Ngô Nhân Dụng: Năm tổ chức tự nguyện của các công dân Việt Nam đã “tấn công” đảng Cộng sản bằng chiến thuật có thể gọi là “đánh du kích,” tại một diễn đàn của các nước Đông Nam Á. Và họ đã thành công. Diễn đàn này là hội nghị tham vấn của các tổ chức mang tên APF (ASEAN People Forum, Diễn Đàn Nhân Dân) và ACSC (ASEAN Civil Society Conference, Hội nghị Xã hội Công dân) họp ngày 23 và 24 tháng Giêng, 2015 vừa qua, tại Kuala Lumpur, Malaysia. Cuộc tập kích thành công, kết quả được thể hiện trong bản văn cuối cùng của hội nghị. Bản thông cáo chung đã nêu ra những điều trong luật hình sự ở Việt Nam mà chính quyền cộng sản vẫn sử dụng để đàn áp những công dân phản kháng chế độ.
Thông cáo chung của hội nghị tham vấn APF/ ACSC kết tội các chính quyền đang đàn áp “Các người vận động cho nhân quyền (trong vùng Đông Nam Á).” Họ tiếp tục “bị đàn áp bằng các điều luật có tính chất áp chế...” Không nêu rõ tên chính quyền một nước nào, nhưng bản thông cáo chung đưa ra những thí dụ về các “điều luật áp chế” chỉ thấy ở Việt Nam!
Thí dụ, bản thông cáo nhắc đến những tội “phá hoại đoàn kết dân tộc,” tội “tuyên truyền chống nhà nước,” và tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Nguyên văn tiếng Anh: “injuring the national unity,” “propaganda against the state và “abusing democratic freedoms.”) Những đoạn trên dẫn lời lẽ nguyên văn từ các Điều 88 và Điều 285 trong Bộ luật hình sự ở Việt Nam. Có thể nói, hội nghị ACSC và APF đã công khai lên án chính quyền cộng sản Việt Nam sử dụng “các điều luật mang tính áp bức,” như họ vẫn dùng, khi bỏ tù những bloggers. Vì lý do ngoại giao, hội nghị không thể nói rõ tên các nước vi phạm. Nhưng khi nói đến “chế độ quân phiệt” thì người ta biết đang ám chỉ Thái Lan, còn khi nêu ra ba đoạn trích từ các điều luật 88, 285, ai cũng hiểu họ đang chỉ tay thẳng vào chế độ cộng sản ở Việt Nam.
Cuộc tập kích này diễn ra vào đầu năm 2015. Các tổ chức đã chuyển tài liệu kết tội chính quyền cộng sản cho ACSC và APF gồm có Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu, Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo, Phong Trào Liên Đới Dân Oan, Hiệp hội Công nhân Nông dân, và Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Tất cả năm tổ chức xã hội công dân đều không được hoạt động chính thức, như hàng trăm tổ chức tự nguyện khác của các công dân Việt Nam mà đảng Cộng sản không thể kiểm soát được. Các hội trên không được tham dự những hội nghị về xã hội công dân trong vùng Đông Nam Á mặc dù họ là những tổ chức xã hội công dân có tính chất độc lập, tự nguyện và hoạt động hăng hái nhất. Ngược lại, đảng Cộng sản đã gửi sang hội nghị Kuala Lumpur những người thuộc các đoàn thể trong Mặt Trận Tổ Quốc!
Trong lá thư gửi cho ACSC và APF, cô Huỳnh Thục Vy, người phối trí của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, thay mặt năm tổ chức, đã cho các tổ chức ASEAN này biết rằng “Mặt trận Tổ quốc” chỉ là một chi nhánh, một bộ phận của guồng máy cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ tự nhận là thành phần thuộc về “Xã hội Dân sự,” một cách gọi “xã hội Công dân,” dịch từ Civil Society. Nhưng, cô Huỳnh Thục Vy viết trong lá thư của năm tổ chức xã hội công dân: “Mặt trận Tổ quốc” chính là “một phần quan trọng của hệ thống đàn áp” do đảng Cộng sản chỉ đạo.
Khi cướp được chính quyền, đảng Cộng sản các nơi đều theo cùng một bài bản: Xóa bỏ các tổ chức tư nhân tự do và tự lập, do các công dân tình nguyện lập ra. Stalin, Mao Trạch Đông đều áp dụng chính sách này, thực hiện một “chế độ toàn trị,” tức là tất cả các sinh hoạt trong xã hội đều do một đảng chỉ huy.
Tại các nước tự do dân chủ có rất nhiều tổ chức tư nhân độc lập với nhà nước, từ hội Hướng Đạo cho tới các ca đoàn, các văn đoàn, các hội thể thao, các câu lạc bộ, vân vân. Trong các xã hội tự do, các công dân đều có quyền lập hội, tùy theo nhu cầu, lý tưởng hoặc sở thích của họ. Chính các tổ chức này họp thành một “xã hội” nhỏ đứng ngoài nhà nước, để theo đuổi các mục đích phi chính trị và bất vụ lợi. Chính vì mọi người trong xã hội muốn thể hiện “quyền công dân” của họ, trong đó có quyền tự do lập hội, tự do phát biểu, mà chúng ta có “xã hội công dân.”
Trong các nước cộng sản thì ngược lại, tất cả các hiệp hội, đoàn thể không nằm trong guồng máy nhà nước đều bị tập trung trong một thứ “mặt trận” như “Mặt trận Tổ quốc” tại nước ta. Bắt chước Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam hay Bắc Hàn đều tổ chức giống hệt theo khuôn mẫu đó. Đảng Cộng sản cử cán bộ cai quản các thứ mặt trận này. Mỗi đơn vị trong mặt trận cũng phải do các cán bộ cộng sản chỉ huy. Nhiều người tham gia các hiệp hội đó vì được cấp dưỡng (lương bổng, tem phiếu); nhiều người gia nhập để được hưởng các quyền lợi chính trị, để có “lý lịch tốt,” được ứng cử, hoặc chỉ vì cần có “hộ khẩu” chính thức, hoặc để con cái được đi học, vân vân.
Từ khi chịu mở cửa giao tiếp với thế giới tư bản, các chính quyền cộng sản cũng phải tiếp xúc với những hiệp hội tư của các nước tự do. Từ đó, họ tự nhận trong nước họ cũng có một thứ “Xã hội Dân sự,” dịch hai chữ Civil Society. “Xã hội Dân sự” gồm các tổ chức “dân sự” không chính thức nằm trong guồng máy chính quyền, thường được gọi bằng tên khác là các “Tổ chức phi chính quyền” hay NGO (non-governmental organization). Nhưng các đoàn thể, hiệp hội trong “Xã hội Dân sự” ở các nước cộng sản đều nằm trong “Mặt trận Tổ quốc” cả. Đó chỉ là những thứ đoàn thể, hiệp hội do chính quyền lập ra, kiểm soát, hoặc trực tiếp chỉ huy. Các tổ chức “Xã hội Dân sự” này không mang tính chất tự do, tự nguyện và độc lập như xã hội công dân trong các nước tự do dân chủ. Trái lại, họ hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền, tức là vào đảng Cộng sản. Ngay từ khi thành lập, năm 1917, chế độ cộng sản quyết tâm xóa bỏ xã hội công dân.
Xã hội công dân là một nền tảng để xây dựng cuộc sống tự do dân chủ. Ở những nước có sẵn một truyền thống xã hội công dân năng động, thì chế độ dân chủ bền vững hơn. Xã hội công dân chỉ thành hình khi chính các công dân tự đứng lên thành lập các tổ chức tự nguyện, tự do và tự lập, không cần và không cho phép nhà nước can thiệp.
Như năm tổ chức xã hội công dân vạch rõ trước các tổ chức của ASEAN, “Việt Nam là một quốc gia độc đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát chính phủ, ngăn chặn sự phát triển của xã hội dân sự và những tiếng nói bất đồng.” Cho nên năm tổ chức xã hội công dân ấy tố giác, những người đại diện cho “Xã hội Dân sự Việt Nam” như “Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam” (VUFO), thuộc Mặt trận Tổ quốc, chỉ là một thứ “cơ quan thường trực của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (COMINGO), của đảng và chính quyền Cộng sản. Năm tổ chức xã hội công dân chứng minh rằng “Lãnh đạo của VUFO được Đảng cộng sản Việt Nam bổ nhiệm và là thành viên của đảng CSVN. Nó (VUFO) là một phần nối dài của nhà cầm quyền áp bức tại Việt Nam” trong việc đàn áp “xã hội công dân” đích thực. “Mặt trận Tổ quốc” này được sử dụng bởi đảng Cộng sản Việt Nam “để can thiệp vào tất cả các khía cạnh [sinh hoạt] của xã hội, để ngăn chặn các hoạt động độc lập.” Không những thế, “Mặt trận Tổ quốc” còn là nơi cho các cán bộ cộng sản kiếm lợi, vì nó được đóng vai “chuyển hướng sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế vào các kênh chính thức.” Các “kênh” này đều do các đảng viên cộng sản nắm giữ; cho họ cơ hội tiếp nhận các hỗ trợ vật chất, tiền bạc và được mời đi dự các hội nghị quốc tế.
Lá thư của năm tổ chức xã hội công dân kể rằng “Một vài người trong chúng tôi xoay xở ra khỏi nước để tham dự các sinh hoạt (của xã hội công dân) đã phải đối mặt với sự trả thù của chính quyền khi trở về.” Chúng tôi biết nhiều thí dụ. Trong năm 2013, nhiều thanh niên từ Việt Nam qua Philippines dự cuộc hội thảo về xã hội công dân do VOICE tổ chức, họ đã bị bắt để hỏi cung ngay tại tới phi trường khi trở về. Cuối năm 2014, nhiều người được mời dự khóa học về xã hội công dân của VOICE tại Myanmar nhưng đã bị ngăn chặn tại các phi trường và cửa khẩu. Cho nên chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi của năm tổ chức xã hội công dân gửi tới các tổ chức xã hội công dân của ASEAN:
“Chúng tôi yêu cầu quý vị hãy công nhận chúng tôi và các tổ chức thật sự độc lập khác bên trong Việt Nam là đại diện thực sự của xã hội dân sự …chúng tôi yêu cầu APF / ACSC hãy có thái độ mạnh mẽ ủng hộ nền dân chủ đa đảng cho tất cả các nước ASEAN và ủng hộ việc loại bỏ các điều luật mà chính quyền đang sử dụng để đàn áp chúng tôi, bao gồm “phá hoại đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước”, và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”
Lời kêu gọi đó đã được đáp ứng, ít nhất khi bản thông cáo chung của APF / ACSC đã nhắc tới các điều luật 88 và 285 mà cộng sản vẫn dùng để đàn áp những công dân Việt Nam dám đứng lên đòi nói sự thật.
Thông cáo chung của hội nghị tham vấn APF/ ACSC kết tội các chính quyền đang đàn áp “Các người vận động cho nhân quyền (trong vùng Đông Nam Á).” Họ tiếp tục “bị đàn áp bằng các điều luật có tính chất áp chế...” Không nêu rõ tên chính quyền một nước nào, nhưng bản thông cáo chung đưa ra những thí dụ về các “điều luật áp chế” chỉ thấy ở Việt Nam!
Thí dụ, bản thông cáo nhắc đến những tội “phá hoại đoàn kết dân tộc,” tội “tuyên truyền chống nhà nước,” và tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Nguyên văn tiếng Anh: “injuring the national unity,” “propaganda against the state và “abusing democratic freedoms.”) Những đoạn trên dẫn lời lẽ nguyên văn từ các Điều 88 và Điều 285 trong Bộ luật hình sự ở Việt Nam. Có thể nói, hội nghị ACSC và APF đã công khai lên án chính quyền cộng sản Việt Nam sử dụng “các điều luật mang tính áp bức,” như họ vẫn dùng, khi bỏ tù những bloggers. Vì lý do ngoại giao, hội nghị không thể nói rõ tên các nước vi phạm. Nhưng khi nói đến “chế độ quân phiệt” thì người ta biết đang ám chỉ Thái Lan, còn khi nêu ra ba đoạn trích từ các điều luật 88, 285, ai cũng hiểu họ đang chỉ tay thẳng vào chế độ cộng sản ở Việt Nam.
Cuộc tập kích này diễn ra vào đầu năm 2015. Các tổ chức đã chuyển tài liệu kết tội chính quyền cộng sản cho ACSC và APF gồm có Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu, Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo, Phong Trào Liên Đới Dân Oan, Hiệp hội Công nhân Nông dân, và Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Tất cả năm tổ chức xã hội công dân đều không được hoạt động chính thức, như hàng trăm tổ chức tự nguyện khác của các công dân Việt Nam mà đảng Cộng sản không thể kiểm soát được. Các hội trên không được tham dự những hội nghị về xã hội công dân trong vùng Đông Nam Á mặc dù họ là những tổ chức xã hội công dân có tính chất độc lập, tự nguyện và hoạt động hăng hái nhất. Ngược lại, đảng Cộng sản đã gửi sang hội nghị Kuala Lumpur những người thuộc các đoàn thể trong Mặt Trận Tổ Quốc!
Trong lá thư gửi cho ACSC và APF, cô Huỳnh Thục Vy, người phối trí của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, thay mặt năm tổ chức, đã cho các tổ chức ASEAN này biết rằng “Mặt trận Tổ quốc” chỉ là một chi nhánh, một bộ phận của guồng máy cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ tự nhận là thành phần thuộc về “Xã hội Dân sự,” một cách gọi “xã hội Công dân,” dịch từ Civil Society. Nhưng, cô Huỳnh Thục Vy viết trong lá thư của năm tổ chức xã hội công dân: “Mặt trận Tổ quốc” chính là “một phần quan trọng của hệ thống đàn áp” do đảng Cộng sản chỉ đạo.
Khi cướp được chính quyền, đảng Cộng sản các nơi đều theo cùng một bài bản: Xóa bỏ các tổ chức tư nhân tự do và tự lập, do các công dân tình nguyện lập ra. Stalin, Mao Trạch Đông đều áp dụng chính sách này, thực hiện một “chế độ toàn trị,” tức là tất cả các sinh hoạt trong xã hội đều do một đảng chỉ huy.
Tại các nước tự do dân chủ có rất nhiều tổ chức tư nhân độc lập với nhà nước, từ hội Hướng Đạo cho tới các ca đoàn, các văn đoàn, các hội thể thao, các câu lạc bộ, vân vân. Trong các xã hội tự do, các công dân đều có quyền lập hội, tùy theo nhu cầu, lý tưởng hoặc sở thích của họ. Chính các tổ chức này họp thành một “xã hội” nhỏ đứng ngoài nhà nước, để theo đuổi các mục đích phi chính trị và bất vụ lợi. Chính vì mọi người trong xã hội muốn thể hiện “quyền công dân” của họ, trong đó có quyền tự do lập hội, tự do phát biểu, mà chúng ta có “xã hội công dân.”
Trong các nước cộng sản thì ngược lại, tất cả các hiệp hội, đoàn thể không nằm trong guồng máy nhà nước đều bị tập trung trong một thứ “mặt trận” như “Mặt trận Tổ quốc” tại nước ta. Bắt chước Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam hay Bắc Hàn đều tổ chức giống hệt theo khuôn mẫu đó. Đảng Cộng sản cử cán bộ cai quản các thứ mặt trận này. Mỗi đơn vị trong mặt trận cũng phải do các cán bộ cộng sản chỉ huy. Nhiều người tham gia các hiệp hội đó vì được cấp dưỡng (lương bổng, tem phiếu); nhiều người gia nhập để được hưởng các quyền lợi chính trị, để có “lý lịch tốt,” được ứng cử, hoặc chỉ vì cần có “hộ khẩu” chính thức, hoặc để con cái được đi học, vân vân.
Từ khi chịu mở cửa giao tiếp với thế giới tư bản, các chính quyền cộng sản cũng phải tiếp xúc với những hiệp hội tư của các nước tự do. Từ đó, họ tự nhận trong nước họ cũng có một thứ “Xã hội Dân sự,” dịch hai chữ Civil Society. “Xã hội Dân sự” gồm các tổ chức “dân sự” không chính thức nằm trong guồng máy chính quyền, thường được gọi bằng tên khác là các “Tổ chức phi chính quyền” hay NGO (non-governmental organization). Nhưng các đoàn thể, hiệp hội trong “Xã hội Dân sự” ở các nước cộng sản đều nằm trong “Mặt trận Tổ quốc” cả. Đó chỉ là những thứ đoàn thể, hiệp hội do chính quyền lập ra, kiểm soát, hoặc trực tiếp chỉ huy. Các tổ chức “Xã hội Dân sự” này không mang tính chất tự do, tự nguyện và độc lập như xã hội công dân trong các nước tự do dân chủ. Trái lại, họ hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền, tức là vào đảng Cộng sản. Ngay từ khi thành lập, năm 1917, chế độ cộng sản quyết tâm xóa bỏ xã hội công dân.
Xã hội công dân là một nền tảng để xây dựng cuộc sống tự do dân chủ. Ở những nước có sẵn một truyền thống xã hội công dân năng động, thì chế độ dân chủ bền vững hơn. Xã hội công dân chỉ thành hình khi chính các công dân tự đứng lên thành lập các tổ chức tự nguyện, tự do và tự lập, không cần và không cho phép nhà nước can thiệp.
Như năm tổ chức xã hội công dân vạch rõ trước các tổ chức của ASEAN, “Việt Nam là một quốc gia độc đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát chính phủ, ngăn chặn sự phát triển của xã hội dân sự và những tiếng nói bất đồng.” Cho nên năm tổ chức xã hội công dân ấy tố giác, những người đại diện cho “Xã hội Dân sự Việt Nam” như “Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam” (VUFO), thuộc Mặt trận Tổ quốc, chỉ là một thứ “cơ quan thường trực của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (COMINGO), của đảng và chính quyền Cộng sản. Năm tổ chức xã hội công dân chứng minh rằng “Lãnh đạo của VUFO được Đảng cộng sản Việt Nam bổ nhiệm và là thành viên của đảng CSVN. Nó (VUFO) là một phần nối dài của nhà cầm quyền áp bức tại Việt Nam” trong việc đàn áp “xã hội công dân” đích thực. “Mặt trận Tổ quốc” này được sử dụng bởi đảng Cộng sản Việt Nam “để can thiệp vào tất cả các khía cạnh [sinh hoạt] của xã hội, để ngăn chặn các hoạt động độc lập.” Không những thế, “Mặt trận Tổ quốc” còn là nơi cho các cán bộ cộng sản kiếm lợi, vì nó được đóng vai “chuyển hướng sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế vào các kênh chính thức.” Các “kênh” này đều do các đảng viên cộng sản nắm giữ; cho họ cơ hội tiếp nhận các hỗ trợ vật chất, tiền bạc và được mời đi dự các hội nghị quốc tế.
Lá thư của năm tổ chức xã hội công dân kể rằng “Một vài người trong chúng tôi xoay xở ra khỏi nước để tham dự các sinh hoạt (của xã hội công dân) đã phải đối mặt với sự trả thù của chính quyền khi trở về.” Chúng tôi biết nhiều thí dụ. Trong năm 2013, nhiều thanh niên từ Việt Nam qua Philippines dự cuộc hội thảo về xã hội công dân do VOICE tổ chức, họ đã bị bắt để hỏi cung ngay tại tới phi trường khi trở về. Cuối năm 2014, nhiều người được mời dự khóa học về xã hội công dân của VOICE tại Myanmar nhưng đã bị ngăn chặn tại các phi trường và cửa khẩu. Cho nên chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi của năm tổ chức xã hội công dân gửi tới các tổ chức xã hội công dân của ASEAN:
“Chúng tôi yêu cầu quý vị hãy công nhận chúng tôi và các tổ chức thật sự độc lập khác bên trong Việt Nam là đại diện thực sự của xã hội dân sự …chúng tôi yêu cầu APF / ACSC hãy có thái độ mạnh mẽ ủng hộ nền dân chủ đa đảng cho tất cả các nước ASEAN và ủng hộ việc loại bỏ các điều luật mà chính quyền đang sử dụng để đàn áp chúng tôi, bao gồm “phá hoại đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước”, và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”
Lời kêu gọi đó đã được đáp ứng, ít nhất khi bản thông cáo chung của APF / ACSC đã nhắc tới các điều luật 88 và 285 mà cộng sản vẫn dùng để đàn áp những công dân Việt Nam dám đứng lên đòi nói sự thật.
Không có nhận xét nào: