VRNs (02.04.2015) – ROMREPORT- Khoảng 10 năm trở lại đây, đã có hơn 2,5 triệu người Kitô hữu ở Iraq, bây giờ con số này đã giảm xuống còn khoảng 200.000. Dưới sự đe dọa của ISIS, con số này còn giảm hơn nữa. Đức Thượng phụ Chaldean, Raphael Louis Sako, phát biểu trước Hội Đồng bảo an LHQ tại New York để giải quyết vấn đề này.
Ngài nói: “Các nhóm Hồi giáo cực đoan từ chối chung sống với những người không theo đạo Hồi. Họ đang bách hại và ép buộc những người ấy ra khỏi nhà… Muốn xóa tất cả các dấu vết lịch sử của họ. Chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng văn hóa và ý thức hệ quyền lực độc quyền, vô hiệu hóa các tổ chức và bị hạn chế tự do.”
Hội đồng bảo an LHQ đang xem xét lại những thách đố phải đối mặt của các nhóm thiểu số ở Trung đông, hy vọng LHQ sẽ hướng dẫn cộng đồng quốc tế hành động. Các bộ trưởng ngoại giao của Pháp nhấn mạnh rằng nếu hành động không được thực hiện sớm, tôn giáo và các nhóm dân tộc thiểu số khác sẽ biến mất một cách dễ dàng.
Laurent Fabius- Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nói: ” Những công dân bình thường đang tự hỏi làm thế nào một nơi tâpf hợp quyền lực của nhiều quốc gia và được gọi là “Liên hợp quốc”, mà cho đến nay đã không thể giải quyết vấn đề khủng bố. Ông nói, những công dân này nói đúng.”
Cùng với các Kitô hữu, Yazidis là một thiểu số khác đang phải đối mặt với cuộc đàn áp trực tiếp của IS. Một đại biểu Iraq, cũng là một người Yazidi đã mô tả về cơn ác mộng mà nhiều gia đình đã phải trải qua, kể từ khi xuất hiện ISIS
Vian Dakhil, một đại biểu Iraq khác phát biểu: ” Chúng tôi bị tàn sát, giết hại, phụ nữ của chúng tôi bị hãm hiếp, những trẻ em gái của chúng tôi bị đem bán, con của chúng tôi bị dẫn đi, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy đến với số phận chúng.
Những phát ngôn viên cũng yêu cầu Tòa án hình sự Quốc tế chú ý đến việc các tội phạm tiềm tàng ở Syria và Iraq. Tình hình rất nghiêm trọng, nó được mô tả như một cuộc diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại, đặc biệt là đối với những người thiểu số, phụ nữ và những trẻ em gái.
Ngài nói: “Các nhóm Hồi giáo cực đoan từ chối chung sống với những người không theo đạo Hồi. Họ đang bách hại và ép buộc những người ấy ra khỏi nhà… Muốn xóa tất cả các dấu vết lịch sử của họ. Chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng văn hóa và ý thức hệ quyền lực độc quyền, vô hiệu hóa các tổ chức và bị hạn chế tự do.”
Hội đồng bảo an LHQ đang xem xét lại những thách đố phải đối mặt của các nhóm thiểu số ở Trung đông, hy vọng LHQ sẽ hướng dẫn cộng đồng quốc tế hành động. Các bộ trưởng ngoại giao của Pháp nhấn mạnh rằng nếu hành động không được thực hiện sớm, tôn giáo và các nhóm dân tộc thiểu số khác sẽ biến mất một cách dễ dàng.
Laurent Fabius- Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nói: ” Những công dân bình thường đang tự hỏi làm thế nào một nơi tâpf hợp quyền lực của nhiều quốc gia và được gọi là “Liên hợp quốc”, mà cho đến nay đã không thể giải quyết vấn đề khủng bố. Ông nói, những công dân này nói đúng.”
Cùng với các Kitô hữu, Yazidis là một thiểu số khác đang phải đối mặt với cuộc đàn áp trực tiếp của IS. Một đại biểu Iraq, cũng là một người Yazidi đã mô tả về cơn ác mộng mà nhiều gia đình đã phải trải qua, kể từ khi xuất hiện ISIS
Vian Dakhil, một đại biểu Iraq khác phát biểu: ” Chúng tôi bị tàn sát, giết hại, phụ nữ của chúng tôi bị hãm hiếp, những trẻ em gái của chúng tôi bị đem bán, con của chúng tôi bị dẫn đi, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy đến với số phận chúng.
Những phát ngôn viên cũng yêu cầu Tòa án hình sự Quốc tế chú ý đến việc các tội phạm tiềm tàng ở Syria và Iraq. Tình hình rất nghiêm trọng, nó được mô tả như một cuộc diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại, đặc biệt là đối với những người thiểu số, phụ nữ và những trẻ em gái.
Pv. VRNs
Không có nhận xét nào: