Robert Peston/BBC: Đồng rúp của Nga mất giá phân nửa trong năm nay.
Dưới đây là những con số giải thích lý do tại sao nền kinh tế Nga đang lao đao khi đối mặt với một giá dầu sụt giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Dầu và khí đốt chiếm hai phần ba tổng xuất khẩu của Nga với khoảng 530 tỉ USD. Nếu không có dầu khí, Nga sẽ có mức thâm hụt lớn về thương mại và giao dịch tài chính với phần còn lại của thế giới - đó là lý do tại sao ngân hàng trung ương của Nga dự kiến sẽ bị bơm tiền ra ngoài hơn 100 tỉ USD trong năm nay và năm sau.
Và chi tiêu công gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi các khoản thu từ dầu khí. Nếu không có nguồn thu này, chính phủ sẽ bị tăng các khoản nợ của mình khoảng hơn 10% một năm, theo số liệu của IMF.
Vì vậy, thâm hụt phi dầu mỏ lớn và không bền vững ở khu vực công và thương mại giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư không muốn đụng chạm đến đồng rúp.
Và biện pháp trừng phạt của phương Tây, áp đặt đối với hành động của ông Putin cho sự phiêu lưu của mình ở Ukraine, chỉ làm cho nền kinh tế Nga khó khăn hơn.
Chính phủ tuyệt vọng?
Việc đồng rúp mất giá 50% trong năm nay chẳng mấy bất ngờ, ít nhiều do giá dầu sụt giảm.
Điều đó làm tăng lạm phát tràn lan – với giá cả đã tăng hơn 9%.
Và ngân hàng trung ương của Nga dự báo nền kinh tế sẽ sụt giảm gần 5% trong năm tới.
Nhưng ngay cả trong bối cảnh như vậy thì quyết định của ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17% là động thái gây sửng sốt.
Nó có thể có tác dụng là đồng rúp đỡ mất giá. Rồi sau đó quyết định này sẽ khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng chính phủ đang ngày càng tuyệt vọng và bất lực khi đối mặt với một cơn sóng thần của thị trường.
Gợn sóng toàn cầu
Nga chưa phá sản. Vào giữa năm nay IMF dự đoán Mosocw có ngoại hối dự trữ tương đương với giá trị khoảng một năm nhập khẩu. Mức này có thể giảm xuống còn gần 10 tháng vào lúc này, nhưng cũng đóng vai trò chống đỡ phần nào.
Điều đó có ý nghĩa gì đối với các nước khác? Việc Nga đang hút nhu cầu từ nền kinh tế toàn cầu đang có vấn đề, như khu vực châu Âu và Trung Quốc trì trệ, thực ra cũng không hay ho gì.
Đối với các ngân hàng nước ngoài cho Nga vay- khoảng 364 tỉ USD thì đó là mức nghiêm trọng nhưng không quá nguy hiểm (và tiền mà những ngân hàng Anh cho vay chỉ khoảng vài phần trăm trong tổng số Nga vay mượn).
Ngoài ra còn có khoảng nửa tỷ đôla trái phiếu Nga đang trên sàn giao dịch, với khoảng một phần ba số trái phiếu này được chính phủ phát hành. Hầu hết số trái phiếu này được các nhà đầu tư xem là trái phiếu nhiều rủi ro mặc dù các hãng xếp hạng chưa chính thức phân loại vào dạng này.
Xét về tổng thể những gì đang diễn ra, Nga đang bị rò rỉ tiền mặt ở mức ồ ạt. Và khi thiếu một sự thỏa hiệp với phương Tây về Ukraine, người ta khó có thể thấy được Moscow sẽ cầm cự thế nào với đà xuống dốc này.
Dưới đây là những con số giải thích lý do tại sao nền kinh tế Nga đang lao đao khi đối mặt với một giá dầu sụt giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Dầu và khí đốt chiếm hai phần ba tổng xuất khẩu của Nga với khoảng 530 tỉ USD. Nếu không có dầu khí, Nga sẽ có mức thâm hụt lớn về thương mại và giao dịch tài chính với phần còn lại của thế giới - đó là lý do tại sao ngân hàng trung ương của Nga dự kiến sẽ bị bơm tiền ra ngoài hơn 100 tỉ USD trong năm nay và năm sau.
Và chi tiêu công gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi các khoản thu từ dầu khí. Nếu không có nguồn thu này, chính phủ sẽ bị tăng các khoản nợ của mình khoảng hơn 10% một năm, theo số liệu của IMF.
Vì vậy, thâm hụt phi dầu mỏ lớn và không bền vững ở khu vực công và thương mại giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư không muốn đụng chạm đến đồng rúp.
Và biện pháp trừng phạt của phương Tây, áp đặt đối với hành động của ông Putin cho sự phiêu lưu của mình ở Ukraine, chỉ làm cho nền kinh tế Nga khó khăn hơn.
Chính phủ tuyệt vọng?
Việc đồng rúp mất giá 50% trong năm nay chẳng mấy bất ngờ, ít nhiều do giá dầu sụt giảm.
Điều đó làm tăng lạm phát tràn lan – với giá cả đã tăng hơn 9%.
Và ngân hàng trung ương của Nga dự báo nền kinh tế sẽ sụt giảm gần 5% trong năm tới.
Phương Tây thanh trừng Nga vì những quyết định của ông Putin tại Ukraine.
Nhưng ngay cả trong bối cảnh như vậy thì quyết định của ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17% là động thái gây sửng sốt.
Nó có thể có tác dụng là đồng rúp đỡ mất giá. Rồi sau đó quyết định này sẽ khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng chính phủ đang ngày càng tuyệt vọng và bất lực khi đối mặt với một cơn sóng thần của thị trường.
Gợn sóng toàn cầu
Nga chưa phá sản. Vào giữa năm nay IMF dự đoán Mosocw có ngoại hối dự trữ tương đương với giá trị khoảng một năm nhập khẩu. Mức này có thể giảm xuống còn gần 10 tháng vào lúc này, nhưng cũng đóng vai trò chống đỡ phần nào.
Điều đó có ý nghĩa gì đối với các nước khác? Việc Nga đang hút nhu cầu từ nền kinh tế toàn cầu đang có vấn đề, như khu vực châu Âu và Trung Quốc trì trệ, thực ra cũng không hay ho gì.
Đối với các ngân hàng nước ngoài cho Nga vay- khoảng 364 tỉ USD thì đó là mức nghiêm trọng nhưng không quá nguy hiểm (và tiền mà những ngân hàng Anh cho vay chỉ khoảng vài phần trăm trong tổng số Nga vay mượn).
Ngoài ra còn có khoảng nửa tỷ đôla trái phiếu Nga đang trên sàn giao dịch, với khoảng một phần ba số trái phiếu này được chính phủ phát hành. Hầu hết số trái phiếu này được các nhà đầu tư xem là trái phiếu nhiều rủi ro mặc dù các hãng xếp hạng chưa chính thức phân loại vào dạng này.
Xét về tổng thể những gì đang diễn ra, Nga đang bị rò rỉ tiền mặt ở mức ồ ạt. Và khi thiếu một sự thỏa hiệp với phương Tây về Ukraine, người ta khó có thể thấy được Moscow sẽ cầm cự thế nào với đà xuống dốc này.
Robert Peston - Chủ biên trang Kinh tế BBC
Không có nhận xét nào: