Biển Đông: Những Lời Cảnh Báo Của Hoa Kỳ Đưa Ra Là Quá Muộn - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
24 tháng 5, 2015

Biển Đông: Những Lời Cảnh Báo Của Hoa Kỳ Đưa Ra Là Quá Muộn

(VNTB) - Những lời cảnh báo của Hoa Kỳ đưa ra quá muộn. Nhớ lại khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập tỉnh Nam Sa, gồm Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa Kỳ không có ý kiến; Bắc Kinh ngang nhiên cấm đánh bắt cá trên biển Đông, Hoa Kỳ không có ý kiến; mọi sự lấn ép vi phạm công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 đối với các nước láng giềng, Hoa Kỳ tuyên bố đứng ngoài cuộc tranh chấp.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry công du sang Trung Quốc với ý đồ thuyết phục Bắc Kinh giảm bớt căng thẳng tình hình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và tạo cơ hội cho một giải pháp ngoại giao. Ông Kerry đã gặp các nhân vật lãnh đạo tối cao có thẩm quyền quyết định về vấn đề đang gây lo ngại cho tất cả các quốc gia trong vùng và thế giới, bởi vỉ biển Đông cũng là tuyến đường hàng hải và thương mại chiến lược, là huyết mạch của kinh tế thế giới.

Trong cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm ông John Kerry thông báo với Ngoại trưởng Vương Nghị là Hoa Kỳ quan ngoại về tiến độ và tầm cỡ của các công trình Bắc Kinh xây dựng tại quần đảo Trường Sa, ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Trung Quốc có những biện pháp hài hòa với các bên để giảm bớt căng thẳng và tạo cơ hội cho một giải pháp ngoại giao thông minh thay vì phô trương các tiền đồn và phi đạo. Hai bên trao đổi lời lẽ như thế nào theo thông lệ ngoại giao không ai biết được. Nhưng sau cuộc gặp gỡ đó, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với báo chí bằng một giọng điệu cứng rắn: “Việc xây dựng tại Nam Sa và một số đảo đá ngầm hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải Trung Quốc. Tôi muốn tái khẳng định ở đây, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là cứng như đá và bất di bất dịch” - một sự nhắn gởi công khai mà báo chí bình luận rằng Ngoại trưởng John Kerry đã vấp phải sự từ chối thô bạo khi yêu cầu Bác Kinh lưu ý đến những lời cảnh báo của Washington.

Những lời cảnh báo của Hoa Kỳ đưa ra quá muộn. Nhớ lại khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập tỉnh Nam Sa, gồm Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa Kỳ không có ý kiến; Bắc Kinh ngang nhiên cấm đánh bắt cá trên biển Đông, Hoa Kỳ không có ý kiến; mọi sự lấn ép vi phạm công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 đối với các nước láng giềng, Hoa Kỳ tuyên bố đứng ngoài cuộc tranh chấp.

Ngày nay việc xây dựng cơ sở quân sự, phi trường, hải cảng rải rác trên nhiều đảo nhân tạo làm cho Hoa Kỳ sực tỉnh, nhận ra ý đồ bành trướng mang tính chất tấn công và khống chế các hoạt động hàng hải, hàng không trong khu vực nên Washington mới phản ứng quyết liệt. Thật vậy, ông Ian Storey, chuyên viên hàng đầu của viện nghiên cứu chiến lược Á Châu tại Singapore cũng nhận định, tham vọng của Trung Quốc tại biển Đông làm Hoa Kỳ thức tỉnh, nhưng vấn đề là phải đối phó bằng cách nào, vì những lời kêu gọi khuyến cáo không hề làm nao núng Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương Nghị còn nhấn mạnh “quyết tâm không có gì lay chuyển nổi”. Đồng thời nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì cảnh cáo Mỹ “nên tránh những hành vi gây hấn và nên đóng góp nhiều hơn cho ổn định và hòa bình”.

Quyết tâm chiếm trọn biển Đông của Trung quốc đã chuẩn bị từ lâu, thực hiện từng bước và ngày nay công khai xác định không có gì lay chuyển nổi. Tuy nhiên khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng John Kerry ngày 17-5-2015, ông có những lời phát biểu làm dịu tình hình, ông cho rằng quan hệ giữa hai nước “về đại cuộc là ổn định” và ông lặp lại lời tuyên bố khi ông gặp Tổng thống Barak Obama năm 2013 rằng: “Thái Bình Dương đủ rộng cho Trung Quốc và Hoa Kỳ hoạt động”.

Những lời đấu dịu của nhà lãnh đạo Trung Quốc không trấn an được cơ quan lập pháp Hoa Kỳ. Ủy ban ngoại giao Thượng viện yêu cầu hành pháp điều trần về việc bảo vệ quyền lợi của Mỹ tại biển Đông. Hai Phụ tá Ngoại trưởng và Quốc phòng, các ông Daniel Russel và David Shear thuyết trình. Nghị sĩ Bob Corker Chủ tịch Uy ban cảm thấy bối rối.

Lầu Năm Góc được Tổng thống Obama cho phép gởi Đệ thất hạm đội Mỹ tiến vào biển Đông nơi mà Bắc Kinh xem như “ao nhà”. Và đồng thời gởi máy bay trinh sát tối tân nhứt của Mỹ, P8-A Poseidon, bay ở cao độ thấp 4.500 mét trên các đảo mới bồi đắp của Trung Quốc. Phóng viên của đài truyền hình CNN có mặt trên chuyền bay tường thuật rằng hải quân Trung Quốc cảnh cáo 8 lần, yêu cầu máy bay Mỹ phải di đi chỗ khác. Phi công chiếc P8-A đáp lại rằng máy bay của anh ta đang bay ở không phận quốc tế. Phóng viên CNN xác nhận chiếc P8-A bị “thách thức” suốt 30 phút.

Mới đây ngày 20-5-2015 hãng Bloomberg News đưa tin một tàu chiến của Mỹ, USS Fort Worth đang tuần tra vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa đã gặp một tàu quân sự của Trung Quốc. Hai bên sử dụng các quy tắc ứng xử cho những cuộc gặp bất ngờ trên biển để tránh xảy ra đụng độ. Đô đốc Howard xác nhận điều nầy nhưng không cho biết chi tiếc về vụ chạm tráng nói trên.

Một bài bình luận của tờ Hoàn cầu thời báo thuộc cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc viết rằng : “Mỹ đang đùa với lửa” và coi đó là một hành động khiêu khích nguy hiểm. Mặt khác Tân Hoa Xã cho rằng Washington không có cơ sở để chỉ trích Bắc Kinh và đây chỉ là mượn cớ để duy trì bá quyền của Mỹ trong khu vực.

Một phúc trình của bộ quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã tái thiết 20 phi đạn DF-5 của họ và đặt nhiều đầu đạn hạt nhân thu nhỏ làm cho khó bị đánh chận không cho đầu đạn trúng mục tiêu. Một nhà phân tích Mỹ nói Trung Quốc hiện có khả năng nhắm tới mục tiêu Hoa Kỳ với 40 đầu đạn hạt nhân. Ông Ashley J. Tellis, một chuyên gia tại viện Carnegie Endowment for International Peace cho rằng Trung Quốc còn ngại lợi thế về hạt nhân cũa Hoa Kỳ bởi vì lực lượng hạt nhân của Mỹ mạnh gấp 8 lần Trung Quốc. Theo nguồn tin RFI.

Một bên là Hoa Kỳ khẳng định quyết tâm không để Bắc Kinh tự do thao túng tại biển Đông, Hoa Kỳ sẽ duy trì và bảo vệ tự do hàng hải.

Một bên khác là Trung Quốc, xác định chủ quyền trên đường 9 đoạn bao trùm biển Đông và quyết tâm bảo vệ lãnh hải của mình “cứng như đá không gì lay chuyển nổi”.

Việc gì sẽ xảy ra? Thế giới lo ngại tại điểm nóng nầy, bất cứ lúc nào một sự xung đột nhỏ cũng có thể nổ thành chiến tranh lớn. Nhưng nếu người ta khách quan xét, tôi đã từng viết, hiện tại Mỹ chưa sẵn sàng chống đỡ một cuộc chiến và nắm chắc phần thắng. Vì lý do dư luận quần chúng Mỹ mệt mỏi và chán ghét hai cuộc chiến Iraq và Afganistan chưa hoàn toàn chấm dứt được, đồng thời lực lượng quân sự Mỹ không thể giang rộng từ Trung Đông sang Á Châu.

Mặt khác về phần Trung Quốc vẫn còn lo ngại thế lực quân sự của mình hảy còn thua kém Mỹ, các vùng tự trị không ngừng nổi dậy chống đối, nội bộ chưa thật sự ổn định vì bài trừ tham nhũng đang gây nhiều bất mãn nghi ngờ. cho nên Chủ tịch Tập Cận Bình mới công khai đánh giá “quan hệ Mỹ-Trung vẫn ổn định” và ông muốn đưa quan hệ song phương nầy “lên một tầm cao mới” ông trông chờ sớm gặp Tổng thống Obama vào tháng 9-2015 để bàn thảo xây dựng một “mô hình mới trong quan hệ giữa hai nước lớn, mỗi bên phải tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống chính trị và nhiệp độ tăng trưởng của nhau”.

Vì vậy sự khẳng định chủ quyền cứng như đá không quan hại đến tự do hàng hải bởi vì Thái Bình Dương đủ rộng và các hải đảo của các nước láng giềng Trung Quốc không thuộc lợi ít quốc gia của Mỹ. Đó chỉ là tài nguyên vô giá đáp ứng nhu cầu sự trỗi dậy của Trung Quốc mà thôi.

Vấn đề tàu chiến Mỹ vào biển Đông hay máy bay trinh thám P8-A thám sát các đảo Trường Sa chỉ là hành động giữ thể diện của Mỹ như hai chiếc phi cơ B52 bay qua vùng nhận điện phòng không ngày 23 tháng 11 năm 2013 mà thôi.
Biển Đông: Những Lời Cảnh Báo Của Hoa Kỳ Đưa Ra Là Quá Muộn Reviewed by Unknown on 5/24/2015 Rating: 5 (VNTB) - Những lời cảnh báo của Hoa Kỳ đưa ra quá muộn. Nhớ lại khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập tỉnh Nam Sa, gồm Hoàng Sa và Trường Sa, H...

Không có nhận xét nào: