Châu Văn Thi: Phóng viên Dân Luận sẽ tiếp tục theo dõi để cập nhật thông tin đến độc giả
DL - Hàng trăm người dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đã xuống đường từ ngày 4/5/2015 để chặn xe rác vào bãi rác Ô Môn vì tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nơi đây. Vào chiều 9/5/2015 đã có buổi đối thoại của chính quyền địa phương với người dân nhưng đối thoại bất thành, nhiều người dân vẫn tiếp tục chặn xe.
DL - Hàng trăm người dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đã xuống đường từ ngày 4/5/2015 để chặn xe rác vào bãi rác Ô Môn vì tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nơi đây. Vào chiều 9/5/2015 đã có buổi đối thoại của chính quyền địa phương với người dân nhưng đối thoại bất thành, nhiều người dân vẫn tiếp tục chặn xe.
Ông Sáu, một người dân ở nơi đây cho chúng tôi biết sự việc ô nhiễm ở bãi rác đã có từ lâu, tuy nhiên tình hình ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết Nam Bộ đã vào mùa mưa nước thải rỉ ra và mùi hôi thối bốc lên, ruồi nhặng nhiều khi ăn cơm phải giăng mùng. Nhiều người dân đã bị bệnh liên quan đến đường hô hấp kể từ khi bãi rác này đi vào hoạt động hồi tháng 1/2014.
Năm 2014, người dân Ô Môn cũng chặn xe rác vì ô nhiễm. Ảnh: Dân Trí
Các xe rác tới bãi người dân đều ra ngăn chặn và nói với các tài xế quay về, không đổ ở đây vì tình trạng ô nhiễm không được giải quyết.
Khi được hỏi về việc có tờ báo thông tin, nguyên nhân người dân chặn xe là do chủ đầu tư chưa "đưa tiền đền bù cho bà con", ông Sáu cho biết không biết về việc này.
Người dân ở nơi đây còn dự định sẽ ra chặn xe và "quỳ lạy" các tài xế để họ không vào đây đổ nữa.
Được biết trong năm 2014, người dân cũng đã phản đối bằng hình thức chặn xe, chính quyền có hứa sẽ cho xây dựng nhà máy xử lý rác ở ngay bên cạnh. Tuy nhiên, nhà máy rác chỉ mới hoàn thiện giai đoạn 1 đã phải dừng lại vì thiếu vốn.
Năm 2014, người dân Ô Môn cũng chặn xe rác vì ô nhiễm. Ảnh: Dân Trí
Tình trạng các bãi rác trên khắp các tỉnh cả nước gây ô nhiễm và người dân chặn xe không cho vào bãi rác đổ cũng không phải là hiếm. Ngày 16/4/2015, người dân Bình Thuận đã xuống đường gây nên một cuộc bạo động lớn vì ô nhiễm nhà máy nhiệt điện, chính quyền và chủ đầu tư hứa sẽ khắc phục trong vòng 10 ngày. Tại sao họ không dự tính được những rủi ro mà đã cho triển khai hoạt động? Điều này cho thấy tình trạng thiếu tầm nhìn xa của lãnh đạo khi cho thi công các công trình liên quan đến đời sống của người dân. Hầu hết đều là "chữa cháy" khi người dân bức xúc phản đối.
Theo báo Người Lao Động cho biết lãnh đạo Cần Thơ đã phải tốn gần 10 năm để loay hoay tìm giải pháp xử lý rác thải cho tỉnh nhà. Thậm chí còn lập ra đoàn công tác để đi nước ngoài tham quan nhưng cũng chỉ mua được lò đốt rác của Nhật và để ở quận Cái Răng, Cần Thơ không được sử dụng đại trà.
Không có nhận xét nào: