TS. Phạm Huy Thông: Bất cứ tôn giáo nào về cơ cấu thành phần cũng có hai loại: giáo sĩ, giáo chức và tín đồ. Tín đồ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn làm nên sự sống động và sức mạnh của tôn giáo. Xã hội thay đổi, số lượng và chất lượng của tín đồ các tôn giáo cũng biến động. Chúng ta hãy cùng xem xét tín đồ của tôn giáo ngày nay.
1 - Những nẻo đường đến với tôn giáo
Có muôn vàn nẻo đường đến với tôn giáo của các tín đồ, nếu không nói là mỗi tín đồ khi gia nhập tôn giáo đều có những hoàn cảnh riêng biệt. Theo cách truyền thống là truyền giáo, tức là những người có đạo tác động, rao giảng, lôi cuốn làm cho người chưa có đạo hay là tín đồ của tôn giáo khác gia nhập tôn giáo của mình. Phương pháp này là phương pháp trực tiếp và cũng là phổ biến xưa, nay. Ở thế kỷ XVI, khi các giáo sĩ phương Tây qua Việt Nam, họ cũng dùng đủ mọi phương pháp để tiếp cận dân chúng. Chưa biết tiếng, họ dùng tranh vẽ, hình ảnh để giới thiệu đạo Công giáo. Rồi xây dựng chữ quốc ngữ để tiện phổ biến giáo lý. Họ tập trung người dân thành lớp học để nghe giảng thuyết. Họ tiếp cận tầng lớp quý tộc, vương giả để lôi cuốn gây ảnh hưởng nhiều trong dân chúng. Họ đúc kết vô số kinh nghiệm để truyền giáo. Alexandre de Rhodes đã viết:
“Mặc dầu nhiều người rao giảng giáo lý Phúc âm cho những người lương dân chủ trương trước hết phải hủy diệt sai lầm tà giáo mà làm cho tâm trí từ bỏ những quan niệm mơ hồ trước khi xây dựng và giảng dạy những nguyên lý của Kitô giáo… Thế nhưng theo kinh nghiệm, chúng tôi chọn phương pháp giáo huấn cho các dân nước này. Nghĩa là không chống đối sai lầm của các giáo phái Đàng Ngoài” (1).
Bây giờ khoa học, kỹ thuật phát triển với nhiều hình thức truyền thông mới ra đời. Các tôn giáo đều tận dụng các kỹ thuật mới này để truyền giáo như lập đài phát thanh, truyền hình, internet, băng đĩa, phim ảnh… Các nhà truyền giáo không còn phải trèo đèo, lội suối, vượt biên giới như trước nữa mà vẫn tiếp cận được dân chúng. Đây là cách gián tiếp nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Ví dụ, đồng bào dân tộc phía Bắc nước ta theo đạo Tin Lành chủ yếu nghe qua đài phát thanh. Tôn giáo “ Thanh Hải Vô Thượng Sư” vào Việt Nam chủ yếu qua băng đĩa chuyển từ Đài Loan sang. Đạo Công giáo có nhiều chỉ dẫn về vấn đề sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để truyền giáo. Huấn thị của Hội đồng Giáo hoàng về văn hóa ngày 23-5-1999 viết:
“Trong lĩnh vực thông tin đại chúng, những đài truyền hình và truyền thanh Công giáo, dù khiêm tốn đến đâu, cũng đều đóng vai trò quan trọng trong công cuộc Phúc âm hóa văn hóa trong việc đưa đức tin hội nhập vào văn hóa…Điều hết sức quan trọng là các Kitô hữu cần tham gia không những trong các phương tiện truyền thông của tôn giáo, mà cả trong các phương tiện do Nhà nước quản lý hay các phương tiện truyền thông thương mại, là những phương tiện thường tác động đến toàn thể xã hội” (số 33).
Một cách cũng truyền thống lâu đời của khá nhiều tôn giáo, nhất là các tôn giáo độc thần là theo kiểu “cha truyền con nối”. Cha mẹ theo đạo nào thì con cái sinh ra cũng đương nhiên theo tôn giáo đó. Trẻ em được cho gia nhập đạo từ lúc mới sơ sinh. Số trẻ nhập đạo chiếm phần lớn những người gia nhập đạo trong năm. Ví dụ trong năm 2004, số người gia nhập đạo Công giáo ở Việt Nam là 141.043 người thì số trẻ rửa tội sơ sinh là 106.674 và trẻ từ 1 đến 7 tuổi là 5.156 em (chiếm gần 80%).
Đạo đức tốt lành của các tôn giáo tạo nên lối sống đẹp của nhiều tín đồ cũng làm thành lực hút cho một số người gia nhập tôn giáo. Chỉ nói riêng hôn nhân “bất phân ly” của đạo Công giáo cũng có sức hấp dẫn với không ít người trong bối cảnh ly hôn ngoài xã hội gia tăng. Theo báo cáo hiện nay, tỷ lệ ly hôn trên 1000 dân ở Mỹ là 4,95, Nga 3,36, Trung Quốc 0,79, Thái Lan 0,58, Việt Nam là 0,75. Nhưng thực tế ở Việt Nam cao hơn, tính ra cứ 3 đám cưới có 1 vụ ly hôn (2). Nên số người lớn gia nhập đạo Công giáo ở Việt Nam vì lý do hôn nhân cũng gia tăng, năm 2004 là 29.313 người, năm 2006 là 35.096, năm 2010 là 42.272 người.
Mỗi biến cố như thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh cũng là những nhân tố làm một số người tìm đến tôn giáo để nương tựa. Rồi thái độ chính trị của người cầm quyền cũng kéo theo không ít người xu thời nghiêng về tôn giáo mà chế độ tôn sùng. Dễ dàng tìm bằng chứng ở những nước lấy Hồi giáo là quốc giáo hay vùng lãnh thổ nhóm IS lớn mạnh hiện nay. Ở nước ta, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm – một tín hữu sùng mộ đạo Công giáo cũng có hiện tượng đó. Năm 1961, có tới 39 dân biểu, 23/32 tỉnh trưởng, 12 Bộ trưởng, 2/16 tướng lĩnh là người Công giáo. Giám mục Ancel của Lyon nhận xét:
“ Đây là nước duy nhất ở Viễn Đông (không kể Philippin) đang trên đà trở lại đạo cả nước. Con số của giáo phận Quy Nhơn về số người lớn Rửa tội đã chứng minh. 16.323 năm 1956-1957, 27.385 năm 1958-1959, 37.429 năm 1960-1961. Năm 1961, tại Quy Nhơn, chỉ trong 1 tháng, 61.000 người xin chịu phép Rửa…Điều chắc chắn là phong trào trở lại đạo đó đã chấm dứt với năm 1963, ngay khi Tổng thống Công giáo Diệm bị lật đổ” (3).
Hoạt động từ thiện của các tôn giáo cũng có sức mời gọi, dễ đánh động lòng người. Một linh mục ở Nha Trang đã tâm sự rằng, ông đã giảng đạo 40 năm, dâng không biết bao nhiêu lễ nhưng chưa kéo được lương dân nào trở lại. Nhưng khi ông mở phòng khám từ thiện, miễn phí thì ngày nào cũng có 1-2 người đến xin gia nhập đạo. Giáo hoàng Gioan Phao lô 2 coi từ thiện là một phương pháp truyền giáo hữu hiệu ngày nay. Thư Mục vụ năm 2014 của Hội đồng Giám mục Việt Nam viết:
“ Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, với những biến chuyển mới, bên cạnh những hoạt động mục vụ thông thường, cộng đoàn, giáo xứ cần quan tâm đến những lĩnh vực mục vụ mới như chăm lo cho anh chị em di dân, cho những nạn nhân của các tệ nạn xã hội, những người bơ vơ hoặc bị bỏ rơi” (số 9).
2 - Ai theo đạo?
Sách báo chính thống ở nước ta lâu nay vẫn coi tôn giáo nảy sinh do sự bất lực của con người trước thiên nhiên, hay nói cách khác là do thiếu hiểu biết, dốt nát mà ra. Con người khoác lên tự nhiên tấm áo siêu tự nhiên làm thành Chúa, thành Phật để tôn thờ giống như một khúc gỗ có thể xẻ lấy gỗ làm ghế hoặc bổ thành củi nấu bếp nhưng nếu đem tạc thành tượng thì con người lại quỳ gối để thờ lạy. Nhưng có phải tín đồ các tôn giáo đều là những người thất học, dốt nát không?
Thực tế, đúng là có những người ốm yếu, bệnh tật, thất học cũng dễ tìm đến tôn giáo. Giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
“Nhưng thoạt kỳ thủy, đạo Thiên Chúa được truyền vào Việt Nam thì nó lại được sự hưởng ứng trước hết của những người nghèo, trước hết là dân chài, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội quân chủ Nho giáo và những người bình dân nghèo khổ. Đi thực tế điền dã và điều tra hồi cổ ở miền Bắc Việt Nam, tôi nhận thấy cái cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam được phát triển trước hết ở vùng ven biển, các cửa sông tập trung nhiều dân chài và dọc các sông thành những vạn chài” (4).
Nhận xét trên không hẳn là không có lý nhưng cũng còn lý do nữa, nguyên nhân các cộng đồng Công giáo xuất hiện ven sông, ven biển hồi trước là do giáo thông đường thủy bấy giờ nên dễ đưa các nhà truyền giáo đến đây. Tất nhiên, tín đồ các tôn giáo không chỉ là lớp người bình dân ít học mà cả ở tầng lớp vua quan, trí thức. Chúng ta có thể thấy rất nhiều nhà khoa học, nhà văn tên tuổi có tôn giáo như Isac Newton, Amper, Kepler, Pasteur, Albert Einstein, Charles Diskens, Victor Hugo… Một thống kê cho biết trong tổng số 6,2 tỉ người trên trái đất chỉ có 774.693.000 người không tôn giáo và 151.430.000 người vô thần (5). Như vậy số người không tôn giáo và vô thần chỉ chiếm 12%. Trong số 88% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo có đủ loại thành phần, giai tầng và không thiếu đội ngũ trí thức tài ba. Hãng tin Fides này 23-4-2012 loan tin, lễ Phục sinh năm 2011 có 22.143 người lớn tòng giáo trong đó tỉnh Hồ Bắc có 4.410 người, Hồng Kông 3.500, Thượng Hải là 1.500 và 75% số tân tòng là giới trẻ và có trình độ đại học. Như vậy quan niệm chỉ có những người ít học hay thất học mới theo đạo không còn đúng nữa. Thậm chí, người có học vấn cao lại dễ đến với tôn giáo hơn. Các phát minh của khoa học không loại từ tôn giáo như nhiều người lầm tưởng mà trái lại, nó lạ chứng minh về sự cần thiết của tôn giáo. GS. Andrew Newberg , chuyên gia về thần kinh não bộ ở đại học Pensyvania, Hoa Kỳ viết:
“Tất cả nghiên cứu trên cho thấy hữu thể nhân loại hình như hoàn toàn được sắp đặt để tin vào Thiên Chúa và mỗi người chúng ta được thừa hưởng một bộ não tự nhiên, có khuynh hướng phát sinh cảm nghĩ về sự hiện diện của một hữu thể cao cả tồn tại trong con người” (6).
Có những khái niệm của tôn giáo là màu nhiệm, là khó hiểu với người bình thường thì đối với các nhà khoa học lại rất giản đơn. Như khái niệm “ Một Chúa Ba ngôi” ở Kitô giáo vốn làm đau đầu nhiều nhà thần học nhưng đối với TS Vật lý Phan Như Ngọc thì dễ hiểu lắm. Nước ở 3 trạng thái lỏng, hơi và rắn dù khác nhau về trọng lượng, thể tích nhưng đều có chung bản chất là H2O.
Nhiều chính trị gia trên thế giới cũng là những tín đồ tôn giáo nhiệt thành. Tổng thống Philippine, bà Aroyo, khi đến Hà Nội dự hội nghị APEC 2006 vẫn không quên đi lễ chủ nhật ở nhà thờ Hà Nội. Tổng thống Mỹ Bin Clinton cũng đến dự lễ ở nhà thờ Cửa Bắc với tư cách là tín hữu Tin Lành. Tổngthống Putin là tín đồ Chính thống giáo nhiệt thành. Tổng thống Gorbachev cũng thế. Thủ tướng Anh Tony Blair thì rời nhiệm sở năm 2007, lập tức xin gia nhập đạo Công giáo.
3-Biến động nhanh về bản đồ phân bố tín đồ tôn giáo
Số lượng các tôn giáo trên thế giới rất nhiều. Tính ra có tới 20.000 tôn giáo, riêng các tôn giáo có số tín đồ 1 triệu trở lên cũng là 2.000. Ngoài các tôn giáo truyền thống, còn xuất hiện các tôn giáo mới hàng ngày. Châu Phi có khoảng 8.000 tôn giáo mới. Hoa Kỳ cũng có khoảng 3.000. Sự xuất hiện nhiều tôn giáo làm cho nhiều quốc gia, gia đình cũng đa tôn giáo và từng cá nhân cũng có thể thay đổi tôn giáo vài ba lần trong đời chứ không nhất nguyên như trước nữa. Nếu biểu thị màu sắc cho mỗi loại tín đồ tôn giáo thì tấm bản đồ phân bố tín đồ tôn giáo trên thế giới cũng như mỗi quốc gia luôn biến động, các màu sắc xê dịch, đan xen vào nhau thậm chí còn phối màu với nhau nữa.
Trong những thế kỷ trước, các tôn giáo lớn truyền thống luôn giữ tăng trưởng ổn định. Xem bảng dưới đây:
Theo bảng trên (7), chúng ta thấy các tôn giáo truyền thống lâu đời có số tín đồ luôn luôn tăng trưởng trên bình diện toàn cầu. Mặc dù, có tôn giáo bị suy giảm ở châu lục này, hay quốc gia cụ thể. Ví dụ, đạo Công giáo, năm 2012, số tín hữu chiếm 17,46% dân số thế giới nhưng một nửa tập trung ở Tây bán cầu. Châu Âu chiếm 27,8%, châu Phi 11,4%, châu Á 10,5%, châu Đại Dương 0,8%. Nếu so sánh số tín hữu Công giáo với dân số châu lục thì châu Âu có tỷ lệ cao nhất 39,13%, 25,14% ở châu Đại Dương, châu Phi 18,28% và châu Á chỉ có 3,12% và châu Mỹ cao nhất, chiếm 63,31%. Như vậy, số tín hữu Công giáo ở châu Âu đang sụt giảm mạnh. Năm 1970, tín hữu Công giáo châu Âu chiếm 37,5% tín hữu toàn cầu, năm 2012 chỉ còn 27,8%. Số tín hữu ở những nước có đông giáo dân nhất như Brazin cũng bị sụt giảm nhanh nhưng những nước châu Á lại phát triển mạnh như Hàn Quốc năm 1990 mới có 5% dân số là Công giáo nay đã là 10% (5,3 triệu) và đang phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ này là 20%. Có những nước vốn hầu như không có Công giáo nhưng muốn có chương trình từ thiện cho các tổ chức Công giáo vào hoạt động để tái thiết đất nước như Cambodia, Mongolia, nay cũng có mặt khá nhiều tín hữu Công giáo. Trung Quốc đang được dự đoán là nước có đông tín đồ Kitô giáo nhất lên tới 150 triệu vào năm 2030.
Có những tôn giáo như Phật giáo, rất khó có mặt ở Âu- Mỹ thì giờ đây xem ra nhiều người dân ở châu lục này lại thích thú với tôn giáo xuất phát từ châu Á, nhất là trong việc dưỡng sinh và rèn luyện sức khỏe. Xem số tín đồ Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Pháp hay chùa chiền Phật giáo mọc lên nhiều ở châu Âu thì biết. Marcel Gauchet – chủ nhiệm tờ Debat (Tranh luận) viết:
“ Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến một quá trình thoát dần ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa. Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, trí thức muốn tìm một tôn giáo không có Chúa Trời. Phật giáo được họ chú ý vì đáp ứng nhu cầu đó” (8).
Có những tôn giáo như Tin Lành vốn thích hợp với xã hội công nghiệp và giới trẻ nay cũng phát triển mạnh ở châu Á. Việt Nam là ví dụ . Trước năm 1975, tôn giáo này chỉ có 2 hệ phái với khoảng 400 tín đồ, bây giờ đã có 10 tổ chức, hệ phái với hơn 1 triệu tín đồ ở 455 chi hội.
Một số người cho rằng, Công giáo đang ở thời kỳ thoái trào vì nhìn vào số lượng tín hữu đến nhà thờ ở Âu- Mỹ, nhưng để đối phó với sự nhạt đạo này, Giáo hội đã chuyển hướng truyền giáo từ châu Âu ( thế kỷ XIX), sang châu Phi (thế kỷ XX) và nay sang châu Á ( thế kỷ XXI). Tại các địa phương, giáo hội cho tái lập những cộng đoàn cơ bản, quy tụ giáo dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, địa bàn và đã mang lại sự sinh động mới. Ví dụ giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), số giáo dân sinh sống năm 2010 chỉ có 2000 người, nhưng hiện nay quy tụ khoảng 20.000 giáo dân sinh hoạt tại đó với gần 100 cộng đoàn xa quê, sinh viên, ca đoàn, đoàn hội. Ngày chủ nhật có 10 lễ mà lễ nào cũng đông người, ngồi kín cả sân nhà thờ. Có sự thay đổi về sự tập trung của tín hữu Công giáo, trước đây họ quây quần ở làng quê, bây giờ dồn về thành phố do di dân lao động, học hành.
Tình trạng cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác làm biến đổi bản đồ phân bố tín đồ các tôn giáo hàng ngày. Người ta thống kê có tới 8.000 tín đồ Kitô giáo ở châu Phi gia nhập các giáo phái mới. Angiêri trước năm 1990 có tới 2 triệu người Công giáo, nay 90% đã gia nhập tôn giáo khác. Việc tín đồ tôn giáo nào phải nộp thuế cho tôn giáo đó cũng khiến không ít người phải làm đơn ra đạo. Năm 1993, ở Đức đã có 150.000 người Công giáo xin ra khỏi đạo để khỏi phải nộp thuế. Năm 2010 có 181.000 và năm 2011 là 126.488 người. Đạo Tin Lành ở đây cũng chung số phận. Năm 1993 có tới 300.000 tín đồ xin ra khỏi đạo. Ở Tây Nguyên nước ta, số lượng tín đồ Công giáo tăng mạnh. Năm 1975, nơi đây có 130.000, năm 2005 đã tăng lên 300.000 tín đồ. Theo báo cáo của giáo phận Kon Tum số tín hữu từ năm 1977 đến 2001 tăng 17,6%, riêng năm 1988 là 137%. Trong 9 năm (1995-2004), số người Công giáo Gia Rai tăng 473%. Một trong lý do biến động đó là có nhiều người trước đây theo Tin Lành, nay bị thu thuế thu nhập nên chuyển đổi sang Công giáo. Chinh sách tôn giáo của nhiều nước cũng làm xuất hiện các tôn giáo mới. Ví dụ, Luật tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đang soạn thảo sẽ cho phép các tôn giáo trước đây chưa có, được tồn tại như Chính thống, Do Thái để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của những chuyên gia ngoại quốc.
Tóm lại, các tôn giáo ngày nay đang có biến động không chỉ trong phạm vi cá nhân, gia đình, quốc gia mà cả trên phạm vi toàn thế giới. Sự biến động đó thể hiện rõ trên các tín đồ mỗi tôn giáo. Đó là kết qủa của cả sự biến đổi nhận thức, kinh tế, chính trị, xã hội và cả toàn cầu hóa nữa.
Chú thích:
1- A. Rhodes: Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài, Tủ sách Đại kết 1994, tr.113
3 - Theo “Giáo huấn xã hội Công giáo”, số 3 tháng 3-4 năm 2014, tr.18-19
4 - Trần Tam Tỉnh: Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ 1988, tr.129-130
5 - Trần Quốc Vượng: Trong cõi, Nxb Trăm Hoa USA Hoa Kỳ, 1991, tr.184
6 - FX. Nguyễn Văn Sang: Đối thoại tôn giáo, tập 2, Nxb Tôn giáo 2007, tr.316
7 - Theo L’Etat des religion dans le mondes, Paris 1987 và Statas of Globel Mission in the Conleset of 20st Centaries, New York 2000.
8 - L’evenement du judi- Báo Người Hà Nội ngày 1-6-1996
Tóm tắt nội dung:
Xã hội không ngừng vận động và các tôn giáo cũng thay đổi. Sự thay đổi của các tôn giáo thể hiện rõ qua số lượng cũng như chất lượng của các tín đồ. Có bao nhiêu tín đồ thì có bấy nhiêu con đường mà họ đến với tôn giáo của mình. Có những cách truyền thống trực tiếp như truyền giáo, hay cha truyền con nối. Nhưng cũng có những cách gián tiếp như thông qua hoạt động nhân đạo từ thiện hay qua các phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay như đài phát thanh, truyền hình, băng đĩa, phim ảnh…hoặc qua ưu thế của tôn giáo. Các tín đồ tôn giáo là ai? Họ không chỉ là những người nghèo đói, bất hạnh hay ít học hành mà còn là đủ mọi thành phần trong xã hội trong đó có không ít trí thức, giới trẻ có học vấn cao. Bên cạnh các tôn giáo truyền thống, ngày nay cũng xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Chúng được truyền bá đi cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị kéo theo sự biến đổi mau chóng của số lượng tín đồ. Nếu biểu thị tín đồ của các tôn giáo bằng các màu sắc khác nhau thì các diện tích bản đồ màu sắc đó cũng thay đổi liên tục ở trên toàn thế giới, ở mỗi châu lục, ở từng quốc gia thậm chí từng gia đình và ở mỗi cá nhân.
Có những tôn giáo như Phật giáo, rất khó có mặt ở Âu- Mỹ thì giờ đây xem ra nhiều người dân ở châu lục này lại thích thú với tôn giáo xuất phát từ châu Á, nhất là trong việc dưỡng sinh và rèn luyện sức khỏe. Xem số tín đồ Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Pháp hay chùa chiền Phật giáo mọc lên nhiều ở châu Âu thì biết. Marcel Gauchet – chủ nhiệm tờ Debat (Tranh luận) viết:
“ Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến một quá trình thoát dần ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa. Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, trí thức muốn tìm một tôn giáo không có Chúa Trời. Phật giáo được họ chú ý vì đáp ứng nhu cầu đó” (8).
Có những tôn giáo như Tin Lành vốn thích hợp với xã hội công nghiệp và giới trẻ nay cũng phát triển mạnh ở châu Á. Việt Nam là ví dụ . Trước năm 1975, tôn giáo này chỉ có 2 hệ phái với khoảng 400 tín đồ, bây giờ đã có 10 tổ chức, hệ phái với hơn 1 triệu tín đồ ở 455 chi hội.
Một số người cho rằng, Công giáo đang ở thời kỳ thoái trào vì nhìn vào số lượng tín hữu đến nhà thờ ở Âu- Mỹ, nhưng để đối phó với sự nhạt đạo này, Giáo hội đã chuyển hướng truyền giáo từ châu Âu ( thế kỷ XIX), sang châu Phi (thế kỷ XX) và nay sang châu Á ( thế kỷ XXI). Tại các địa phương, giáo hội cho tái lập những cộng đoàn cơ bản, quy tụ giáo dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, địa bàn và đã mang lại sự sinh động mới. Ví dụ giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), số giáo dân sinh sống năm 2010 chỉ có 2000 người, nhưng hiện nay quy tụ khoảng 20.000 giáo dân sinh hoạt tại đó với gần 100 cộng đoàn xa quê, sinh viên, ca đoàn, đoàn hội. Ngày chủ nhật có 10 lễ mà lễ nào cũng đông người, ngồi kín cả sân nhà thờ. Có sự thay đổi về sự tập trung của tín hữu Công giáo, trước đây họ quây quần ở làng quê, bây giờ dồn về thành phố do di dân lao động, học hành.
Tình trạng cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác làm biến đổi bản đồ phân bố tín đồ các tôn giáo hàng ngày. Người ta thống kê có tới 8.000 tín đồ Kitô giáo ở châu Phi gia nhập các giáo phái mới. Angiêri trước năm 1990 có tới 2 triệu người Công giáo, nay 90% đã gia nhập tôn giáo khác. Việc tín đồ tôn giáo nào phải nộp thuế cho tôn giáo đó cũng khiến không ít người phải làm đơn ra đạo. Năm 1993, ở Đức đã có 150.000 người Công giáo xin ra khỏi đạo để khỏi phải nộp thuế. Năm 2010 có 181.000 và năm 2011 là 126.488 người. Đạo Tin Lành ở đây cũng chung số phận. Năm 1993 có tới 300.000 tín đồ xin ra khỏi đạo. Ở Tây Nguyên nước ta, số lượng tín đồ Công giáo tăng mạnh. Năm 1975, nơi đây có 130.000, năm 2005 đã tăng lên 300.000 tín đồ. Theo báo cáo của giáo phận Kon Tum số tín hữu từ năm 1977 đến 2001 tăng 17,6%, riêng năm 1988 là 137%. Trong 9 năm (1995-2004), số người Công giáo Gia Rai tăng 473%. Một trong lý do biến động đó là có nhiều người trước đây theo Tin Lành, nay bị thu thuế thu nhập nên chuyển đổi sang Công giáo. Chinh sách tôn giáo của nhiều nước cũng làm xuất hiện các tôn giáo mới. Ví dụ, Luật tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đang soạn thảo sẽ cho phép các tôn giáo trước đây chưa có, được tồn tại như Chính thống, Do Thái để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của những chuyên gia ngoại quốc.
Tóm lại, các tôn giáo ngày nay đang có biến động không chỉ trong phạm vi cá nhân, gia đình, quốc gia mà cả trên phạm vi toàn thế giới. Sự biến động đó thể hiện rõ trên các tín đồ mỗi tôn giáo. Đó là kết qủa của cả sự biến đổi nhận thức, kinh tế, chính trị, xã hội và cả toàn cầu hóa nữa.
Chú thích:
1- A. Rhodes: Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài, Tủ sách Đại kết 1994, tr.113
3 - Theo “Giáo huấn xã hội Công giáo”, số 3 tháng 3-4 năm 2014, tr.18-19
4 - Trần Tam Tỉnh: Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ 1988, tr.129-130
5 - Trần Quốc Vượng: Trong cõi, Nxb Trăm Hoa USA Hoa Kỳ, 1991, tr.184
6 - FX. Nguyễn Văn Sang: Đối thoại tôn giáo, tập 2, Nxb Tôn giáo 2007, tr.316
7 - Theo L’Etat des religion dans le mondes, Paris 1987 và Statas of Globel Mission in the Conleset of 20st Centaries, New York 2000.
8 - L’evenement du judi- Báo Người Hà Nội ngày 1-6-1996
Tóm tắt nội dung:
Xã hội không ngừng vận động và các tôn giáo cũng thay đổi. Sự thay đổi của các tôn giáo thể hiện rõ qua số lượng cũng như chất lượng của các tín đồ. Có bao nhiêu tín đồ thì có bấy nhiêu con đường mà họ đến với tôn giáo của mình. Có những cách truyền thống trực tiếp như truyền giáo, hay cha truyền con nối. Nhưng cũng có những cách gián tiếp như thông qua hoạt động nhân đạo từ thiện hay qua các phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay như đài phát thanh, truyền hình, băng đĩa, phim ảnh…hoặc qua ưu thế của tôn giáo. Các tín đồ tôn giáo là ai? Họ không chỉ là những người nghèo đói, bất hạnh hay ít học hành mà còn là đủ mọi thành phần trong xã hội trong đó có không ít trí thức, giới trẻ có học vấn cao. Bên cạnh các tôn giáo truyền thống, ngày nay cũng xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Chúng được truyền bá đi cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị kéo theo sự biến đổi mau chóng của số lượng tín đồ. Nếu biểu thị tín đồ của các tôn giáo bằng các màu sắc khác nhau thì các diện tích bản đồ màu sắc đó cũng thay đổi liên tục ở trên toàn thế giới, ở mỗi châu lục, ở từng quốc gia thậm chí từng gia đình và ở mỗi cá nhân.
TS.Phạm Huy Thông
Tác giả gửi TNCG
Không có nhận xét nào: