Mặc Lâm/RFA: Trong những ngày cuối năm 2014 có ba trường hợp người dân bị dồn vào chân tường qua các hành động trấn áp của công an mà cả ba trường hợp ấy người dân có cùng một tuyên bố là sẽ tự sát nếu nhà nước tiếp tục dồn họ vào đường cùng không lối thoát.
Cưỡng chế, đốt lều
Cách đây gần 3 năm vào ngày 28 tháng 2 năm 2011 hai mươi bốn hộ dân tại Đồng Linh thành phố Hải Phòng nhận được giấy cưỡng chế và buộc sáng hôm sau phải dời nhà ra khỏi vùng đất nhà nước trưng thu. Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy đã không đồng ý với chính sách đền bù của nhà nước nên dù nhà của bà bị đập phá bà vẫn bám mảnh đất ấy và dựng lều bạt thô sơ để giữ đất.
Trong lúc vừa đi làm vừa tiếp tục khiếu kiện thì vào 9 gờ 30 tối 23 tháng 12 một ngày trước đêm lễ Giáng Sinh, túp lều của bà bị công an và lực lượng an ninh bao vây và châm lửa đốt. Nói với chúng tôi trong nước mắt bà Nguyễn Thị Thúy thuật lại:
“May mà các cháu không làm sao. Các cháu ôm được hai bình ga chạy ra ngoài trời và gào được mẹ. Tất cả bà con chạy sang may mà kịp thời khi chúng vừa đốt thì bà con chạy sang nhưng vẫn bị cháy một góc. Bây giờ thì các cháu không đứa nào dám ngủ nữa thức cùng với mẹ để giữ lều.
Họ chận hai đầu, công an hai đầu ô tô hai đầu. Công an cứ đi ngang lều mẹ con em cứ 10 phút một lần và lúc nào cũng quây kím mít cả hai đầu để tháo gỡ cái lều của mẹ con em từ lúc nhà bị dập phá em dựng lều để giữ đất thì mẹ con em vẫn đi khiếu kiện thì một số các con của em thì ở nhà trông nhà. Chồng em đi làm khi nào mẹ con em rỗi thì đi làm còn không thì mẹ con lên Hà Nội để khiếu kiện. Em có tám cháu với hai cháu ngoại một cháu nội là 11 người nhỏ, hai vợ chồng em là 13 còn bố chồng đang cấp cứu nữa.”
Năm ngày sau, 28 tháng 12 tại tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội hai vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng ngồi im lặng cầm băng trôn kêu cứu cho con của mình đã bị công an và dân phòng bao vậy, bắt giữ và cấm hai vợ chồng ông không được gây mất trật tự giữa thủ đô. Ông Chinh kể lại:
“Vợ chồng tôi ngồi đấy suốt ngày có hai cái xe mình đi đến đâu nó theo đấy, ngày nào hai chiếc xe ấy cũng chặn trước mặt luôn khi chúng tôi ngồi yên chẳng làm gì cả.
Hôm ấy lúc 10 giờ bắt đầu họ nhảy xuống xe gần 20 người vừa mặc thường phục vừa mặc quân phục bắt hai vợ chồng tôi tới phường Trường Tiền. Lúc bắt thì một thằng bằng tuổi con tôi thôi nó giật tóc bả ra phía sau và hai thằng nó lấy băng rôn. Băng rôn có ghi là Nguyễn Văn Chưởng không giết người mà bị án tử hình oan. Hai thằng nó đè tay nò cướp của bả (vợ ông Chinh) còn tôi thì bị chúng nó 7 thằng nó bắt nó khiêng lên xe như một con heo mà không chống nó được vì hai vợ chồng già yếu quá rồi.
Hôm ấy dân ở đấy rất là đông tôi kêu cứu khan cả tiếng đi mà hộ cố tình bắt tôi lên xe chở về phường thì tôi hỏi pháp luật Việt Nam ở đâu? Chúng tôi không làm gì sai không vi phạm một điều nào. Không ây rối trật tự công cộng, không ảnh hưởng môi trường không làm mất vệ sinh. Chúng tôi chỉ ngồi thiền ngồi yên lặng một chỗ thôi.”
Cách đây gần 3 năm vào ngày 28 tháng 2 năm 2011 hai mươi bốn hộ dân tại Đồng Linh thành phố Hải Phòng nhận được giấy cưỡng chế và buộc sáng hôm sau phải dời nhà ra khỏi vùng đất nhà nước trưng thu. Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy đã không đồng ý với chính sách đền bù của nhà nước nên dù nhà của bà bị đập phá bà vẫn bám mảnh đất ấy và dựng lều bạt thô sơ để giữ đất.
Trong lúc vừa đi làm vừa tiếp tục khiếu kiện thì vào 9 gờ 30 tối 23 tháng 12 một ngày trước đêm lễ Giáng Sinh, túp lều của bà bị công an và lực lượng an ninh bao vây và châm lửa đốt. Nói với chúng tôi trong nước mắt bà Nguyễn Thị Thúy thuật lại:
“May mà các cháu không làm sao. Các cháu ôm được hai bình ga chạy ra ngoài trời và gào được mẹ. Tất cả bà con chạy sang may mà kịp thời khi chúng vừa đốt thì bà con chạy sang nhưng vẫn bị cháy một góc. Bây giờ thì các cháu không đứa nào dám ngủ nữa thức cùng với mẹ để giữ lều.
Họ chận hai đầu, công an hai đầu ô tô hai đầu. Công an cứ đi ngang lều mẹ con em cứ 10 phút một lần và lúc nào cũng quây kím mít cả hai đầu để tháo gỡ cái lều của mẹ con em từ lúc nhà bị dập phá em dựng lều để giữ đất thì mẹ con em vẫn đi khiếu kiện thì một số các con của em thì ở nhà trông nhà. Chồng em đi làm khi nào mẹ con em rỗi thì đi làm còn không thì mẹ con lên Hà Nội để khiếu kiện. Em có tám cháu với hai cháu ngoại một cháu nội là 11 người nhỏ, hai vợ chồng em là 13 còn bố chồng đang cấp cứu nữa.”
Năm ngày sau, 28 tháng 12 tại tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội hai vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng ngồi im lặng cầm băng trôn kêu cứu cho con của mình đã bị công an và dân phòng bao vậy, bắt giữ và cấm hai vợ chồng ông không được gây mất trật tự giữa thủ đô. Ông Chinh kể lại:
“Vợ chồng tôi ngồi đấy suốt ngày có hai cái xe mình đi đến đâu nó theo đấy, ngày nào hai chiếc xe ấy cũng chặn trước mặt luôn khi chúng tôi ngồi yên chẳng làm gì cả.
Ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích, bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Courtesy photo. |
Hôm ấy lúc 10 giờ bắt đầu họ nhảy xuống xe gần 20 người vừa mặc thường phục vừa mặc quân phục bắt hai vợ chồng tôi tới phường Trường Tiền. Lúc bắt thì một thằng bằng tuổi con tôi thôi nó giật tóc bả ra phía sau và hai thằng nó lấy băng rôn. Băng rôn có ghi là Nguyễn Văn Chưởng không giết người mà bị án tử hình oan. Hai thằng nó đè tay nò cướp của bả (vợ ông Chinh) còn tôi thì bị chúng nó 7 thằng nó bắt nó khiêng lên xe như một con heo mà không chống nó được vì hai vợ chồng già yếu quá rồi.
Hôm ấy dân ở đấy rất là đông tôi kêu cứu khan cả tiếng đi mà hộ cố tình bắt tôi lên xe chở về phường thì tôi hỏi pháp luật Việt Nam ở đâu? Chúng tôi không làm gì sai không vi phạm một điều nào. Không ây rối trật tự công cộng, không ảnh hưởng môi trường không làm mất vệ sinh. Chúng tôi chỉ ngồi thiền ngồi yên lặng một chỗ thôi.”
Bị cấm thăm nuôi
Hai ngày sau khi giải tán vợ chồng ông Chinh tại Hà nội, ngày 30 tháng 12 một vụ khác xảy ra tại trại giam công an tỉnh Long An mà lần này là gia đình tử từ Hồ Duy Hải. Bà Nguyễn Thị Loan mẹ của Hồ Duy Hải đã buộc phải cởi quần áo viết những lời chống đối trại giam vì không cho bà thăm con của mình trước khi anh bị thi hành án trong thời gian sắp tới. Bà Loan kể:
“Tôi ghi trên lưng tôi là “con tôi vô tội cho tôi gặp con tôi tại sao cấm không cho tôi gặp con tôi?”. Tôi viết trên lưng tôi viết trên quần lót... mình là con người mình đâu có muốn trần truồng giữa đám đông như vậy?
Gia đình bức xúc quá cởi đồ như vậy để ghi trên lưng, trên quần lót của mình nên công an không lấy được chứ trang giấy nào công an cũng lấy hết rồi.”
Trong hai vụ án tử hình đang được người dân chú ý nhất hiện nay vì nghi ngờ là oan sai cả hai tử tù cùng chung một câu hỏi là có bị nhục hình để bức cung hay không. Biểu hiện và lời khai của hai phạm nhân cho thấy họ đều thú nhận đã ký giấy nhận tội vì bị tra tấn kéo dài. Sự đau đớn của họ đã làm thân nhân đau đớn theo và phản ứng của các bà mẹ rất giống nhau: sẵn sàng lấy cái chết để minh oan cho con. Bà Nguyễn Thị Bích, mẹ của anh Nguyễn Văn Chưởng cho biết:
“Hôm ấy công an xã họ dẫn hai người cùng giới thiệu là hai người công an của Viện về hỏi nguyện vọng gia đình như thế nào. Tôi mới trình bày hết. Anh công an mới hỏi tôi là tôi đã gửi đơn đi những đâu? Tôi bảo đã gửi đi các nơi tòa án khắp nước nhưng tôi chưa gặp được một ai cả. Tôi xin gặp cán bộ lãnh đạo nhưng chưa gặp được và tôi còn chờ đợi.
Họ mới bảo bây giờ nếu như mà tòa cứ quyết thì chị làm thế nào? Tôi tức quá bảo rằng con tôi không giết người nều mà cứ tử hình nó thì tôi sẽ nổ bom bởi vì con tôi vô tội. Trên thế giới ai củng có concứ có phải một mình tôi mới có con đâu? Con tôi cũng là một con người, một công dân tốt chứ đâu phải là một con chó mà các ông thích giết lúc nào thì giết? Tôi nuôi mãi mới được đứa con lớn lên để đi làm ăn mà các ông nhốt nó hàng 8 năm nay thế anh bảo là người mẹ thì ai có thể chịu được như thế?”
Bà Nguyễn Thị Loan mẹ của tử tù Hồ Duy Hải cũng có quyết định tương tự đối với cái chết của con bà, bà sẽ tự thiêu trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu bị dồn vào chân tường:
“Nếu con tôi không được minh oan trả tự do để con tôi oan sai thì tôi sẽ chết thiêu tại lăng Hồ chủ tịch. Tôi không còn tin ai nữa bây giờ! Con tôi bị oan mà phải chết thì tôi tin ai nữa bây giờ?”
Bà Nguyễn Thị Thúy, người dân oan với 13 nhân khẩu bé nhỏ còn quây quần chung quanh trong chiếc chòi rách nát cũng không chịu ngồi yên khi thấy sự sống của gia đình con cái mình bị cướp đoạt. Chị Hương con dâu của bà Thúy kể lại quyết định của bà sau khi công an đốt chiếc lều tạm bợ của gia đình:
“Nhà con chẳng còn gì để mất mát nữa mà mẹ con cũng khổ lắm rồi. Cái hôm mà nhà con bị cháy mẹ con đã dội xăng vào người rồi. Lúc ấy mấy chị em con phải xin mẹ chứ mẹ cứ như thế này thì chị em con không còn chổ dựa nữa. Mẹ con nói nếu như mẹ chết mà giữ được mảnh đất này cho các con thì mẹ cũng sẵn sàng. Mẹ con bây giờ quyết tâm dữ lắm chú ạ.”
Người dân cho rằng những oan khuất nếu không thể giải quyết tại phòng tiếp dân thì có lẽ các cấp chính quyền phải xem lại cách mà công an đang ứng phó với nỗi oan của người dân. Đến cái chết mà họ còn tự chọn lấy cho mình thì bắt bớ đàn áp không phải là giải pháp tốt cho những trường hợp như vừa xảy ra.
Hai ngày sau khi giải tán vợ chồng ông Chinh tại Hà nội, ngày 30 tháng 12 một vụ khác xảy ra tại trại giam công an tỉnh Long An mà lần này là gia đình tử từ Hồ Duy Hải. Bà Nguyễn Thị Loan mẹ của Hồ Duy Hải đã buộc phải cởi quần áo viết những lời chống đối trại giam vì không cho bà thăm con của mình trước khi anh bị thi hành án trong thời gian sắp tới. Bà Loan kể:
“Tôi ghi trên lưng tôi là “con tôi vô tội cho tôi gặp con tôi tại sao cấm không cho tôi gặp con tôi?”. Tôi viết trên lưng tôi viết trên quần lót... mình là con người mình đâu có muốn trần truồng giữa đám đông như vậy?
Gia đình bức xúc quá cởi đồ như vậy để ghi trên lưng, trên quần lót của mình nên công an không lấy được chứ trang giấy nào công an cũng lấy hết rồi.”
Trong hai vụ án tử hình đang được người dân chú ý nhất hiện nay vì nghi ngờ là oan sai cả hai tử tù cùng chung một câu hỏi là có bị nhục hình để bức cung hay không. Biểu hiện và lời khai của hai phạm nhân cho thấy họ đều thú nhận đã ký giấy nhận tội vì bị tra tấn kéo dài. Sự đau đớn của họ đã làm thân nhân đau đớn theo và phản ứng của các bà mẹ rất giống nhau: sẵn sàng lấy cái chết để minh oan cho con. Bà Nguyễn Thị Bích, mẹ của anh Nguyễn Văn Chưởng cho biết:
“Hôm ấy công an xã họ dẫn hai người cùng giới thiệu là hai người công an của Viện về hỏi nguyện vọng gia đình như thế nào. Tôi mới trình bày hết. Anh công an mới hỏi tôi là tôi đã gửi đơn đi những đâu? Tôi bảo đã gửi đi các nơi tòa án khắp nước nhưng tôi chưa gặp được một ai cả. Tôi xin gặp cán bộ lãnh đạo nhưng chưa gặp được và tôi còn chờ đợi.
Họ mới bảo bây giờ nếu như mà tòa cứ quyết thì chị làm thế nào? Tôi tức quá bảo rằng con tôi không giết người nều mà cứ tử hình nó thì tôi sẽ nổ bom bởi vì con tôi vô tội. Trên thế giới ai củng có concứ có phải một mình tôi mới có con đâu? Con tôi cũng là một con người, một công dân tốt chứ đâu phải là một con chó mà các ông thích giết lúc nào thì giết? Tôi nuôi mãi mới được đứa con lớn lên để đi làm ăn mà các ông nhốt nó hàng 8 năm nay thế anh bảo là người mẹ thì ai có thể chịu được như thế?”
Bà Nguyễn Thị Loan mẹ của tử tù Hồ Duy Hải cũng có quyết định tương tự đối với cái chết của con bà, bà sẽ tự thiêu trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu bị dồn vào chân tường:
“Nếu con tôi không được minh oan trả tự do để con tôi oan sai thì tôi sẽ chết thiêu tại lăng Hồ chủ tịch. Tôi không còn tin ai nữa bây giờ! Con tôi bị oan mà phải chết thì tôi tin ai nữa bây giờ?”
Bà Nguyễn Thị Thúy, người dân oan với 13 nhân khẩu bé nhỏ còn quây quần chung quanh trong chiếc chòi rách nát cũng không chịu ngồi yên khi thấy sự sống của gia đình con cái mình bị cướp đoạt. Chị Hương con dâu của bà Thúy kể lại quyết định của bà sau khi công an đốt chiếc lều tạm bợ của gia đình:
“Nhà con chẳng còn gì để mất mát nữa mà mẹ con cũng khổ lắm rồi. Cái hôm mà nhà con bị cháy mẹ con đã dội xăng vào người rồi. Lúc ấy mấy chị em con phải xin mẹ chứ mẹ cứ như thế này thì chị em con không còn chổ dựa nữa. Mẹ con nói nếu như mẹ chết mà giữ được mảnh đất này cho các con thì mẹ cũng sẵn sàng. Mẹ con bây giờ quyết tâm dữ lắm chú ạ.”
Người dân cho rằng những oan khuất nếu không thể giải quyết tại phòng tiếp dân thì có lẽ các cấp chính quyền phải xem lại cách mà công an đang ứng phó với nỗi oan của người dân. Đến cái chết mà họ còn tự chọn lấy cho mình thì bắt bớ đàn áp không phải là giải pháp tốt cho những trường hợp như vừa xảy ra.
Không có nhận xét nào: