Ðó là điều mà các chuyên gia cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới (WB) “đùa” với bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế của Việt Nam.
Bà Lan vừa thuật lại điều này tại “Hội nghị kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam, tổ chức ở Ðà Nẵng.
Theo tường thuật của bà Lan thì khi trò chuyện với bà, các chuyên gia cao cấp của WB bảo rằng, thế giới hiện có các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển và các quốc gia chậm phát triển. Riêng Việt Nam thì hết sức đặc biệt vì không chịu phát triển dẫu đầu tư rất lớn, ODA rất nhiều (trong 20 năm, vốn ODA rót cho Việt Nam lên đến 90 tỉ Mỹ kim).
Nữ chuyên gia kinh tế này tâm tình rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA), nhằm mở đường cho hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị rường của nhiều quốc gia nhưng đến thời điểm này, các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn - khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên phân tích 73% này thì phần lớn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đó là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế như vừa kể đã khiến các chuyên gia kinh tế Việt Nam phải nêu thắc mắc với Bộ Công Thương Việt Nam rằng tại sao danh nghiệp Việt Nam không biết để xin hưởng ưu đãi (?). Họ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải xem lại cả chuyện phổ biến thông tin cho doanh nghiệp lẫn việc cung cung cấp các chứng nhận ưu đãi. Doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA làm gì?
Bà Lan nhấn mạnh, tham gia các FTA không chỉ là cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà đó còn là cuộc cạnh tranh giữa các nhà nước về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô...
Tại buổi nói chuyện vừa kể, bà Lan than rằng, khó khăn của doanh giới Việt Nam là chuyện muôn thuở. Năm, bảy năm qua, lần nào các cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện cũng vạch ra chừng đó khó khăn nhưng chúng còn hoài. Bà Lan bảo rằng bà cảm thấy rất đau khi các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thắc mắc, tại sao Việt Nam kỳ lạ thế bởi những góp ý được nêu ra hoài mà không sửa được, không thay đổi được (?).
Bà Lan lưu ý, Việt Nam không chỉ có thứ hạng thấp trong xếp hạng về môi trường kinh doanh mà thứ hạng về thể chế của Việt Nam cũng rất thấp. Ðặc biệt là so với nhiều quốc gia khác, thứ hạng của Việt Nam rất kém đối với những chỉ số về các chi phí “bôi trơn.”
Ðã từng có những cuộc khảo sát xác định, ở Việt Nam, để có một đồng lợi nhuận thì trung bình, doanh nghiệp phải mất 1.02 đồng để “bôi trơn.” Nói cách khác, nếu tham nhũng ở Việt Nam giảm 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng được 50%.
Bà Lan dẫn nhận xét của ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, theo đó, qui mô của doanh nghiệp Việt Nam đang theo xu hướng... “li ti hóa,” tức là càng ngày càng nhỏ.
Kết quả một cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại- Oạng Nghiệp Việt Nam xác nhận, so với cách nay mười năm, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn bằng một nửa.
Bà Lan nhận định, nguyên nhân chính của thực trạng đó là phần tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Cứ như vậy thì doanh nghiệp còn gì để tái đầu tư, để mở rộng hoạt động? Doanh giới đương nhiên sẽ thu hẹp hoạt động vì làm được một thì có những “ông” không làm gì cả tước đoạt của họ hơn một. Tội gì họ phải làm nữa.
Chính quyền Việt Nam thường khoe các FTA như những bằng chứng về bản lĩnh và khả năng. Chẳng biết sau những tâm tình như của bà Phạm Chi Lan, họ có còn khoe nữa hay không? (G.Ð)
Bà Lan vừa thuật lại điều này tại “Hội nghị kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam, tổ chức ở Ðà Nẵng.
Theo tường thuật của bà Lan thì khi trò chuyện với bà, các chuyên gia cao cấp của WB bảo rằng, thế giới hiện có các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển và các quốc gia chậm phát triển. Riêng Việt Nam thì hết sức đặc biệt vì không chịu phát triển dẫu đầu tư rất lớn, ODA rất nhiều (trong 20 năm, vốn ODA rót cho Việt Nam lên đến 90 tỉ Mỹ kim).
Nữ chuyên gia kinh tế này tâm tình rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA), nhằm mở đường cho hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị rường của nhiều quốc gia nhưng đến thời điểm này, các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn - khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên phân tích 73% này thì phần lớn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đó là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế như vừa kể đã khiến các chuyên gia kinh tế Việt Nam phải nêu thắc mắc với Bộ Công Thương Việt Nam rằng tại sao danh nghiệp Việt Nam không biết để xin hưởng ưu đãi (?). Họ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải xem lại cả chuyện phổ biến thông tin cho doanh nghiệp lẫn việc cung cung cấp các chứng nhận ưu đãi. Doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA làm gì?
Bà Lan nhấn mạnh, tham gia các FTA không chỉ là cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà đó còn là cuộc cạnh tranh giữa các nhà nước về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô...
Tại buổi nói chuyện vừa kể, bà Lan than rằng, khó khăn của doanh giới Việt Nam là chuyện muôn thuở. Năm, bảy năm qua, lần nào các cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện cũng vạch ra chừng đó khó khăn nhưng chúng còn hoài. Bà Lan bảo rằng bà cảm thấy rất đau khi các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thắc mắc, tại sao Việt Nam kỳ lạ thế bởi những góp ý được nêu ra hoài mà không sửa được, không thay đổi được (?).
Bà Lan lưu ý, Việt Nam không chỉ có thứ hạng thấp trong xếp hạng về môi trường kinh doanh mà thứ hạng về thể chế của Việt Nam cũng rất thấp. Ðặc biệt là so với nhiều quốc gia khác, thứ hạng của Việt Nam rất kém đối với những chỉ số về các chi phí “bôi trơn.”
Ðã từng có những cuộc khảo sát xác định, ở Việt Nam, để có một đồng lợi nhuận thì trung bình, doanh nghiệp phải mất 1.02 đồng để “bôi trơn.” Nói cách khác, nếu tham nhũng ở Việt Nam giảm 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng được 50%.
Bà Lan dẫn nhận xét của ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, theo đó, qui mô của doanh nghiệp Việt Nam đang theo xu hướng... “li ti hóa,” tức là càng ngày càng nhỏ.
Kết quả một cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại- Oạng Nghiệp Việt Nam xác nhận, so với cách nay mười năm, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn bằng một nửa.
Bà Lan nhận định, nguyên nhân chính của thực trạng đó là phần tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Cứ như vậy thì doanh nghiệp còn gì để tái đầu tư, để mở rộng hoạt động? Doanh giới đương nhiên sẽ thu hẹp hoạt động vì làm được một thì có những “ông” không làm gì cả tước đoạt của họ hơn một. Tội gì họ phải làm nữa.
Chính quyền Việt Nam thường khoe các FTA như những bằng chứng về bản lĩnh và khả năng. Chẳng biết sau những tâm tình như của bà Phạm Chi Lan, họ có còn khoe nữa hay không? (G.Ð)
Không có nhận xét nào: