"Đến năm 2014, đã có ít nhất 15 nhà báo bị giam giữ tại nước này".
"Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về số lượng các nhà báo bị bắt giữ, chỉ sau Trung Quốc".
"Nguyễn Văn Hải là tù nhân bị giam giữ lâu năm nhất ở Việt Nam ... Ông đã luôn giữ lập trường kiên định rằng mình và các cộng sự vô tội và rằng việc viết thẳng thắn, tự do là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của con người".
"Dù bị buộc phải lưu vong, ông cũng đã không từ bỏ cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản ở nước mình."
------------------------------------
Theo Dân làm báo:
Theo Dân làm báo:
Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày
Danlambao - Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
CPJ - Tự Do Báo Chí 2013: Nedim Şener, Janet Hinostroza,
Bassem Youssef, Nguyen Van Hai
Bassem Youssef, Nguyen Van Hai
(AP, Sebastián Oquendo, To Coucle Refaat,
Free Journalists Network of Vietnam) -
Free Journalists Network of Vietnam) -
ảnh DLB & CPJ
Trong suốt 6 năm qua, thành viên của Danlambao đã cùng với các con của Điếu Cày làm việc với CPJ để góp phần vận động tự do cho Điếu Cày, điển hình làchiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày do CPJ phát động vào tháng 11, 2013. Ông Bob Dietz, phụ trách vùng Châu Á của CPJ là người đã đóng góp rất nhiều cho nỗ lực này. Ông đã đại diện CPJ để trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2013 cho blogger Điếu Cày vào tối hôm thứ Ba.
Bob Dietz - Asia Program Coordinator trao giải thưởng cho Điếu Cày.
(ảnh DLB)
Phát biểu tại buổi lễ, blogger Điếu Cày đã khẳng định con đường trước mặt của ông: "Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình." Đồng thời ông kêu gọi: "Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ, đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi các nhà tù CS, thúc đẩy quyền tự do báo chí trên toàn thế giới..."
Điếu Cày phát biểu tại đêm dạ tiệc trao giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế
(ảnh DLB)
ảnh DLB
Đây là buổi tổ chức thường niên lần thứ 24 của CPJ để vinh danh những phóng viên can đảm đã có những hy sinh và đóng góp cho tự do báo chí thế giới. Chương trình được điều hợp bởi phóng viên quốc tế nổi tiếng của CNN là Christiane Amanpour và sự tham dự của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như ABC News, The Wall Street Journal, Al Aljazeera, Reuter, AP, AFP, Bloomberg... các công ty Google, United Airlines, Sony, Getty Images... và gần 1000 quan khách có tầm ảnh hưởng trong xã hội đến tham dự.
(ảnh DLB)
Buổi tiệc phát giải với những quan khách quan trọng của thành phố New York
đã gây quỹ cho CPJ hơn 2.7 triệu đô la (ảnh DLB)
Năm nay, CPJ đã trao giải thưởng cho 4 phóng viên từ Nga, Miến Điện, Nam Phi và Iran: Ông Mikhail Zygar, giám đốc chương trình của đài TV Dozhd (Rain), là người đã chiến đấu không ngừng nghỉ để duy trì đài TV độc lập duy nhất còn tồn tại của nước Nga. Ông Aung Zaw, người sáng lập và chủ biên của tờ báo nổi tiếngThe Irrawaddy của Miến Điện, ông đã từng bị cho nằm trong danh sách đen bởi nhà nước quân phiệt Miến và Irrawaddy bị xem là "kẻ thù của chế độ". Bà Ferial Haffajee, một phóng viên can đảm của Nam Phi nổi tiếng với những phóng sự về sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng tại Nam Phi. Ông Siamak Ghaderi của thông tấn IRNA tại Iran, là người đã bị kết án 6 năm tù vì tội hoạt động truyền thông độc lập trên mạng.
Mikhail Zygar, Ferial Haffajee, Siamak Ghaderi, Aung Zaw và Điếu Cày
cùng với các thành viên của CPJ tại New York (ảnh DLB)
Mikhail Zygar, Siamak Ghaderi, Điếu Cày, Ferial Haffajee và Aung Zaw và
(Ảnh - The Irrawaddy tặng Danlambao)
Trong dịp này, blogger Điếu Cày đã được nhiều phóng viên quốc tế, các nhà hoạt động nổi tiếng trong lãnh vực truyền thông và nhân quyền đến chúc mừng ông đã được tự do và bày tỏ sự hỗ trợ nỗ lực tranh đấu của ông cho tự do báo chí và tự do cho những nhà báo, blogger đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Trong phần tiếp tân trước khi vào chương trình chính thức, Blogger Điếu Cày cũng đã trả lời một cuộc phỏng vấn do đài truyền hình Aljazeera thực hiện tại chỗ.
Trả lời phỏng vấn truyền hình Aljazeera (ảnh DLB)
Điếu Cày và các phóng viên truyền hình CBS (ảnh DLB)
Gặp gỡ và chia buồn với ông bà John và Diane Foley,
cha mẹ của phóng viên James Foley, người đã bị
khủng bố giết chết tại Syria vào tháng 8, 2014 (ảnh DLB)
Vào đêm trước đó, thứ Hai, 24.11.2014, tại trụ sở chính ở New York, Thông tấn xã Reuter cũng đã tổ chức một buổi tiệc tiếp tân dành cho các nhân vật đã được giải thưởng Tự Do Báo Chí.
Không có nhận xét nào: