Phạm Chí Dũng: Không không sắc sắc
Trước Tết Nguyên Đán 2015 và hầu như ngay sau hành động “tạm tha” có vẻ bất ngờ của chính quyền đối với hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, lần đầu tiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát đi tín hiệu tổng bí thư đảng “sẽ thăm Hoa Kỳ” trong năm 2015.
Một sự trùng hợp lý thú và biểu tả “trong không có sắc” trong sự nghiệp chính trị vun dày khó hiểu của đảng.
Nhân vật sẽ thực hiện chuyến công du này (nếu có) là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuộc điện đàm giữa Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Keery đã xác nhận sự kiện hiếm có này. Cũng bởi từ trước tới nay, nghi thức đón tiếp và thương thảo các vấn đề quan trọng trên bình diện song phương quốc gia chỉ dành cho cấp chủ tịch nước hoặc thủ tướng. Có vẻ thật đáng tiếc là đảng không có vai trò gì trong đó.
Năm 2015 cũng là năm cuối cùng mà ông Trọng ngự tọa. Theo quy định về độ tuổi trong điều lệ đảng, ông không thể có cơ hội tái ứng cử chức vụ tổng bí thư vào Đại Hội 12, sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.
Khác nhiều với chuyến “hành hương” âm thầm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Vatican vào đầu năm 2013, ngay sau tín hiệu “đi Mỹ” năm 2015 của ông, báo chí Việt Nam được gỡ rào đưa tin như một thái độ cổ vũ. Thậm chí có tờ báo còn kênh kiệu giật tít “Mỹ và Trung Quốc: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chọn đi đâu trước?”
Tuy nhiên, những thông tin ngoài lề từ cuối năm 2014 đã báo trước rằng có một cuộc vận động nào đó để ông Trọng được lộ diện ở Hoa Kỳ, nơi mà bản thân ông không dành nhiều thiện cảm, còn hệ thống tuyên giáo và trường đảng Việt Nam cho đến nay vẫn dành những từ ngữ chẳng mấy hay ho cho quốc gia cựu thù.
Đến giờ và khi nhìn lại chuyến công du Washington không tuyên bố của ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị kiêm bí thư Thành Ủy Hà Nội, vào cuối Tháng Bảy, 2014, người ta có thể hiểu là chuyến đi của “thái tử” này không chỉ nhằm mục tiêu giới thiệu gương mặt của bên đảng trước chính giới quốc tế và đánh bóng hình ảnh ông Nghị như một ứng cử viên tiềm tàng cho chức vụ tổng bí thư, mà còn chen thêm một mục tiêu ẩn kín hơn: Xúc tác cho chuyến công du Hoa Kỳ trước khi về hưu của đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Lại “xuất kho”
Có vẻ như khác với thái độ xa lạnh của Brazil trước đây, người Mỹ đang phát đi tín hiệu chào đón ông Trọng vào lúc này, dù chỉ để biểu tả một sắc thái mờ nhạt nào đó của nghi lễ ngoại giao. Một số chuyến công du con thoi của các thượng nghị sĩ Mỹ đến Hà Nội vào năm ngoái có thể để chuẩn bị cho điều mà ông Trọng thừa nhận “Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.”
Còn ông Ted Osius, tân đại sứ Mỹ ở Hà Nội , lại là người nối dài cánh tay quan hệ song phương, đặc biệt vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
“Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tự tin về TPP và hiện giờ tôi tự tin hơn vài tháng trước đây. Vừa qua có cuộc họp song phương ở Hà Nội và đã đạt kết quả khả quan. Tôi nhận thấy có sự cam kết của Việt Nam và những nhà lãnh đạo Mỹ cũng có những cam kết về hiệp định này. Tôi tự tin rằng trong vài tháng sắp tới Việt Nam và Mỹ có thể thỏa thuận xong TPP và mùa Xuân tới nó sẽ được đưa ra Quốc Hội Mỹ. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự bỏ phiếu về vấn đề này vào mùa Hè. Vì vậy, tôi rất lạc quan về TPP,” Đại Sứ Ted Osius nêu ra một phát ngôn hiếm có từ phía giới ngoại giao Hoa Kỳ trong một cuộc họp báo rộng rãi ở Sài Gòn, nếu tính từ Tháng Tư, 2013, thời điểm hai quốc gia cựu thù chịu ngồi lại với nhau trên bàn đối thoại nhân quyền.
Phát ngôn trên, nếu được nêu ra vào thời cựu Đại Sứ Mỹ David Shear tại Việt Nam còn tại nhiệm, sẽ có thể bị xem là quá lãng mạn. Vào giữa năm 2014, chính quyền Việt Nam còn mê đắm thực hiện chính sách đàn áp dữ dội phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc và đến cuối năm bắt một hơi ba blogger.
Thế nhưng có vẻ “dự cảm” của ông Ted Osius là có cơ sở. Một tháng sau phát biểu ánh lên tinh thần lạc quan của ông, vòng đàm phán cấp cao TPP đã tiến đến một dự kiến thỏa thuận lớn: Mỹ và Nhật thỏa hiệp với nhau về gỡ bỏ ngăn cách thị trường xe hơi và thịt bò. Nếu sự giải tỏa xung đột kinh tế này được thực hiện dù không triệt để 100%, TPP vẫn có cơ hội lớn để kết thúc cuộc đàm phán kéo dài từ năm 2005, và do đó Việt Nam cũng có dịp chen chân vào bữa tiệc vốn rất khó dành cho những quốc gia yếu kém bản lĩnh về kinh tế và đặc biệt lệ thuộc sâu sắc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tương tự, tin tức đồn đoán về triển vọng “xuất kho” trước Tết Nguyên Đán 2015 của hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ cho đến nay đã chứng tỏ có cơ sở hiện thực chứ không phải mông lung.
So với nhiều trường hợp bị bắt khác, “ưu thế” của hai blogger này là chưa có án mà mới trong quá trình điều tra xét hỏi. Một khi quy trình tố tụng hình sự chưa thực sự áp đặt, dù là người bị quy tội danh điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” như nhà văn Nguyễn Quang Lập, vẫn có cơ hội để tại ngoại. Sau đó, “suy thoái sức khỏe” mới là yếu tố được bổ sung.
Đã bắt đầu xuất hiện dự đoán của vài nhà phân tích rằng từ đây đến Tháng Bảy, thời điểm dự kiến diễn ra chuyến công du của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến xứ Cờ Hoa, Việt Nam sẽ giảm thiểu việc bắt bất đồng chính kiến. Biết đâu còn xuất hiện một làn sóng thả người như năm 2014.
Tiếp biến sau Tết 2015?
Trong thực tế và bất chấp báo cáo mặc sức tô hồng rất đáng nghi ngờ của chính phủ Việt Nam về “kinh tế phục hồi” và “GDP tăng trưởng,” thị trường tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh ở đất nước này vẫn tiếp tục đà suy trầm sau bảy năm suy thoái trước đó. Bối cảnh đó hẳn phải ứng với một sự cứu vãn, dù chỉ tượng trưng để vớt vát uy tín chính quyền, từ TPP.
Hiện thời, Việt Nam đang rất cần, thậm chí còn khao khát, một TPP như dĩ vãng được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2007. Vào thời gian đó, nền kinh tế Việt Nam tạm phục hồi, và cùng với gói kích cầu có giá trị tương đương $8.5 tỷ, dù sao các nhà đầu cơ chứng khoán và bất động sản ở Hà Nội và Sài Gòn đã kịp đẩy giá lên cao gấp ba lần để vỗ mặt người tiêu dùng ngốc nghếch về thực chất kinh tế và mụ mị về một chiều chính trị.
Song đến những năm gần đây, tình hình đã xoay ngược mũi giáo. Trước áp lực của Quốc Hội và cặp mắt săm soi của đảng, bên chính phủ không dám tung ra những đồng tiền cuối cùng trong ngân sách, vốn eo hẹp đến mức không bảo đảm đủ tiền để tăng lương cho cán bộ viên chức.
Tết Nguyên Đán 2015 là một bằng chứng cho luận điệu “kinh tế phục hồi.” Hình ảnh những người trồng hoa Sài Gòn điên tiết đập bỏ giỏ hoa của họ và sau đó thụp xuống khóc ròng là không thể quên được.
Sức mua tiệm cận trục hoành trên đồ thị “thu nhập bình quân người Việt Nam đạt $2,000/năm.”
Cũng khác nhiều với giai đoạn hậu WTO, triển vọng để đảng và chính quyền hồi tố và cho “nhập kho” hàng loạt nhân vật bất đồng chính kiến và đối lập là xa xỉ hơn nhiều.
Không những khó có thể “thẳng tay” với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền trong nước, đảng cầm quyền còn phải đối diện trực tiếp với xu thế phân hóa dữ dội và dẫn đến ly tâm nội bộ, mà blog Chân Dung Quyền Lực là một minh chứng quá sống động.
Hàng loạt động thái cấp tập và biến động từ trong ra ngoài đang hứa hẹn sẽ khơi dậy những diễn biến khôn lường trong nội tình đảng cùng các phe phái, có thể khởi sắc ngay sau Tết.
Trước Tết Nguyên Đán 2015 và hầu như ngay sau hành động “tạm tha” có vẻ bất ngờ của chính quyền đối với hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, lần đầu tiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát đi tín hiệu tổng bí thư đảng “sẽ thăm Hoa Kỳ” trong năm 2015.
Một sự trùng hợp lý thú và biểu tả “trong không có sắc” trong sự nghiệp chính trị vun dày khó hiểu của đảng.
Nhân vật sẽ thực hiện chuyến công du này (nếu có) là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuộc điện đàm giữa Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Keery đã xác nhận sự kiện hiếm có này. Cũng bởi từ trước tới nay, nghi thức đón tiếp và thương thảo các vấn đề quan trọng trên bình diện song phương quốc gia chỉ dành cho cấp chủ tịch nước hoặc thủ tướng. Có vẻ thật đáng tiếc là đảng không có vai trò gì trong đó.
Năm 2015 cũng là năm cuối cùng mà ông Trọng ngự tọa. Theo quy định về độ tuổi trong điều lệ đảng, ông không thể có cơ hội tái ứng cử chức vụ tổng bí thư vào Đại Hội 12, sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.
Khác nhiều với chuyến “hành hương” âm thầm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Vatican vào đầu năm 2013, ngay sau tín hiệu “đi Mỹ” năm 2015 của ông, báo chí Việt Nam được gỡ rào đưa tin như một thái độ cổ vũ. Thậm chí có tờ báo còn kênh kiệu giật tít “Mỹ và Trung Quốc: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chọn đi đâu trước?”
Tuy nhiên, những thông tin ngoài lề từ cuối năm 2014 đã báo trước rằng có một cuộc vận động nào đó để ông Trọng được lộ diện ở Hoa Kỳ, nơi mà bản thân ông không dành nhiều thiện cảm, còn hệ thống tuyên giáo và trường đảng Việt Nam cho đến nay vẫn dành những từ ngữ chẳng mấy hay ho cho quốc gia cựu thù.
Đến giờ và khi nhìn lại chuyến công du Washington không tuyên bố của ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị kiêm bí thư Thành Ủy Hà Nội, vào cuối Tháng Bảy, 2014, người ta có thể hiểu là chuyến đi của “thái tử” này không chỉ nhằm mục tiêu giới thiệu gương mặt của bên đảng trước chính giới quốc tế và đánh bóng hình ảnh ông Nghị như một ứng cử viên tiềm tàng cho chức vụ tổng bí thư, mà còn chen thêm một mục tiêu ẩn kín hơn: Xúc tác cho chuyến công du Hoa Kỳ trước khi về hưu của đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Lại “xuất kho”
Có vẻ như khác với thái độ xa lạnh của Brazil trước đây, người Mỹ đang phát đi tín hiệu chào đón ông Trọng vào lúc này, dù chỉ để biểu tả một sắc thái mờ nhạt nào đó của nghi lễ ngoại giao. Một số chuyến công du con thoi của các thượng nghị sĩ Mỹ đến Hà Nội vào năm ngoái có thể để chuẩn bị cho điều mà ông Trọng thừa nhận “Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.”
Còn ông Ted Osius, tân đại sứ Mỹ ở Hà Nội , lại là người nối dài cánh tay quan hệ song phương, đặc biệt vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
“Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tự tin về TPP và hiện giờ tôi tự tin hơn vài tháng trước đây. Vừa qua có cuộc họp song phương ở Hà Nội và đã đạt kết quả khả quan. Tôi nhận thấy có sự cam kết của Việt Nam và những nhà lãnh đạo Mỹ cũng có những cam kết về hiệp định này. Tôi tự tin rằng trong vài tháng sắp tới Việt Nam và Mỹ có thể thỏa thuận xong TPP và mùa Xuân tới nó sẽ được đưa ra Quốc Hội Mỹ. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự bỏ phiếu về vấn đề này vào mùa Hè. Vì vậy, tôi rất lạc quan về TPP,” Đại Sứ Ted Osius nêu ra một phát ngôn hiếm có từ phía giới ngoại giao Hoa Kỳ trong một cuộc họp báo rộng rãi ở Sài Gòn, nếu tính từ Tháng Tư, 2013, thời điểm hai quốc gia cựu thù chịu ngồi lại với nhau trên bàn đối thoại nhân quyền.
Phát ngôn trên, nếu được nêu ra vào thời cựu Đại Sứ Mỹ David Shear tại Việt Nam còn tại nhiệm, sẽ có thể bị xem là quá lãng mạn. Vào giữa năm 2014, chính quyền Việt Nam còn mê đắm thực hiện chính sách đàn áp dữ dội phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc và đến cuối năm bắt một hơi ba blogger.
Thế nhưng có vẻ “dự cảm” của ông Ted Osius là có cơ sở. Một tháng sau phát biểu ánh lên tinh thần lạc quan của ông, vòng đàm phán cấp cao TPP đã tiến đến một dự kiến thỏa thuận lớn: Mỹ và Nhật thỏa hiệp với nhau về gỡ bỏ ngăn cách thị trường xe hơi và thịt bò. Nếu sự giải tỏa xung đột kinh tế này được thực hiện dù không triệt để 100%, TPP vẫn có cơ hội lớn để kết thúc cuộc đàm phán kéo dài từ năm 2005, và do đó Việt Nam cũng có dịp chen chân vào bữa tiệc vốn rất khó dành cho những quốc gia yếu kém bản lĩnh về kinh tế và đặc biệt lệ thuộc sâu sắc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tương tự, tin tức đồn đoán về triển vọng “xuất kho” trước Tết Nguyên Đán 2015 của hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ cho đến nay đã chứng tỏ có cơ sở hiện thực chứ không phải mông lung.
So với nhiều trường hợp bị bắt khác, “ưu thế” của hai blogger này là chưa có án mà mới trong quá trình điều tra xét hỏi. Một khi quy trình tố tụng hình sự chưa thực sự áp đặt, dù là người bị quy tội danh điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” như nhà văn Nguyễn Quang Lập, vẫn có cơ hội để tại ngoại. Sau đó, “suy thoái sức khỏe” mới là yếu tố được bổ sung.
Đã bắt đầu xuất hiện dự đoán của vài nhà phân tích rằng từ đây đến Tháng Bảy, thời điểm dự kiến diễn ra chuyến công du của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến xứ Cờ Hoa, Việt Nam sẽ giảm thiểu việc bắt bất đồng chính kiến. Biết đâu còn xuất hiện một làn sóng thả người như năm 2014.
Tiếp biến sau Tết 2015?
Trong thực tế và bất chấp báo cáo mặc sức tô hồng rất đáng nghi ngờ của chính phủ Việt Nam về “kinh tế phục hồi” và “GDP tăng trưởng,” thị trường tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh ở đất nước này vẫn tiếp tục đà suy trầm sau bảy năm suy thoái trước đó. Bối cảnh đó hẳn phải ứng với một sự cứu vãn, dù chỉ tượng trưng để vớt vát uy tín chính quyền, từ TPP.
Hiện thời, Việt Nam đang rất cần, thậm chí còn khao khát, một TPP như dĩ vãng được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2007. Vào thời gian đó, nền kinh tế Việt Nam tạm phục hồi, và cùng với gói kích cầu có giá trị tương đương $8.5 tỷ, dù sao các nhà đầu cơ chứng khoán và bất động sản ở Hà Nội và Sài Gòn đã kịp đẩy giá lên cao gấp ba lần để vỗ mặt người tiêu dùng ngốc nghếch về thực chất kinh tế và mụ mị về một chiều chính trị.
Song đến những năm gần đây, tình hình đã xoay ngược mũi giáo. Trước áp lực của Quốc Hội và cặp mắt săm soi của đảng, bên chính phủ không dám tung ra những đồng tiền cuối cùng trong ngân sách, vốn eo hẹp đến mức không bảo đảm đủ tiền để tăng lương cho cán bộ viên chức.
Tết Nguyên Đán 2015 là một bằng chứng cho luận điệu “kinh tế phục hồi.” Hình ảnh những người trồng hoa Sài Gòn điên tiết đập bỏ giỏ hoa của họ và sau đó thụp xuống khóc ròng là không thể quên được.
Sức mua tiệm cận trục hoành trên đồ thị “thu nhập bình quân người Việt Nam đạt $2,000/năm.”
Cũng khác nhiều với giai đoạn hậu WTO, triển vọng để đảng và chính quyền hồi tố và cho “nhập kho” hàng loạt nhân vật bất đồng chính kiến và đối lập là xa xỉ hơn nhiều.
Không những khó có thể “thẳng tay” với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền trong nước, đảng cầm quyền còn phải đối diện trực tiếp với xu thế phân hóa dữ dội và dẫn đến ly tâm nội bộ, mà blog Chân Dung Quyền Lực là một minh chứng quá sống động.
Hàng loạt động thái cấp tập và biến động từ trong ra ngoài đang hứa hẹn sẽ khơi dậy những diễn biến khôn lường trong nội tình đảng cùng các phe phái, có thể khởi sắc ngay sau Tết.
Không có nhận xét nào: