Giá xăng trung bình tại Mỹ chỉ còn 14.706 đồng một lít trong khi ở Việt Nam xuống nhỏ giọt trong lần giảm thứ 11 liên tiếp.
Ngày 11/12 trên thị trường New York (Mỹ), giá dầu giảm mạnh 2,88 USD/thùng xuống mức 60,94 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009, theo số liệu từ Bloomberg.
Dự đoán, giá dầu sẽ tiếp tục giảm sâu bởi các nước thành viên OPEC vẫn không có ý định cắt giảm sản lượng. Giá dầu giảm đã kéo giá xăng tại nhiều nước giảm theo. Giá xăng tại Mỹ khác nhau tùy từng bang, song nếu lấy giá trung bình toàn quốc đầu tháng 7/2014 là 3,65 USD/gallon (tương đương 24.488 đồng/lít) so với giá 2,62 USD/gallon (tương đương 14.706 đồng/lít) ở ngày 11/12, giá xăng nước này đã giảm 28,22%, theo trang Daily Fuel Report.
Dự báo cho năm sau, Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng giá xăng trung bình sẽ về 2,6 USD một gallon, thấp hơn 23% so với trung bình năm nay và thấp nhất kể từ 2009. Nếu dự báo này thành hiện thực, người tiêu dùng Mỹ sẽ tiết kiệm được 100 tỷ USD tiền nhiên liệu. Theo đánh giá của các chuyên gia, điều này sẽ góp phần kích thích kinh tế nhờ giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ có thêm tiền để chi tiêu, gia tăng tiêu dùng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, sau 11 lần giảm giá liên tiếp, giá xăng chỉ xuống một cách nhỏ giọt. Trong lần giảm giá gần đây nhất, ngày 6/12, xăng RON 92 giá 19.930 đồng/lít, dầu diesel giá 18.410 đồng/lít, dầu hỏa giá 18.970 đồng/lít.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức giảm giá mặt hàng xăng RON 92 và RON 95 là 5.710 đồng/lít.
Dù lãnh đạo Petrolimex cho rằng, việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, nhưng rõ ràng giá bán lẻ của mặt hàng này vẫn khá cao. Đó là do thuế, phí đang chiếm hơn 1/3 giá xăng.
Cụ thể, với giá nhập khẩu xăng khoảng 81 USD/thùng thì thuế nhập khẩu tương đương gần 3.000 đồng/lít. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt là 1.400 đồng/lít; thuế bảo vệ môi trường là 1.000 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng là 1.800 đồng/lít. Tính chung, mỗi lít xăng đang “cõng” hơn 7.000 đồng cho các khoản thuế, phí.
Ở mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut, con số này lần lượt là 5.000 đồng/lít; 5.200 đồng/lít và 4.000 đồng/kg (không có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường thấp hơn).
Ngày 11/12 trên thị trường New York (Mỹ), giá dầu giảm mạnh 2,88 USD/thùng xuống mức 60,94 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009, theo số liệu từ Bloomberg.
Dự đoán, giá dầu sẽ tiếp tục giảm sâu bởi các nước thành viên OPEC vẫn không có ý định cắt giảm sản lượng. Giá dầu giảm đã kéo giá xăng tại nhiều nước giảm theo. Giá xăng tại Mỹ khác nhau tùy từng bang, song nếu lấy giá trung bình toàn quốc đầu tháng 7/2014 là 3,65 USD/gallon (tương đương 24.488 đồng/lít) so với giá 2,62 USD/gallon (tương đương 14.706 đồng/lít) ở ngày 11/12, giá xăng nước này đã giảm 28,22%, theo trang Daily Fuel Report.
Dự báo cho năm sau, Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng giá xăng trung bình sẽ về 2,6 USD một gallon, thấp hơn 23% so với trung bình năm nay và thấp nhất kể từ 2009. Nếu dự báo này thành hiện thực, người tiêu dùng Mỹ sẽ tiết kiệm được 100 tỷ USD tiền nhiên liệu. Theo đánh giá của các chuyên gia, điều này sẽ góp phần kích thích kinh tế nhờ giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ có thêm tiền để chi tiêu, gia tăng tiêu dùng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, sau 11 lần giảm giá liên tiếp, giá xăng chỉ xuống một cách nhỏ giọt. Trong lần giảm giá gần đây nhất, ngày 6/12, xăng RON 92 giá 19.930 đồng/lít, dầu diesel giá 18.410 đồng/lít, dầu hỏa giá 18.970 đồng/lít.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức giảm giá mặt hàng xăng RON 92 và RON 95 là 5.710 đồng/lít.
Dù lãnh đạo Petrolimex cho rằng, việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, nhưng rõ ràng giá bán lẻ của mặt hàng này vẫn khá cao. Đó là do thuế, phí đang chiếm hơn 1/3 giá xăng.
Cụ thể, với giá nhập khẩu xăng khoảng 81 USD/thùng thì thuế nhập khẩu tương đương gần 3.000 đồng/lít. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt là 1.400 đồng/lít; thuế bảo vệ môi trường là 1.000 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng là 1.800 đồng/lít. Tính chung, mỗi lít xăng đang “cõng” hơn 7.000 đồng cho các khoản thuế, phí.
Ở mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut, con số này lần lượt là 5.000 đồng/lít; 5.200 đồng/lít và 4.000 đồng/kg (không có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường thấp hơn).
Từ thời điểm ngày 6/12, thời điểm giảm giá xăng gần nhất, thuế nhập khẩu đã được Bộ Tài chính tăng thêm từ 9 đến 10 điểm phần trăm so với trước đó. Trong đó, xăng là 27% (tăng 9 điểm phần trăm); dầu DO 0,05S là 23% (trước đó là 14%) và dầu hỏa là 26% (tăng 10 điểm phần trăm). Khung thuế nhập khẩu tối đa của các mặt hàng áp dụng từ 4/12 cũng được điều chỉnh tăng vài điểm phần trăm so với trước đó.
Như vậy, tính ra, với giá bán lẻ hiện nay, thuế và phí đang chiếm hơn 35% trong giá xăng, 27% trong giá dầu diesel, còn dầu hỏa là 28,3%.
Xem ra, người tiêu dùng Việt Nam còn phải sốt ruột dài dài nhìn giá xăng trong nước cao hơn Mỹ.
An Nhiên (Tổng hợp) - Nguồn: Báo Đất Việt
Một tài xế đã chuẩn bị biểu ngữ phản đối xăng dầu giá cao. Ảnh trên FB
Không có nhận xét nào: