Nói đến Giàng Sinh là nói đến giây phút “Trời đất giao hoà”. Thiên Chúa giáng trần là để hoà giải và cứu độ, đem lại bình an cho nhân thế. Ngay khi Đức Giê-su sinh ra, các thiên thần đã tung hô “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Đây là một lời tung hô, trong số những lời nói đầy yêu thương nhất ở Tin Mừng. Nhưng bình an không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh hoặc chia rẽ, mà còn là một điều sâu xa và phong phú hơn. Thành phần chủ yếu của bình an là sự công chính. Như vậy, ở đâu có sự công chính, thì tại đó có bình an đích thực. Bình an cũng không đơn giản chỉ là sự hài hoà, mà là sự hạnh phúc tròn đầy. Bình an vẫn có thể tồn tại trong một thế giới nhiễu loạn, thậm chí ngay cả giữa những vấn đề nan giải, khó lòng gỡ rối, nhưng nếu có bình an thì có thể hóa giải được
Nói cách cụ thể, bình an là trạng thái yên tĩnh nội tâm, đồng thời bày tỏ mối tương quan thực sự với Thiên Chúa và với tha nhân. Theo ý nghĩa đầy đủ này, nếu chỉ bằng nỗ lực của con người, thì không thể tạo ra được sự bình an. Đây là một ân sủng, là món quà vô giá của Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại trong ngày Lễ Giáng Sinh. Thiên Chúa đến với loài người trong an bình, và Người mong muốn “Đất với Trời se chữ đồng”, con người với Thiên Chúa và con người với con người giao hòa với nhau trong ân tình trượng nghĩa. Bình an là hồng ân Thiên Chúa ban cho người tín hữu; quà tặng của người tín hữu đối với Thiên Chúa chính là đem bình an đến cho anh em.
Thiên Chúa Cha sai Con Một đến trong trần gian để thực hiện chương trình giao hoà giữa trời và đất, ban ơn cứu độ, giải thoát loài người khỏi sự chết đời đời (“Thiên Chúa Cha đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một mình, để ai tin vào Con của Người thì không phải chết nhưng được sống muôn đời” – Ga 3, 16), và chính vị Cứu Tinh ấy đã chọn cho mình một chỗ giáng sinh thật đơn sơ nhỏ bé: Một máng cỏ chiên lừa trong một hang đá hèn mọn. Chỗ đơn sơ thấp hèn ấy, hơn nơi nào hết, biểu lộ Tình Yêu Thiên Chúa, vì Tin Mừng của Thiên Chúa đã đến, trước tiên, cho nơi thấp hèn, cho người bé mọn. Và sau biến cố trọng đại ấy, thì Con Người cũng luôn luôn đến với những người bé mọn, thấp hèn, tội lỗi, tù rạc, bệnh hoạn…
Chính cái sự thấp hèn của một hang đá nuôi bò lừa, cùng với những mục đồng ở giai cấp bần cùng của xã hội, kể cả ông Giu-se và bà Maria không nhà cửa, không quán trọ, quây quần quanh một hài nhi nhỏ bé nhưng cao trọng khôn ví (vì hài nhi ấy chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật); tất cả đã nói lên sự giao hoà tuyệt đỉnh giữa trời và đất. Và phải chăng, thông qua sự giao hoà ấy, Thiên Chúa muốn cho loài người hiểu rằng Thiên Chúa là Tình Yêu, là sự Hiệp thông, là Hoà giải và Cứu độ. Người đã sai Con Một xuống thế để hoà giải loài người với Thiên Chúa và giữa loài người với nhau. Nói cách cụ thể, Đấng Cứu Thế giáng trần là Người vâng lệnh Ngôi Cha, đem hồng ân an bình cho nhân thế.
Trong khi đó, loài người đã đón tiếp vị Sứ Giả Hoà Bình, vị Cứu Tinh không lẽ chỉ có mấy con người nhỏ bé nơi hang bò lừa ấy thôi sao? Không, còn nữa, còn nhiều, nhưng nổi bật nhất là 4 nhân vật không thuộc giai cấp thấp hèn mà ở địa vị cao sang vương giả. Đó chính là 3 vị đạo sĩ phương Đông (quen gọi là ba vua) và vua Hê-rô-đê trị vì tiểu vương quốc mà trong đó có Bê-lem, nơi có sự kiện lạ lùng xảy ra. Ba vị đạo sĩ nhờ được mạc khải, biết được thời Cứu Độ, vị Cứu Tinh đã tới, và họ tìm đến để triều bái Người. Riêng nhân vật thứ tư là Hê-rô-đê cũng biết được nhờ ba vị đạo sĩ mách bảo và đã đón tiếp vị Cứu Tinh nhân loại bằng cách lùng giết hàng loạt hài nhi, nhằm tru diệt cho được hài nhi Giê-su (“Ông đã sai quân tru diệt hết các trẻ con tại Bê-lem và toàn vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian ông đã hỏi kỹ nơi các đạo sĩ” – Mt 2, 16)! Thế đấy!
Loài người cách đây 20 thế kỷ đã đón tiếp vị Sứ giả Hoà Bình, đã đón nhận sự hoà giải như vậy đó. Chắc có lẽ ai cũng nghĩ rằng ở thời đại thượng cổ mới xảy ra như vậy, còn ngày nay trong một xã hội văn minh tiến bộ, thì làm gì có những chuyện đó. Bẳng chứng là Lễ Giáng Sinh đã trở nên lễ hội chung của thế giới không phân biệt tôn giáo, và năm nào cũng vậy, dân chúng nô nức đón mừng Chúa Giáng Sinh bằng những hang đá hoành tráng, đèn sao rực rỡ, lễ hội tưng bừng, tiệc tùng linh đình… Quả nhiên là thế, nhưng bên cạnh, đằng sau cái hào nhoáng ấy là gì? Cũng hàng loạt sinh mạng chết từ trong trứng nước (nạo phá thai, huỷ diệt trứng, tinh trùng), rồi cũng hàng loạt sinh mạng trưởng thành thuộc đủ mọi giai cấp nhưng đa số vẫn là thường dân thuộc giai cấp thấp cổ bé miệng, chết vì chiến tranh, vì khủng bố. Loài người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Người, vậy thì những sinh mạng mang hình ảnh Thiên Chúa ấy bị giết hại thì phải chăng loài người cũng chẳng kém gì Hê-rô-đê thủa xưa lùng giết Đức Giê-su Thiên Chúa vậy.
Với quyền năng của Thiên Chúa thì sá gì một Hê-rô-đê, mà dù cho có đến cả triệu triệu Hê-rô-đê đi chăng nữa cũng chỉ là số không. Nhưng với thân phận con người mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy, thi chỉ cần một Hê-rô-đê thôi cũng đã khiến hàng loạt hài nhi bị giết, và Hài Nhi Giê-su phải trốn sang Ai Cập. Cứ nghĩ đến bài Tin Mừng CN III/MV (“Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? ” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” Binh lính cũng hỏi ông : “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? ” Ông bảo họ “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.” – Lc 3, 10-14); rồi nhìn kỹ lại bản thân, nhiều khi tôi giật mình, sợ đến toát mô hôi, vì thấy mình cũng – một cách nào đó – giống như Hê-rô-đê.
Thật đấy, đã chẳng hơn một lần trong vai trò người thu thuế tôi đã gian lận, đã đòi hỏi quá mức ấn định cho mình, để rồi dùng số thặng dư đó vào những canh bạc đỏ đen; cũng đã hơn một lần trong vai trò thủ quỹ, tôi đã thụt két, đã biển thủ để có dịp lao vào đề đóm, cá độ bóng đá; cũng đã hơn một lần trong vai trò người lính, tôi đã mượn những chiêu bài bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự để hà hiếp, khảo của, tống tiền người khác… Rồi biết bao nhiêu lần tôi không chỉ có 2 áo, mà là đùm đề áo đơn áo kép, mô đen nọ, kiểu dáng kía, nhưng tôi đã ngoảnh mặt đi khi thấy có người anh em co ro da bọc xương chìa tay xin, cũng không biết bao nhiêu lần tôi đã làm ngơ trước những người anh em bệnh hoạn, tật nguyền, tù tội, hoặc cùng lắm là kiếm vài hộp sữa, vài gói mì tôm… rình rang ném cho họ với một thái độ dửng dưng chai đá đến lạ lùng. Nhiều, nhiều lắm, nhiều quá lắm! Và như vậy thì tôi đâu thua kém gì Hê-rô-đê!
Trong một gia đình đông con, mỗi người con là một cá tính, không ai giống ai. Có người con hiền lành thì cũng có người con hung dữ, có người con ngoan ngoãn cũng có người con ngỗ nghịch. Đó là lý do giải thích những mối bất hoà trong gia đình, nhẹ thì chỉ là lục đục cãi nhau, nhưng nặng thì có thể đi đến cảnh gia đình tan vỡ, ly tán. Ở một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội cùng chung một núm ruột, một dòng máu, mà còn như vậy, huống chi ở cả tổng thể xã hội loài người. Trời đất giao hoà, Trời luôn luôn muốn giao hoà với Đất, nhưng chẳng hiểu Đất có thật sự muốn giao hoà với Trời? Ấy là chưa nói đến trong nội bộ bản thân của Đất, các chi thể, các tế bào có thật sự giao hoà với nhau hay không. Cho nên vẫn cần lắm, rất cần một vị Cứu Tinh. Và chính cái đêm vị Cứu Tinh ấy đến, cái “Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng” ấy đã làm cho “Đất với Trời se chữ đồng”. Không vui mừng, không tưng bừng sao được khi biết chắc chỉ có một Con Người ấy mới có đủ quyền năng, uy lực làm cho con người (Đất) giao hoà với Trời, làm cho “Đất với Trời se chữ đồng” được mà thôi !
Nơi phần cuối Thông điệp Giáng Sinh “Urbi et Orbi” – 2013, ĐTC Phan-xi-cô kêu gọi: “Anh chị em thân mến, hôm nay, trong thế giới này, trong nhân loại này, Đấng Cứu Thế, là Đức Chúa Kitô, được sinh ra. Chúng ta hãy tạm dừng trước Hài Nhi của Bethlehem. Chúng ta hãy để cho quả tim của mình được chạm đến, chúng ta hãy để cho mình được sưởi ấm bởi sự dịu dàng của Thiên Chúa, chúng ta cần sự âu yếm của Ngài. Thiên Chúa đầy tình thương: Chúc tụng và vinh danh Ngài muôn đời! Thiên Chúa là sự bình an: chúng ta hãy cầu xin Ngài giúp chúng ta trở nên những người xây dựng hòa bình mỗi ngày, trong cuộc đời chúng ta, trong gia đình chúng ta, ở các thành phố và quốc gia chúng ta và trên toàn thế giới. Chúng ta hãy để cho mình được đánh động bởi lòng nhân lành của Thiên Chúa.”
Lời dạy của Đức Thánh Cha cho thấy Hội Thánh không ngừng hoạt động cho hạnh phúc nhân loại trên mọi lãnh vực và cấp độ, dù phải đổ máu. Chẳng hạn, Giáo Hội không ngừng tranh đấu cho quyền sống của những trẻ sơ sinh, người nghèo, người bị áp bức, cho hòa bình thế giới. Biết bao nhiêu Ki-tô hữu đang âm thầm hi sinh cho các người đau khổ trong các trại cùi, cô nhi viện, các xóm nghèo lao động v.v… Cùng nhập thể với Đức Giê-su, người Ki-tô hữu hãy làm cho tha nhân “thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9, 1) là Đức Ki-tô, để “đem ơn cứu độ đến cho mọi người.” (Tt 2, 11) “Vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện vinh quang.” (Tt 2, 13).
Cũng trong tâm tình đó, Đức TGM Saigon viết trong Thư Mục tử Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh 2014 (số 10-11): “Sau mùa Vọng, chúng ta sẽ hân hoan bước vào Lễ Giáng Sinh, một Đại Lễ không những cho Giáo hội Công giáo, mà cho mọi Kitô hữu trên thế giới. Chúng ta vui mừng vì Chúa đến với chúng ta, Chúa sinh ra làm người ở giữa nhân loại, và sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Chúng ta sẽ tiếp nối “nền văn hóa gặp gỡ” mà Chúa đã mở ra cho chúng ta, hướng về ngày mọi người gặp gỡ nhau trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Chúng ta sẽ noi gương Chúa, đến với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, đến ở giữa họ, ở cùng họ, chia vui sẻ buồn với họ. Đem ánh sáng Tình thương của Thiên Chúa đến cho mọi người, đem “tin yêu”, đem “niềm vui của Tin mừng” đến cho mọi người. Chúa Giáng Sinh là nguồn vui của chúng ta. Những thứ vui chơi khác chỉ là phụ thuộc, không được che lấp Ánh Sáng linh thiêng của đêm Noel, niềm vui thiêng thánh mà Chúa mang tới.”
Xin hiệp dâng lời khẩn nguyện: Lạy Chúa! Năm xưa, Chúa đã chọn cái máng cỏ thấp hèn để đến với loài người tội lỗi, để giải thoát, để cứu độ chúng con. Cái máng cỏ tâm hồn của chúng con hôm nay sao thấy toàn một thứ cỏ lùng, nhưng chúng con vững tin rằng Chúa vẫn sẵn sàng đến với chúng con, bởi Chúa hằng mời gọi “hãy dâng tất cả sự yếu đuối và tội lỗi của con cho Ta”; ngoại trừ trường hợp chúng con cứ nhất định khép chặt tâm hồn, không chịu mở ra với Chúa. Vâng, chúng con nguyện dâng Chúa tất cả cuộc đời, cúi xin Chúa chuẩn nhận và tha thứ hết mọi lỗi lầm, để cung lòng chúng con được “tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2Pr 3, 14) như máng cỏ Bê-lem thủa xưa được vinh dự mừng đón Chúa giáng trần. Xin cho chúng con được cùng với các mục đồng dưới thế hoà ca cùng thần thánh trên cõi trời cao, mà tung hô rằng:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Nói cách cụ thể, bình an là trạng thái yên tĩnh nội tâm, đồng thời bày tỏ mối tương quan thực sự với Thiên Chúa và với tha nhân. Theo ý nghĩa đầy đủ này, nếu chỉ bằng nỗ lực của con người, thì không thể tạo ra được sự bình an. Đây là một ân sủng, là món quà vô giá của Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại trong ngày Lễ Giáng Sinh. Thiên Chúa đến với loài người trong an bình, và Người mong muốn “Đất với Trời se chữ đồng”, con người với Thiên Chúa và con người với con người giao hòa với nhau trong ân tình trượng nghĩa. Bình an là hồng ân Thiên Chúa ban cho người tín hữu; quà tặng của người tín hữu đối với Thiên Chúa chính là đem bình an đến cho anh em.
Thiên Chúa Cha sai Con Một đến trong trần gian để thực hiện chương trình giao hoà giữa trời và đất, ban ơn cứu độ, giải thoát loài người khỏi sự chết đời đời (“Thiên Chúa Cha đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một mình, để ai tin vào Con của Người thì không phải chết nhưng được sống muôn đời” – Ga 3, 16), và chính vị Cứu Tinh ấy đã chọn cho mình một chỗ giáng sinh thật đơn sơ nhỏ bé: Một máng cỏ chiên lừa trong một hang đá hèn mọn. Chỗ đơn sơ thấp hèn ấy, hơn nơi nào hết, biểu lộ Tình Yêu Thiên Chúa, vì Tin Mừng của Thiên Chúa đã đến, trước tiên, cho nơi thấp hèn, cho người bé mọn. Và sau biến cố trọng đại ấy, thì Con Người cũng luôn luôn đến với những người bé mọn, thấp hèn, tội lỗi, tù rạc, bệnh hoạn…
Chính cái sự thấp hèn của một hang đá nuôi bò lừa, cùng với những mục đồng ở giai cấp bần cùng của xã hội, kể cả ông Giu-se và bà Maria không nhà cửa, không quán trọ, quây quần quanh một hài nhi nhỏ bé nhưng cao trọng khôn ví (vì hài nhi ấy chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật); tất cả đã nói lên sự giao hoà tuyệt đỉnh giữa trời và đất. Và phải chăng, thông qua sự giao hoà ấy, Thiên Chúa muốn cho loài người hiểu rằng Thiên Chúa là Tình Yêu, là sự Hiệp thông, là Hoà giải và Cứu độ. Người đã sai Con Một xuống thế để hoà giải loài người với Thiên Chúa và giữa loài người với nhau. Nói cách cụ thể, Đấng Cứu Thế giáng trần là Người vâng lệnh Ngôi Cha, đem hồng ân an bình cho nhân thế.
Trong khi đó, loài người đã đón tiếp vị Sứ Giả Hoà Bình, vị Cứu Tinh không lẽ chỉ có mấy con người nhỏ bé nơi hang bò lừa ấy thôi sao? Không, còn nữa, còn nhiều, nhưng nổi bật nhất là 4 nhân vật không thuộc giai cấp thấp hèn mà ở địa vị cao sang vương giả. Đó chính là 3 vị đạo sĩ phương Đông (quen gọi là ba vua) và vua Hê-rô-đê trị vì tiểu vương quốc mà trong đó có Bê-lem, nơi có sự kiện lạ lùng xảy ra. Ba vị đạo sĩ nhờ được mạc khải, biết được thời Cứu Độ, vị Cứu Tinh đã tới, và họ tìm đến để triều bái Người. Riêng nhân vật thứ tư là Hê-rô-đê cũng biết được nhờ ba vị đạo sĩ mách bảo và đã đón tiếp vị Cứu Tinh nhân loại bằng cách lùng giết hàng loạt hài nhi, nhằm tru diệt cho được hài nhi Giê-su (“Ông đã sai quân tru diệt hết các trẻ con tại Bê-lem và toàn vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian ông đã hỏi kỹ nơi các đạo sĩ” – Mt 2, 16)! Thế đấy!
Loài người cách đây 20 thế kỷ đã đón tiếp vị Sứ giả Hoà Bình, đã đón nhận sự hoà giải như vậy đó. Chắc có lẽ ai cũng nghĩ rằng ở thời đại thượng cổ mới xảy ra như vậy, còn ngày nay trong một xã hội văn minh tiến bộ, thì làm gì có những chuyện đó. Bẳng chứng là Lễ Giáng Sinh đã trở nên lễ hội chung của thế giới không phân biệt tôn giáo, và năm nào cũng vậy, dân chúng nô nức đón mừng Chúa Giáng Sinh bằng những hang đá hoành tráng, đèn sao rực rỡ, lễ hội tưng bừng, tiệc tùng linh đình… Quả nhiên là thế, nhưng bên cạnh, đằng sau cái hào nhoáng ấy là gì? Cũng hàng loạt sinh mạng chết từ trong trứng nước (nạo phá thai, huỷ diệt trứng, tinh trùng), rồi cũng hàng loạt sinh mạng trưởng thành thuộc đủ mọi giai cấp nhưng đa số vẫn là thường dân thuộc giai cấp thấp cổ bé miệng, chết vì chiến tranh, vì khủng bố. Loài người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Người, vậy thì những sinh mạng mang hình ảnh Thiên Chúa ấy bị giết hại thì phải chăng loài người cũng chẳng kém gì Hê-rô-đê thủa xưa lùng giết Đức Giê-su Thiên Chúa vậy.
Với quyền năng của Thiên Chúa thì sá gì một Hê-rô-đê, mà dù cho có đến cả triệu triệu Hê-rô-đê đi chăng nữa cũng chỉ là số không. Nhưng với thân phận con người mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy, thi chỉ cần một Hê-rô-đê thôi cũng đã khiến hàng loạt hài nhi bị giết, và Hài Nhi Giê-su phải trốn sang Ai Cập. Cứ nghĩ đến bài Tin Mừng CN III/MV (“Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? ” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” Binh lính cũng hỏi ông : “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? ” Ông bảo họ “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.” – Lc 3, 10-14); rồi nhìn kỹ lại bản thân, nhiều khi tôi giật mình, sợ đến toát mô hôi, vì thấy mình cũng – một cách nào đó – giống như Hê-rô-đê.
Thật đấy, đã chẳng hơn một lần trong vai trò người thu thuế tôi đã gian lận, đã đòi hỏi quá mức ấn định cho mình, để rồi dùng số thặng dư đó vào những canh bạc đỏ đen; cũng đã hơn một lần trong vai trò thủ quỹ, tôi đã thụt két, đã biển thủ để có dịp lao vào đề đóm, cá độ bóng đá; cũng đã hơn một lần trong vai trò người lính, tôi đã mượn những chiêu bài bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự để hà hiếp, khảo của, tống tiền người khác… Rồi biết bao nhiêu lần tôi không chỉ có 2 áo, mà là đùm đề áo đơn áo kép, mô đen nọ, kiểu dáng kía, nhưng tôi đã ngoảnh mặt đi khi thấy có người anh em co ro da bọc xương chìa tay xin, cũng không biết bao nhiêu lần tôi đã làm ngơ trước những người anh em bệnh hoạn, tật nguyền, tù tội, hoặc cùng lắm là kiếm vài hộp sữa, vài gói mì tôm… rình rang ném cho họ với một thái độ dửng dưng chai đá đến lạ lùng. Nhiều, nhiều lắm, nhiều quá lắm! Và như vậy thì tôi đâu thua kém gì Hê-rô-đê!
Trong một gia đình đông con, mỗi người con là một cá tính, không ai giống ai. Có người con hiền lành thì cũng có người con hung dữ, có người con ngoan ngoãn cũng có người con ngỗ nghịch. Đó là lý do giải thích những mối bất hoà trong gia đình, nhẹ thì chỉ là lục đục cãi nhau, nhưng nặng thì có thể đi đến cảnh gia đình tan vỡ, ly tán. Ở một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội cùng chung một núm ruột, một dòng máu, mà còn như vậy, huống chi ở cả tổng thể xã hội loài người. Trời đất giao hoà, Trời luôn luôn muốn giao hoà với Đất, nhưng chẳng hiểu Đất có thật sự muốn giao hoà với Trời? Ấy là chưa nói đến trong nội bộ bản thân của Đất, các chi thể, các tế bào có thật sự giao hoà với nhau hay không. Cho nên vẫn cần lắm, rất cần một vị Cứu Tinh. Và chính cái đêm vị Cứu Tinh ấy đến, cái “Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng” ấy đã làm cho “Đất với Trời se chữ đồng”. Không vui mừng, không tưng bừng sao được khi biết chắc chỉ có một Con Người ấy mới có đủ quyền năng, uy lực làm cho con người (Đất) giao hoà với Trời, làm cho “Đất với Trời se chữ đồng” được mà thôi !
Nơi phần cuối Thông điệp Giáng Sinh “Urbi et Orbi” – 2013, ĐTC Phan-xi-cô kêu gọi: “Anh chị em thân mến, hôm nay, trong thế giới này, trong nhân loại này, Đấng Cứu Thế, là Đức Chúa Kitô, được sinh ra. Chúng ta hãy tạm dừng trước Hài Nhi của Bethlehem. Chúng ta hãy để cho quả tim của mình được chạm đến, chúng ta hãy để cho mình được sưởi ấm bởi sự dịu dàng của Thiên Chúa, chúng ta cần sự âu yếm của Ngài. Thiên Chúa đầy tình thương: Chúc tụng và vinh danh Ngài muôn đời! Thiên Chúa là sự bình an: chúng ta hãy cầu xin Ngài giúp chúng ta trở nên những người xây dựng hòa bình mỗi ngày, trong cuộc đời chúng ta, trong gia đình chúng ta, ở các thành phố và quốc gia chúng ta và trên toàn thế giới. Chúng ta hãy để cho mình được đánh động bởi lòng nhân lành của Thiên Chúa.”
Lời dạy của Đức Thánh Cha cho thấy Hội Thánh không ngừng hoạt động cho hạnh phúc nhân loại trên mọi lãnh vực và cấp độ, dù phải đổ máu. Chẳng hạn, Giáo Hội không ngừng tranh đấu cho quyền sống của những trẻ sơ sinh, người nghèo, người bị áp bức, cho hòa bình thế giới. Biết bao nhiêu Ki-tô hữu đang âm thầm hi sinh cho các người đau khổ trong các trại cùi, cô nhi viện, các xóm nghèo lao động v.v… Cùng nhập thể với Đức Giê-su, người Ki-tô hữu hãy làm cho tha nhân “thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9, 1) là Đức Ki-tô, để “đem ơn cứu độ đến cho mọi người.” (Tt 2, 11) “Vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện vinh quang.” (Tt 2, 13).
Cũng trong tâm tình đó, Đức TGM Saigon viết trong Thư Mục tử Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh 2014 (số 10-11): “Sau mùa Vọng, chúng ta sẽ hân hoan bước vào Lễ Giáng Sinh, một Đại Lễ không những cho Giáo hội Công giáo, mà cho mọi Kitô hữu trên thế giới. Chúng ta vui mừng vì Chúa đến với chúng ta, Chúa sinh ra làm người ở giữa nhân loại, và sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Chúng ta sẽ tiếp nối “nền văn hóa gặp gỡ” mà Chúa đã mở ra cho chúng ta, hướng về ngày mọi người gặp gỡ nhau trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Chúng ta sẽ noi gương Chúa, đến với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, đến ở giữa họ, ở cùng họ, chia vui sẻ buồn với họ. Đem ánh sáng Tình thương của Thiên Chúa đến cho mọi người, đem “tin yêu”, đem “niềm vui của Tin mừng” đến cho mọi người. Chúa Giáng Sinh là nguồn vui của chúng ta. Những thứ vui chơi khác chỉ là phụ thuộc, không được che lấp Ánh Sáng linh thiêng của đêm Noel, niềm vui thiêng thánh mà Chúa mang tới.”
Xin hiệp dâng lời khẩn nguyện: Lạy Chúa! Năm xưa, Chúa đã chọn cái máng cỏ thấp hèn để đến với loài người tội lỗi, để giải thoát, để cứu độ chúng con. Cái máng cỏ tâm hồn của chúng con hôm nay sao thấy toàn một thứ cỏ lùng, nhưng chúng con vững tin rằng Chúa vẫn sẵn sàng đến với chúng con, bởi Chúa hằng mời gọi “hãy dâng tất cả sự yếu đuối và tội lỗi của con cho Ta”; ngoại trừ trường hợp chúng con cứ nhất định khép chặt tâm hồn, không chịu mở ra với Chúa. Vâng, chúng con nguyện dâng Chúa tất cả cuộc đời, cúi xin Chúa chuẩn nhận và tha thứ hết mọi lỗi lầm, để cung lòng chúng con được “tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2Pr 3, 14) như máng cỏ Bê-lem thủa xưa được vinh dự mừng đón Chúa giáng trần. Xin cho chúng con được cùng với các mục đồng dưới thế hoà ca cùng thần thánh trên cõi trời cao, mà tung hô rằng:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Lam Thy ĐVD
Không có nhận xét nào: