JB Nguyễn Hữu Vinh:Phần I - Nối giáo cho giặc
Ngày 6/4/2015, báo chí nhà nước đưa tin: "Xô xát ở Hà Tĩnh, 10 chiến sĩ công an bị thương". Đọc bản tin này, người ta nhận thấy hình như, cuộc xô xát đó, chỉ có công an bị thương? Bản tin viết: "Biết tin người dân kéo ra ngăn không cho công nhân thi công đường điện, chính quyền xã đã báo với cơ quan cấp trên. Khi lực lượng chức năng được huy động đến bảo vệ công trường thì xảy ra xô xát với người dân". Với cách đưa tin như vậy, người ta biết được rằng lực lượng công an chỉ được điều động khi có người dân đến ngăn cản việc thi công?
Gần một tháng sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã đến Giáo xứ Dũ Lộc, thuộc xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh thì sự việc hoàn toàn khác.
Từ mối đe dọa nguồn sống của bãi xỉ than nhiệt điện Vũng Áng
Xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh có thôn Hòa Lộc là thôn toàn tòng công giáo với 1.800 giáo dân, một xứ đạo từ lâu đời được xây dựng ở đây với bao công sức, xương máu của cha ông họ ở vùng đất khô cằn nắng cháy này. Người dân ở đây hiền lành, chất phác và chịu khó cần cù lam lũ từ bao đời nay sống thuận hòa êm đẹp. Những cánh đồng lúa bên cạnh những ao đìa nuôi thủy sản nước lợ như tôm, cua kết hợp nguồn lợi thủy sản đã đảm bảo đời sống yên bình cho họ xưa nay.
Bỗng nhiên, vùng Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh được bán cho Tàu với thời hạn 70 năm đã làm xáo trộn cuộc sống của họ cũng như cả vùng đất yên bình trong khu vực trọng yếu của đất nước này. Trong dự án đó, hạng mục Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng đã quy hoạch bãi đổ xỉ than ngay cạnh bên làng của Giáo xứ Dũ Lộc. Bãi xỉ than chiếm của dân một diện tích 131 ha, chiều cao của bãi xỉ 30 mét. Công suất của bãi xỉ là hơn một triệu tấn xỉ than mỗi năm. Nơi gần nhất của bãi xỉ cách nhà dân chỉ 20m, chỗ xa nhất cũng chỉ có 500 mét.
Một trong 3 nhà máy nhiệt điện ở Vũng Áng. Hình: Internet.
Không chỉ có bãi xỉ than, ngay tại khu vực gần cầu Hòa Lộc, một đập chắn nước được quy hoạch xây dựng ngay sát làng. Điều này đe dọa nguồn sống bằng hải sản, đầm đìa nuôi tôm cá cũng như chất thải của cả khu vực đổ về cho người dân ở đây được hưởng. Ngoài ra, là sự lụt lội và sự đe dọa đời sống mỗi khi xả đập hoặc có sự cố nào đó như thường xảy ra.
Nói tóm lại, đời sống người dân nơi đây như đã được đặt trước một tương lai hết sức bấp bênh và mờ mịt.
Kể từ đó, người dân sống bất an, ngày đêm như ngồi trên đống lửa vì sự đe dọa đến cuộc sống của họ và con cháu họ sau này.
Từ những năm 2010, người dân Dũ Lộc đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, đề nghị các cơ quan và chính phủ nghiên cứu lại việc đặt bãi thải nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, bởi nếu được xây dựng, sẽ triệt môi trường sống của họ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2010, một lá đơn tập thể toàn dân ký đã gửi đến các cấp từ Tỉnh đến Trung ương và cả giáo quyền.
Lá đơn tập thể đã nêu rõ tác hại của việc ảnh hưởng đến môi trường rõ ràng như sau: " Có rất nhiều chất độc hại trong xỉ than: Theo các tài liệu mà chúng tôi có được và nhất là qua tài liệu mà cán bộ huyện Kỳ Anh gửi kèm để tham khảo thì trong xỉ than có rất nhiều chất độc hại: chẳng hạn như trong xỉ than có chứa một số kim loại nặng có độc tính cao (Mn, Cr, Cu2, Hg2, As, Pb,…), nước trong bãi xỉ thường có hàm lượng cặn, kim loại độ cứng cao, độ Oxy hoà tan giảm và chứa nhiều các khoáng chất như SO2, HCO3, CL, CO3 … Nếu nước trong bãi xỉ tràn ra môi trường do nguyên nhân nào đó như tràn đập chắn xỉ, vỡ đập, thấm qua đập…) sẽ gây ô nhiễm môi trường nước biển khu vực. Tác hại của các khí Oxít(SOx, NOx) rất nguy hiểm đối với sức khoẻ con người…, rồi đến ô nhiểm bụi từ xỉ than và nước ngầm. Bãi thải xỉ than nằm đầu ngọn gió đông-nam và đầu nguồn nước chảy với độ cao so với mặt bằng nhà dân chếch khoảng 2-3 m thì không thể tránh được tầng nước ngầm. Cũng theo tài liệu: Trong xỉ than có chất Lưu huỳnh và cả chất Thuỷ Ngân sẽ ngấm theo dòng nước ngầm và có thể đi vào các giếng nước của dân. Đây là những nguy cơ nhã tiền và không thể tránh khỏi".
Chính quyền và nhà đầu tư không có các biện pháp có thể khắc phục được hậu quả: Như trên đã nói, hậu quả ô nhiễm môi trường là rất nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân, sự sống và giống nòi nhưng khi đã xẩy ra ô nhiễm thì chắc chắn hậu quả lúc đó là khôn lường và không thể khắc phục được. Bản thân chính quyền và nhà đầu tư chưa dự kiến hết các tác hại của bãi xỉ than và vì thế cũng chưa đưa ra được các biện pháp dự phòng, thậm chí còn cho rằng không có ô nhiễm".
Sở dĩ, họ phản ứng bởi họ đã có kinh nghiệm về những dự án, những công trình của nhà nước như sau: "Thực tiễn tại địa phương này cách đây 6 năm nhà nước làm dự án nước lấy từ núi để cung cấp cho dân qua các bể chứa với kinh phí 500 triệu đồng. Dự án hoàn thành được hơn một tháng thì đã rò rĩ và rồi chưa đầy 2 tháng thì tất cả các bể không còn chứa được một giọt nước nào đành phải bỏ hoang. Và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm để xử lý. Đây mới chỉ là một dự án nhỏ chưa phải là dự án lớn mà còn như thế thì liệu cấp chính quyền xử lý như thế nào nếu bãi xỉ than ô nhiễm với hậu quả lớn hơn rất nhiều lần".
Lẽ ra, nếu có một nhà nước, một chính quyền "Của dân, do dân, vì dân" thì chắc chắn không ai không thấy những tiếng kêu chính đáng của người dân cần phải khẩn trương được giải tỏa và đáp ứng. Thế nhưng, những tiếng kêu của họ cứ như đá ném ao bèo và không được nơi nào đếm xỉa.
Chính vì thế, người dân nơi đây đã có những phản ứng khá mạnh: "Chúng tôi không có ý thức chống lại chính quyền và nhà đầu tư nhưng chúng tôi không thể làm ngơ trước việc môi trường, sức khoẻ con người và nòi giống bị đe doạ và huỷ hoại. Vì thế, toàn thể giáo dân sẽ không đồng ý để dự án được triển khai ký dự án chưa thực sự khả thi về bảo vệ môi trường, môi sinh."
Khi nhà nước đưa những đội đo đạc về để đo đất, cắm mốc ruộng của họ, thậm chí cho cán bộ vào tuyên truyền, chia rẽ họ, giáo dân đã nhất loạt tẩy chay. Đã có những lúc, nhà nước đưa công an đến nhằm uy hiếp họ nhưng không có tác dụng.
Nhà nước giải thích rằng thì là bãi xỉ than sẽ không gây ô nhiễm môi trường, sẽ dùng để sản xuất gạch không nung, sẽ thế nọ, sẽ thế kia... nhưng không hề dám cam kết và khảng định điều họ nói.
Kết quả là những lời hứa được đưa ra, rằng sẽ đưa những hộ dân nơi đây đến khu vực tái định cư, để đảm bảo cuộc sống của họ không bị đe dọa bởi bãi thải của nhà máy. Thậm chí, một khu vực đã được chỉ định để lập khu tái định cư cho họ nhưng rồi bỏ dở khi mới san ủi được một phần rồi thôi.
Cứ thế, người dân sống trong sự nơm nớp, lo sợ cho đời sống của mình, cho tương lai con cái của mình và cho toàn thể cộng đồng đã hình thành và xây dựng bằng xương máu của họ bao đời nay.
Nhãn tiền vụ Bình Thuận hôm nay
Chiều 15/4, trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) hàng trăm người dân địa phương tiếp tục dùng bàn ghế, đá, gạch làm chướng ngại vật đưa ra giữa lòng đường chặn xe để phản đối Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường. Người dân đã phải dùng đến bom xăng để chống lại việc nhà cầm quyền cho công an đến trấn áp họ. Việc biểu tình phản đối của người dân, đã khiến dòng xe cộ trên đường Quốc lộ 1A ùn tắc dài đến 50 km.
Sở dĩ có điều đó, là những người dân ở đây đã không thể chịu đựng nổi sự ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng ở đây, mạng bụi bặm đến cho mọi ngõ ngách đời sống người dân. Điều ai cũng có thể thấy, là sự ô nhiễm đến nguồn nước, không khí và mọi mặt của cuộc sống của họ bị đe dọa hết sức nghiêm trọng.
Nhà nước lại dùng con bài cảnh sát, công cụ, công quyền, phát loa... để trấn áp người dân. Nhưng, khi dồn người dân đến đường cùng, không còn con đường nào để sống, thì họ chỉ còn mỗi cách duy nhất là phản kháng. Sự đồng lòng của người dân và sự chú ý của công luận đã đặt nhà nước vào sự lúng túng. Cuối cùng, họ đành phải chấp nhận dừng việc vận chuyển xỉ nhiệt điện, thi hành các biện pháp để người dân nguôi giận.
Sau đó, nguyên nhân được xác định là do khi xây dựng nhà máy nhiệt điện, nhà nước đã không lường trước được hậu quả của việc phát tán tro xỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân. Và thế là... huề.
Cách duy nhất có thể làm, lại là di chuyển dân, coi như mọi việc đã rồi và đó là cách hữu hiệu nhất để buộc người dân rời khỏi nơi chôn rau cắt rốn bao đời với bao nhiêu tài sản, vườn tược, cây cối cũng như mọi nếp sống văn hóa của họ một cách nhanh chóng.
Tương lai của Dũ Lộc ngày mai
Nhiệt điện Vũng Áng gồm 3 nhà máy được xây dựng đã gần hoàn thành, cũng lại là một nhà máy nhiệt diện do Trung Quốc xây dựng. Ở khu Vũng Áng mà nhà cầm quyền đã bán cho Tàu 70 năm này, tất cả từ điện, đường, đất, nước, và bến cảng... đều được bán trọn. Ở đó, người Tàu xây dựng trong một khu đất mấy chục km vuông biệt lập. Họ đào hào sâu 10m, rộng 10m và có hàng rào bên ngoài. Người dân không được lai vãng đến trong vùng đó. Nói cách khác, đó như một vùng Tô giới của Tàu ngay tại điểm yếu huyệt nhất của Việt Nam. Hậu quả của khu CN Vũng Áng này đối với đất nước như thế nào, nhiều người đã phân tích. Riêng đối với người dân xung quanh, nó cũng đã gây biết bao tai họa.
Trước những tiếng kêu của người dân Dũ Lộc, nhà cầm quyền đã không đếm xỉa đến những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của họ mà hình thành một quan niệm coi người dân như kẻ thù.
Những công trình đe dọa cuộc sống của họ vẫn được lập dự án, được xây dựng bất chấp sự phản đối. Một đập chắn xả nước ngay trước của Dũ Lộc đe dọa việc sinh tồn và sản xuất của người dân đã được triển khai.
Những dự án, công trình của nước ngoài được tiếp tay của nhà cầm quyền nhưng lại triệt đường sống của người dân, thì điều đó chẳng khác gì việc "nối giáo cho giặc" mà cha ông ta thường nhắc nhở.
Nếu như, nhà cầm quyền Bình Thuận đã thành công trong việc xây dựng xong nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc, đẩy đời sống người dân vào chỗ tiêu vong bởi ô nhiễm môi trường, thì ở Dũ Lộc, Kỳ Trinh, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, người dân đã sớm ý thức được quyền sống của mình cũng như hậu họa của việc đó và đã có những phản ứng dữ dội.
Nhưng, cũng nếu như nhà cầm quyền Bình Thuận còn biết - theo lời công chủ tịch Tỉnh nói - rằng họ đã không dùng bạo lực khi người dân đang phẫn nộ, thì ở Hà Tĩnh, nhà cầm quyền đã chủ động dùng bạo lực đối với người dân ngay từ đầu trong vụ việc ngày 6/4/2015.
(Còn nữa)
Hà Tĩnh, ngày 2/5/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nhà nước lại dùng con bài cảnh sát, công cụ, công quyền, phát loa... để trấn áp người dân. Nhưng, khi dồn người dân đến đường cùng, không còn con đường nào để sống, thì họ chỉ còn mỗi cách duy nhất là phản kháng. Sự đồng lòng của người dân và sự chú ý của công luận đã đặt nhà nước vào sự lúng túng. Cuối cùng, họ đành phải chấp nhận dừng việc vận chuyển xỉ nhiệt điện, thi hành các biện pháp để người dân nguôi giận.
Sau đó, nguyên nhân được xác định là do khi xây dựng nhà máy nhiệt điện, nhà nước đã không lường trước được hậu quả của việc phát tán tro xỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân. Và thế là... huề.
Cách duy nhất có thể làm, lại là di chuyển dân, coi như mọi việc đã rồi và đó là cách hữu hiệu nhất để buộc người dân rời khỏi nơi chôn rau cắt rốn bao đời với bao nhiêu tài sản, vườn tược, cây cối cũng như mọi nếp sống văn hóa của họ một cách nhanh chóng.
Tương lai của Dũ Lộc ngày mai
Nhiệt điện Vũng Áng gồm 3 nhà máy được xây dựng đã gần hoàn thành, cũng lại là một nhà máy nhiệt diện do Trung Quốc xây dựng. Ở khu Vũng Áng mà nhà cầm quyền đã bán cho Tàu 70 năm này, tất cả từ điện, đường, đất, nước, và bến cảng... đều được bán trọn. Ở đó, người Tàu xây dựng trong một khu đất mấy chục km vuông biệt lập. Họ đào hào sâu 10m, rộng 10m và có hàng rào bên ngoài. Người dân không được lai vãng đến trong vùng đó. Nói cách khác, đó như một vùng Tô giới của Tàu ngay tại điểm yếu huyệt nhất của Việt Nam. Hậu quả của khu CN Vũng Áng này đối với đất nước như thế nào, nhiều người đã phân tích. Riêng đối với người dân xung quanh, nó cũng đã gây biết bao tai họa.
Trước những tiếng kêu của người dân Dũ Lộc, nhà cầm quyền đã không đếm xỉa đến những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của họ mà hình thành một quan niệm coi người dân như kẻ thù.
Những công trình đe dọa cuộc sống của họ vẫn được lập dự án, được xây dựng bất chấp sự phản đối. Một đập chắn xả nước ngay trước của Dũ Lộc đe dọa việc sinh tồn và sản xuất của người dân đã được triển khai.
Những dự án, công trình của nước ngoài được tiếp tay của nhà cầm quyền nhưng lại triệt đường sống của người dân, thì điều đó chẳng khác gì việc "nối giáo cho giặc" mà cha ông ta thường nhắc nhở.
Nếu như, nhà cầm quyền Bình Thuận đã thành công trong việc xây dựng xong nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc, đẩy đời sống người dân vào chỗ tiêu vong bởi ô nhiễm môi trường, thì ở Dũ Lộc, Kỳ Trinh, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, người dân đã sớm ý thức được quyền sống của mình cũng như hậu họa của việc đó và đã có những phản ứng dữ dội.
Nhưng, cũng nếu như nhà cầm quyền Bình Thuận còn biết - theo lời công chủ tịch Tỉnh nói - rằng họ đã không dùng bạo lực khi người dân đang phẫn nộ, thì ở Hà Tĩnh, nhà cầm quyền đã chủ động dùng bạo lực đối với người dân ngay từ đầu trong vụ việc ngày 6/4/2015.
(Còn nữa)
Hà Tĩnh, ngày 2/5/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Theo: Blog RFA
Không có nhận xét nào: