Sáng 12/7/2015 chị Huỳnh Thục Vy, chị Nguyễn Thị Hoàng tới phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn để đáp máy bay đi Thái Lan cũng bị cấm xuất cảnh và cướp hộ chiếu. Bên cạnh đó, anh Vũ Quốc Ngữ và chị Trần Thị Tô, em gái cựu TNLT Trần Hữu Đức vừa ra tù, cũng bị ngăn chặn xuất cảnh tại phi trường Nội Bài. Mọi người đã kịch liệt phản đối hành vi xâm phạm quyền con người, quyền đi lại của cục quản lý xuất nhập cảnh VN.
Tường trình của Huỳnh Thục Vy bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu trên FB GNsP
GNsP (13.07.2015) - Sáng 12/7/2015, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để bay chuyến bay VJ801 lúc 11h15 đến Bangkok, Thái Lan tham dự khoá huấn luyện ba ngày do Phóng viên không Biên giới tổ chức.
Nhưng sau khi làm thủ tục check-in, lúc qua cổng kiểm soát hành lý, một nhân viên hải quan tôi không nhớ rõ tên chặn tôi lại kiểm tra hộ chiếu và hỏi: "Em làm nghề gì? Hiện tại làm việc ở đâu? Em qua Thái làm gì? Đi với ai? Đi bao lâu?" Tôi trả lời: "Em làm nội trợ, ở Đắc Lắc, qua Thái du lịch, đi một mình, đi bốn ngày rồi về". Anh ta cười và lặp lại câu hỏi: "Thật ra em làm nghề gì?". Tôi nhận thấy rõ là anh ta biết thông tin về tôi trước khi gặp tôi nên phát cáu: "Anh hỏi để làm gì?".
Đến cổng kiểm soát an ninh, nhân viên an ninh hải quan nhìn hộ chiếu của tôi cũng lặp lại các câu hỏi như trên và gọi đồng đội ra hướng dẫn tôi vào một phòng chờ cách biệt và nói với tôi là hộ chiếu của tôi có vấn đề.
Một nhân viên hải quan khác hỏi người dẫn tôi vào phòng là: trường hợp này là sao, anh này trả lời: "Hộ chiếu báo đỏ". Cán bộ đồn công an cửa khẩu TSN tên Bùi Quốc Cường trả lời tôi khi tôi hỏi lý do tại sao đưa tôi vào phòng cách ly: "Xin báo cho em biết là hôm nay em không thể bay chuyến bay này được và hộ chiếu của em sẽ bị tạm giữ, lý do là do công an Quảng Nam đề nghị chứ chúng tôi không biết em là ai".
Rõ ràng điều ông Cường nói với tôi mâu thuẫn với lời đồng đội của anh ta đã nói là hộ chiếu của tôi thuộc dạng "báo động đỏ", nghĩa là không cần công an Quảng Nam yêu cầu thì khi hộ chiếu của tôi được đưa qua máy kiểm soát, sẽ có cảnh báo đỏ hiển thị cho nhân viên an ninh biết mà chặn không cho tôi xuất cảnh. Và danh sách hộ chiếu được cài báo động đỏ này là một danh sách dài được đưa xuống từ trung ương, không phải là hành động cục bộ của an ninh từng tỉnh.
Tôi không ngạc nhiên với kịch bản này vì nó đã xảy ra nhiều lần với nhiều anh chị em hoạt động nhân quyền trước đây. Năm 2012 em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu cũng từng bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu khi đến qua chặn kiểm soát hải quan để lên máy bay sang Hoa Kỳ. Vì vậy tôi không muốn mất nhiều thời gian tranh cãi với họ, tôi yêu cầu họ nhanh chóng lập biên bản để tôi ra về. Chỉ có một điều làm tôi ngạc nhiên là không có nhân viên an ninh bảo vệ chính trị nào thẩm vấn tôi trong lúc tôi ngồi đợi anh Bùi Quốc Cường lập biên bản.
Sau hơn một tiếng đồng hồ tôi ra về khi đã kí bốn bản biên bản giống nhau và giữ lấy một bản. Việc không cho tôi xuất cảnh và tịch thu của tôi do Thượng tá Lê Văn Lữu, phó Trưởng đồn công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất, quyết định. Hình ảnh biên bản được đính kèm theo thư này.
GNsP (13.07.2015) - Sáng 12/7/2015, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để bay chuyến bay VJ801 lúc 11h15 đến Bangkok, Thái Lan tham dự khoá huấn luyện ba ngày do Phóng viên không Biên giới tổ chức.
Nhưng sau khi làm thủ tục check-in, lúc qua cổng kiểm soát hành lý, một nhân viên hải quan tôi không nhớ rõ tên chặn tôi lại kiểm tra hộ chiếu và hỏi: "Em làm nghề gì? Hiện tại làm việc ở đâu? Em qua Thái làm gì? Đi với ai? Đi bao lâu?" Tôi trả lời: "Em làm nội trợ, ở Đắc Lắc, qua Thái du lịch, đi một mình, đi bốn ngày rồi về". Anh ta cười và lặp lại câu hỏi: "Thật ra em làm nghề gì?". Tôi nhận thấy rõ là anh ta biết thông tin về tôi trước khi gặp tôi nên phát cáu: "Anh hỏi để làm gì?".
Đến cổng kiểm soát an ninh, nhân viên an ninh hải quan nhìn hộ chiếu của tôi cũng lặp lại các câu hỏi như trên và gọi đồng đội ra hướng dẫn tôi vào một phòng chờ cách biệt và nói với tôi là hộ chiếu của tôi có vấn đề.
Một nhân viên hải quan khác hỏi người dẫn tôi vào phòng là: trường hợp này là sao, anh này trả lời: "Hộ chiếu báo đỏ". Cán bộ đồn công an cửa khẩu TSN tên Bùi Quốc Cường trả lời tôi khi tôi hỏi lý do tại sao đưa tôi vào phòng cách ly: "Xin báo cho em biết là hôm nay em không thể bay chuyến bay này được và hộ chiếu của em sẽ bị tạm giữ, lý do là do công an Quảng Nam đề nghị chứ chúng tôi không biết em là ai".
Rõ ràng điều ông Cường nói với tôi mâu thuẫn với lời đồng đội của anh ta đã nói là hộ chiếu của tôi thuộc dạng "báo động đỏ", nghĩa là không cần công an Quảng Nam yêu cầu thì khi hộ chiếu của tôi được đưa qua máy kiểm soát, sẽ có cảnh báo đỏ hiển thị cho nhân viên an ninh biết mà chặn không cho tôi xuất cảnh. Và danh sách hộ chiếu được cài báo động đỏ này là một danh sách dài được đưa xuống từ trung ương, không phải là hành động cục bộ của an ninh từng tỉnh.
Tôi không ngạc nhiên với kịch bản này vì nó đã xảy ra nhiều lần với nhiều anh chị em hoạt động nhân quyền trước đây. Năm 2012 em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu cũng từng bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu khi đến qua chặn kiểm soát hải quan để lên máy bay sang Hoa Kỳ. Vì vậy tôi không muốn mất nhiều thời gian tranh cãi với họ, tôi yêu cầu họ nhanh chóng lập biên bản để tôi ra về. Chỉ có một điều làm tôi ngạc nhiên là không có nhân viên an ninh bảo vệ chính trị nào thẩm vấn tôi trong lúc tôi ngồi đợi anh Bùi Quốc Cường lập biên bản.
Sau hơn một tiếng đồng hồ tôi ra về khi đã kí bốn bản biên bản giống nhau và giữ lấy một bản. Việc không cho tôi xuất cảnh và tịch thu của tôi do Thượng tá Lê Văn Lữu, phó Trưởng đồn công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất, quyết định. Hình ảnh biên bản được đính kèm theo thư này.
Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn 12/7/2015
Sài Gòn 12/7/2015
----
Theo TDT: An ninh Việt Nam ngăn cản blogger Vũ Quốc Ngữ ra nước ngoài gặp RSFVũ Quốc Ngữ, ngày 13/7/2015
Lực lượng an ninh ở thủ đô Hà Nội đã không cho nhà báo tự do- người hoạt động nhân quyền Vũ Quốc Ngữ đi chuyến bay sang Bangkok hôm chủ nhật (13/07) để tham dự một cuộc họp được tổ chức bởi Phóng viên Không Biên giới (RSF).
Nhà báo Ngữ, một người có nhiều bài phản ánh tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đã bị giữ lại bởi các sỹ quan an ninh khi ông làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay quốc tế Nội Bài.
Sỹ quan an ninh đã đưa ông vào một phòng trong khu vực cách ly, và thông báo rằng ông không được phép xuất cảnh vì lý do an ninh. Trong biên bản làm việc, lý do ngăn cản xuất cảnh được viện dẫn bởi Khoản 6 Điều 21 ở Nghị định 136 của Chính phủ.
Trao trả hộ chiếu cho ông Ngữ, viên sỹ quan an ninh nói ông có thể đến khiếu nại tại Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh. Viên sỹ quan này cũng nói thêm là An ninh cửa khẩu Nội Bài chỉ có trách nhiệm thi hành lệnh từ cấp trên.
Việc cấm đoán này xảy ra vài ngày sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, chuyến thăm đầu tiên của một tổng bí thư đảng tới Nhà Trắng.
Trong bài diễn văn tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC hôm mùng 8 tháng 7 với sự tham dự của nhiều học giả, nhà ngoại giao và quan chức chính phủ Mỹ, Tổng Bí thư Trọng nói Việt Nam coi trọng những vấn đề về nhân quyền và đang nỗ lực để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Quyền bày tỏ chính kiến và quyền tự do đi lại được quy định trong Hiến pháp 2013 mà đã được thông qua bởi Quốc hội bù nhìn hai năm trước, nhưng chính phủ cộng sản Việt Nam vẫn áp dụng một số luật và nghị định để đàn áp bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền.
Cùng với việc bỏ tù và đàn áp, lực lượng an ninh Việt Nam thường ngăn chặn người hoạt động nhân quyền và cổ súy dân chủ không cho họ gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài hay tham dự các hội nghị ở nước ngoài.
Theo mạng xã hội, hàng trăm người hoạt động xã hội ở Việt Nam đã bị cấm xuất cảnh hay bị thu giữ hộ chiếu, hoặc bị từ chối cấp hộ chiếu bởi lực lượng an ninh, với lý do những chuyến đi nước ngoài của họ gây hại cho an ninh quốc gia.
Một blogger nói có một nhóm trên mạng với khoảng một nghìn người hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, phi chính phủ với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do thông tin và tự do báo chí. Tổ chức này có tư cách tư vấn tại Liên Hợp quốc.
Tổ chức này có trụ sở tại Paris với hai lĩnh vực chính của hoạt động: Một là tập trung vào chống kiểm duyệt Internet và truyền thông mới, và một về cung cấp tài liệu, hỗ trợ tài chính và tâm lý cho các nhà báo ở các khu vực nguy hiểm /.
Không có nhận xét nào: