VRNs (21.12.20114) – Sài Gòn- theo CNA- “Truyền thông mang nghĩa là làm cho hiệp nhất” là điều răn thứ nhất trong “Mười điều răn Truyền Thông” mà Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, đã miêu tả trong bài diễn văn của ngài vào hôm 24.11.2014 tại Học Viện Giáo Hoàng Salêdiêng tại Rôma.
Cha Federico Lombardi đã nhận bằng “tiến sĩ danh dự” về truyền thông xã hội do học viện Giáo hoàng này cấp, và trong bài diễn văn tại lễ trao bằng, cha đã phác hoạ lại bằng tất cả niềm say mê trong suốt 25 năm làm việc ở lãnh vực truyền thông Công giáo. Cha đúc kết tất cả những kinh nghiệm đó và gói gọn lại trong điều mà cha gọi là “Mười Điều Răn” dành cho công tác mục vụ truyền thông.
Cha Lombardi nói: “Có những người nghĩ rằng cần phải những xung đột thì truyền thông mới được năng động. Cho phép tôi nhấn mạnh rằng, tôi cực lực phản đối quan điểm này; tôi ghét và khước từ kiểu truyền thông này. Và điều này thực sự xuất phát từ thâm tâm tôi”.
Điều răn đầu tiên là “truyền thông phải đưa đến hiệp nhất”, và điều răn này được xây dựng nên nền tảng kinh nghiệm cá nhân của Cha Lombardi, người được bổ nhiệm làm giám đốc Đài Phát Thanh Vatican vào năm 1991, “vào ngày mà những quả bom đầu tiên của Khởi Đầu Cuộc Chiến Vùng Vịnh nổ ra”.
Cha Lombardi thú nhận rằng, ngài không ý thức về điều phải làm, nhưng ngài sẽ sớm học biết rằng công việc của ngài “không quá khó khăn”, bởi vì Đài Phát Thanh Vatican là “Đài Phát Thành của Đức Giáo Hoàng…và Đức Giáo Hoàng không im lặng trước điều đang xảy ra trên thế giới”.
Dấn thân cho hoà bình là điều thiết yếu mà việc truyền thông của Đài Phát Thanh Vatican theo đuổi.
“Hoà bình. Nói về hoà bình. Liên lỉ và kiên định. Biết bao lần trong những năm gần đây các vị Giáo Hoàng đã kiên nhẫn và liên lỉ hướng dẫn chúng ta nói về hoà bình!”
Điều răn thứ hai của Cha Lombardi là “hiểu và duy trì giá trị của sự đa dạng về văn hoá”. Ngài gợi nhắc lại sau biến cố Bức Tường Berlin sụp đổ, đã có một đề xuất là nên đóng cửa một số ban thuộc Ngôn Ngữ Miền Đông Âu ở Đài Phát Thanh Vatican, bởi vì các Giáo Hội Phía Đông không còn cần đến sự hỗ trợ lớn lao như thế nữa.
Ngài đã hoàn toàn phản đối ý tưởng đó, Ngài nói, bởi vì “việc làm truyền thông cho Giáo Hội và cho con người cần phải đồng hành với đời sống và hoàn cảnh lịch sử của họ, hiểu được những mong đợi và mong muốn của họ. Nếu bạn thực sự yêu con người, thì bạn tiếp tục đồng hành với họ”.
Điều răn này đi theo với điều răn thứ ba, “có liên hệ đến việc tập trung đến những người bé mọn và những vùng nghèo nàn đang thiếu thốn những tiện ích về kỹ thuật và kinh tế”.
Điều răn thứ tư liên quan đến sự trong sáng: “Nếu lương tâm của bạn trong sáng và bạn nhìn vào sự thật cách khách quan, thì bạn có thể chấp nhận bất cứ hoàn cảnh nào”.
Điều răn thứ năm của Cha Lombardi là “phục vụ Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng đáng kính có thể mang lại động lực cần thiết để cùng nhau đạt đới một mục tiêu – tôi khẳng định, cùng nhau, như một cộng đồng – những nghiệp đoàn lớn, ngay cả trong lãnh vực truyền thông”.
Ngài suy gẫm về kinh nghiệm của mình liên quan đến việc truyền thông vào năm cuối đời của Thánh Gioan Phaolô II, và mật nghị hồng y năm 2005.
Những tác động tích cực của việc truyền thông giúp cha hiểu rằng “nếu chúng ta chuẩn bị kỹ càng và có động lực tốt, thì mọi người sẽ tạo ra những điều lớn lao”, để thấy rằng “chúng ta đang nói về con người, không nói về các con số, nhưng về các nguồn lực con người”.
Phòng truyền thông thực hiện và lưu giữ những cuộn phim về những ngày cuối đời của Thánh Gioan Phaolô II trong tình trạng bệnh tật, và nỗi thống khổ của Ngài.
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Tôi hoàn toàn xác tín rằng truyền thông không đơn giản là dùng chiếc máy ảnh chụp vào lưu giữ những hình ảnh đau khổ vào giai đoạn cuối đời của Đức Giáo Hoàng để chuyển tải ra bên ngoài cho thế giới biết, nhưng làm công việc này bằng tất cả sự thận trọng và lòng kính cẩn, được dẫn dắt bởi một tình yêu sâu sắc dành cho người được lên máy”.
Và cha kết luận rằng “để hiểu và để truyền thông cách đầy đủ và sâu xa nhất về một con người, chúng ta phải yêu mến người ấy, yếu mến người ấy rất nhiều” – đây là điều răn Thứ Sáu.
Sau đó Cha Lombardi nói về kinh nghiệm của ngài trong vai trò là giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, về biết bao công việc mà cha đã nỗ lực thực hiện, đặc biệt trong những trường hợp về những vụ bê bối lạm dụng tình dục ở hàng giáo sĩ và về các vấn đề tài chính của Vatican.
Về khía cạnh các vụ bê bối lạm dụng tình dục hàng giáo sĩ, Cha Lombardi nhắc lại rằng “Đức Benedict XVI đã nói vài lần về con đường thanh luyện của Giáo Hội khi xem xét đến các dấu hiệu kinh khiếp của sự hiện diện sự dữ trong chính Giáo Hội”.
Cha Lombardi thú nhận rằng: “Việc ở tuyến trước trong tư cách là một nhà truyền thông cho phép và đòi hỏi một người có liên quan một cách rất sâu sắc đến con đường này, và để dự phần vào đó nhằm nỗ lực đóng góp một phần nhỏ bé những đau khổ cá nhân cho cái giá quá lớn mà Giáo Hội phải trả”.
Và cha nhấn mạnh rằng Điều răn Thứ Bảy là “hãy sẵn sàng, trong sự liên đới với cộng đoàn Giáo Hội, để thường xuyên trả giá đau đớn cho việc lớn lên trong sự thật”.
Về vấn đề bê bối tài chính, Cha Lombardi đã nhắc lại là chiến lược truyền thông đã phát triền thế nào, cũng nhờ vào hãng truyền thông bên ngoài chuyên về kiểu truyền thông đó, vì “đó là quyền được quan sát mà văn phòng báo chí, với những nguồn lực hiện có, không thể tự mình quản lý việc truyền thông của các vấn đề phức tạp về mặt kĩ thuật để tiếp tục trung thành với công việc của mình”.
Từ vấn đề tái chính đưa đến Điều răn Thứ Tám là: “Chúng ta phải xem là bình thường để trở nên trung thực trước các vấn đề quản trị và pháp lý của các tổ chức của chúng ta. Đây là một phần của sự uy tín của Giáo Hội”.
Điều răn thứ chín, là “sống và bảo vệ bản chất đặc thù của một Giáo Hội lữ hành, và tường thuật về Giáo hội để có thể chia sẻ, chứ không phải hạ thấp”, vì “sứ mạng của Giáo Hội, và truyền thông là đặc biệt liên hệ với nhau bởi vì tự bản chất vốn có của chúng”.
“Đây là điều mà tôi đặc biệt sống trong Triều Đại Giáo Hoàng này, là có thể đặt vấn đề trước nhiều khía cạnh của đời sống và công việc của chúng ta. Đây là Điều răn Thứ Mười của tôi”.
Cha Federico Lombardi đã nhận bằng “tiến sĩ danh dự” về truyền thông xã hội do học viện Giáo hoàng này cấp, và trong bài diễn văn tại lễ trao bằng, cha đã phác hoạ lại bằng tất cả niềm say mê trong suốt 25 năm làm việc ở lãnh vực truyền thông Công giáo. Cha đúc kết tất cả những kinh nghiệm đó và gói gọn lại trong điều mà cha gọi là “Mười Điều Răn” dành cho công tác mục vụ truyền thông.
Cha Lombardi nói: “Có những người nghĩ rằng cần phải những xung đột thì truyền thông mới được năng động. Cho phép tôi nhấn mạnh rằng, tôi cực lực phản đối quan điểm này; tôi ghét và khước từ kiểu truyền thông này. Và điều này thực sự xuất phát từ thâm tâm tôi”.
Điều răn đầu tiên là “truyền thông phải đưa đến hiệp nhất”, và điều răn này được xây dựng nên nền tảng kinh nghiệm cá nhân của Cha Lombardi, người được bổ nhiệm làm giám đốc Đài Phát Thanh Vatican vào năm 1991, “vào ngày mà những quả bom đầu tiên của Khởi Đầu Cuộc Chiến Vùng Vịnh nổ ra”.
Cha Lombardi thú nhận rằng, ngài không ý thức về điều phải làm, nhưng ngài sẽ sớm học biết rằng công việc của ngài “không quá khó khăn”, bởi vì Đài Phát Thanh Vatican là “Đài Phát Thành của Đức Giáo Hoàng…và Đức Giáo Hoàng không im lặng trước điều đang xảy ra trên thế giới”.
Dấn thân cho hoà bình là điều thiết yếu mà việc truyền thông của Đài Phát Thanh Vatican theo đuổi.
“Hoà bình. Nói về hoà bình. Liên lỉ và kiên định. Biết bao lần trong những năm gần đây các vị Giáo Hoàng đã kiên nhẫn và liên lỉ hướng dẫn chúng ta nói về hoà bình!”
Điều răn thứ hai của Cha Lombardi là “hiểu và duy trì giá trị của sự đa dạng về văn hoá”. Ngài gợi nhắc lại sau biến cố Bức Tường Berlin sụp đổ, đã có một đề xuất là nên đóng cửa một số ban thuộc Ngôn Ngữ Miền Đông Âu ở Đài Phát Thanh Vatican, bởi vì các Giáo Hội Phía Đông không còn cần đến sự hỗ trợ lớn lao như thế nữa.
Ngài đã hoàn toàn phản đối ý tưởng đó, Ngài nói, bởi vì “việc làm truyền thông cho Giáo Hội và cho con người cần phải đồng hành với đời sống và hoàn cảnh lịch sử của họ, hiểu được những mong đợi và mong muốn của họ. Nếu bạn thực sự yêu con người, thì bạn tiếp tục đồng hành với họ”.
Điều răn này đi theo với điều răn thứ ba, “có liên hệ đến việc tập trung đến những người bé mọn và những vùng nghèo nàn đang thiếu thốn những tiện ích về kỹ thuật và kinh tế”.
Điều răn thứ tư liên quan đến sự trong sáng: “Nếu lương tâm của bạn trong sáng và bạn nhìn vào sự thật cách khách quan, thì bạn có thể chấp nhận bất cứ hoàn cảnh nào”.
Điều răn thứ năm của Cha Lombardi là “phục vụ Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng đáng kính có thể mang lại động lực cần thiết để cùng nhau đạt đới một mục tiêu – tôi khẳng định, cùng nhau, như một cộng đồng – những nghiệp đoàn lớn, ngay cả trong lãnh vực truyền thông”.
Ngài suy gẫm về kinh nghiệm của mình liên quan đến việc truyền thông vào năm cuối đời của Thánh Gioan Phaolô II, và mật nghị hồng y năm 2005.
Những tác động tích cực của việc truyền thông giúp cha hiểu rằng “nếu chúng ta chuẩn bị kỹ càng và có động lực tốt, thì mọi người sẽ tạo ra những điều lớn lao”, để thấy rằng “chúng ta đang nói về con người, không nói về các con số, nhưng về các nguồn lực con người”.
Phòng truyền thông thực hiện và lưu giữ những cuộn phim về những ngày cuối đời của Thánh Gioan Phaolô II trong tình trạng bệnh tật, và nỗi thống khổ của Ngài.
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Tôi hoàn toàn xác tín rằng truyền thông không đơn giản là dùng chiếc máy ảnh chụp vào lưu giữ những hình ảnh đau khổ vào giai đoạn cuối đời của Đức Giáo Hoàng để chuyển tải ra bên ngoài cho thế giới biết, nhưng làm công việc này bằng tất cả sự thận trọng và lòng kính cẩn, được dẫn dắt bởi một tình yêu sâu sắc dành cho người được lên máy”.
Và cha kết luận rằng “để hiểu và để truyền thông cách đầy đủ và sâu xa nhất về một con người, chúng ta phải yêu mến người ấy, yếu mến người ấy rất nhiều” – đây là điều răn Thứ Sáu.
Sau đó Cha Lombardi nói về kinh nghiệm của ngài trong vai trò là giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, về biết bao công việc mà cha đã nỗ lực thực hiện, đặc biệt trong những trường hợp về những vụ bê bối lạm dụng tình dục ở hàng giáo sĩ và về các vấn đề tài chính của Vatican.
Về khía cạnh các vụ bê bối lạm dụng tình dục hàng giáo sĩ, Cha Lombardi nhắc lại rằng “Đức Benedict XVI đã nói vài lần về con đường thanh luyện của Giáo Hội khi xem xét đến các dấu hiệu kinh khiếp của sự hiện diện sự dữ trong chính Giáo Hội”.
Cha Lombardi thú nhận rằng: “Việc ở tuyến trước trong tư cách là một nhà truyền thông cho phép và đòi hỏi một người có liên quan một cách rất sâu sắc đến con đường này, và để dự phần vào đó nhằm nỗ lực đóng góp một phần nhỏ bé những đau khổ cá nhân cho cái giá quá lớn mà Giáo Hội phải trả”.
Và cha nhấn mạnh rằng Điều răn Thứ Bảy là “hãy sẵn sàng, trong sự liên đới với cộng đoàn Giáo Hội, để thường xuyên trả giá đau đớn cho việc lớn lên trong sự thật”.
Về vấn đề bê bối tài chính, Cha Lombardi đã nhắc lại là chiến lược truyền thông đã phát triền thế nào, cũng nhờ vào hãng truyền thông bên ngoài chuyên về kiểu truyền thông đó, vì “đó là quyền được quan sát mà văn phòng báo chí, với những nguồn lực hiện có, không thể tự mình quản lý việc truyền thông của các vấn đề phức tạp về mặt kĩ thuật để tiếp tục trung thành với công việc của mình”.
Từ vấn đề tái chính đưa đến Điều răn Thứ Tám là: “Chúng ta phải xem là bình thường để trở nên trung thực trước các vấn đề quản trị và pháp lý của các tổ chức của chúng ta. Đây là một phần của sự uy tín của Giáo Hội”.
Điều răn thứ chín, là “sống và bảo vệ bản chất đặc thù của một Giáo Hội lữ hành, và tường thuật về Giáo hội để có thể chia sẻ, chứ không phải hạ thấp”, vì “sứ mạng của Giáo Hội, và truyền thông là đặc biệt liên hệ với nhau bởi vì tự bản chất vốn có của chúng”.
“Đây là điều mà tôi đặc biệt sống trong Triều Đại Giáo Hoàng này, là có thể đặt vấn đề trước nhiều khía cạnh của đời sống và công việc của chúng ta. Đây là Điều răn Thứ Mười của tôi”.
Hoàng Minh
Không có nhận xét nào: