"Xuất Khẩu" Tiến Sĩ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
20 tháng 11, 2014

"Xuất Khẩu" Tiến Sĩ

Nguyễn Huỳnh Mai: Chuyện "xuất khẩu" Tiến sĩ – chữ xuất khẩu được để trong ngoặc kép vì các vị Tiến sĩ không phải là một "hàng hóa" để buôn bán - được bàn đến từ mấy tuần nay. Vấn đề khả thi hay không là một chuyện lớn. Đó không là chủ đích của bài này.

Ra nước ngoài làm việc, các Tiến sĩ Việt Nam có thểcòn gặp một số …khó khăn tâm lý xã hội:
Xã hội Âu Mỹ khá bình đẳng. Không ai "dạ thưa, dâng cà phê hay trải thảm đỏ, … " cho các Tiến sĩ. Tình trạng như thế có thể làm một số Tiến sĩ đi từ Việt Nam khó chịu vì mất địa vị của người có quyền (trong xã hội học, chúng tôi gọi họ là ngườidominantshay người thống trị– đối nghĩa với kẻ bị trị. Nhưng dân chủ thì không còn ai "trị" người khác hết !) .

Giáo sư Tiến sĩ ở Âu Mỹ phải làm tất cả mọi việc như phải tự đánh máy thư từ, giáo trình, báo cáo nghiên cứu, lo đi giữ phòng cho các lớp của mình, … Muốn nhờ người cộng sự một việc gì cũng phải lễ phép, rào đón đàng hoàng chứ không được … ra lệnh.

Ngày làm việc khá đầy. Tự do, không ai kiểm soát nhưng công việc nhiều và nhiều áp lực. Ở Đại học thì phải khảo cứu khoa học và viết bài đăng báo. Ở phía bên kỷ nghệ thì cũng có vấn đề năng xuất với những dự án phải hoàn thành và hoàn thành đúng thời hạn. Hoàn toàn không có cảnh "sáng cấp ô đi, tối cấp ô về”. Hơn nữa đạo đức và tự trọng là một vấn đề đương nhiên ai cũng phải tuân thủ, một loại luật ngầm.

Tôi có thói quen khôi hài với mọi người rằng tôi biết giờ nhà tôi đi làm nhưng hoàn toàn không biết lúc nào anh ấy về vì có khi anh ấy về nhà lúc 10 hay 11 giờ đêm, kể cả thứ bảy và chủ nhật vì anh ấy, ngoài gia đình, còn có một người tình mang tên là "công việc".
Bây giờ các con tôi cũng thế. Đến nổi chúng phải vật lộn chạy đua với đồng hồ để vừa đi làm vừa lo cho con, khi chúng có con. Cũng may cho chúng là bà nội và bà ngoại (= tôi) của con cái chúng đã nghỉ hưu và có thể tiếp tay khi các bé đau ốm.

Một số phụ nữ bên này vì thế chỉ làm việc bán thời gian, hi sinh sự nghiệp. Nếu không, ai lo cho con cái?

. Học trò Âu Mỹ có thói quen được kính trọng và đối thoại tự do với người đi dạy. Bài giảng mà không vững thì chúng phản đối ngay tức thì. Người đi dạy lại phải sẳn lòng giúp từng cá nhân sinh viên nếu chúng cần, bất kể giờ giấc và dĩ nhiên là… miễn phí. Điều khiển tiểu luận ra trường, luận án Tiến sĩ, … nằm trong các bổn phận của người đi dạy, không có phong bì thêm.

. Những bổn phận làm việc cho cộng đồng là những bổn phận, tức là không ai được quyền tránh, và hoàn toàn không có thù lao (thuyết trình, viết báo cho cộng đồng, tham gia vào các sinh hoạt của các hội đoàn dân sự khi họ nhờ, …).

Một số Tiến sĩ và bác sĩ Việt Nam mà tôi có dịp đón ở Liège rất … quan liêu. Họ khá tự cao. Có khi chỉ là nghiên cứu sinh Tiến sĩ, họ đã là giáo sư hay giảng sư – cái đó đúng, bên nhà nhiều giảng sư chỉ mới xong Thạc sĩ – và than phiền rằng họ không được tôn trọng đúng mức bởi các đối tác Bỉ.

Về đời sống, họ ngạc nhiên thấy chúng tôi không có người giúp việc nhà.

Nhưng đồng thời họ khen là Khoa trưởng và Viện trưởng bên chúng tôi gần gũi, dễ tiếp cận.

Đi du học thôi là phải cần chuẩn bị tinh thần – Sinh viên đi du học còn trẻ, thích hợp với môi trường khá dễ. Trong khi các giáo sư Tiến sĩ, vốn được đải ngộ tốt bên nhà, coi chừng sẽ vở mộng khi phải đi ra nước ngoài làm việc.

Tiền lương cũng không hẳn là thiên đàng. Vì phải đóng bảo hiểm xã hội và đóng thuế. Trung bình, cho một giáo sư Đại học, khởi nghiệp, ở Bỉ, "lương túi", tức là lương thực thụ vô túi, còn lại sau khi trừ đủ thứ bảo hiểm và thuế, khoảng 3500€ mỗi tháng, không hơn. Sẽ tăng với thâm niên. Đến cuối đời thì được khoảng 50% thêm vào. Lương ấy không cao, nhưng ít nhất đã là gấp đôi mức lương của 50% dân Bỉ (= revenus médians), và gấp bốn mức nghèo. Lương ấy đủ sống thoải mái, nhưng không giàu.

Nếu đi làm bên phía kỹ nghệ thì lương có thể gấp đôi hay gấp mười con số trên, tùy … giá trị của Tiến sĩ – theo đánh giá của các “người đi săn đầu” – chasseur de têtes – những người tìm các bậc tài giỏi.
Với những điều tôi vừa kể trên, có lẻ một số Tiến sĩ Việt Nam sẽ không thích ra nước ngoài làm việc.

Riêng chúng tôi thì có lẻ vì quen với môi trường thế ấy, chúng tôi rất hạnh phúc với công việc của mình.
"Xuất Khẩu" Tiến Sĩ Reviewed by Unknown on 11/20/2014 Rating: 5 Nguyễn Huỳnh Mai: Chuyện "xuất khẩu" Tiến sĩ – chữ xuất khẩu được để trong ngoặc kép vì các vị Tiến sĩ không phải là một "...

Không có nhận xét nào: