Bùi Minh Quốc: Đứng đều lên gông xích ta đập tan!
Lời Quốc ca ấy, 70 năm trước, cất lên từ đáy lòng mỗi người dânViệt, bước vào năm 2015, càng sục sôi hơn bao giờ hết.
Lời Quốc ca ấy, lúc nào cũng đúng, giờ đây với mỗi người dân Việt, lại càng thấy rất đúng.
Dưới ách áp bức của thế lực độc tài toàn trị (= Vua tập thể, như cách gọi rất xác đáng của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), người dân Việt, trước hết là các công dân, không có con đường nào khác ngoài con đường cùng nhau liên kết lại đứng đều lên đập tan mọi xích xiềng nô lệ.
Đập tan xiềng xích tư duy giáo điều bảo thủ lạc hậu phản động, thực hiện đổi mới tư duy triệt để, cả tư duy kinh tế lẫn tư duy chính trị.
Đập tan xiềng xích của mối liên minh ý thức hệ “đồng chí tốt” giữa hai đảng Đảng Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc cầm quyền trên hai đất nước xung đột về lợi ích quốc gia đã và đang trói buộc Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, tụt hậu với thế giới.
Đập tan xiềng xích của những thiết chế sai lầm, “cũ kỹ hư hỏng” (cụm từ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cái sai lầm, cái cũ kỹ hư hỏng bao trùm là chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội. Dân ta từ lâu đã gọi xã hội chủ nghĩa (XHCN) là “xếp hàng cả ngày”, “xuống hố cả nút”. Lão tướng lão thành cách mạng Trần Độ lúc sinh thời gọi định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng vào chỗ suýt chết. Cựu Phó Thủ tướng Trần Phương thẳng thắn vạch rõ: Xã hội chủ nghĩa là thứ chiêu bài lừa bịp. Còn chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhân dân ta chẳng ai hiểu nó là cái gì, ngay cả đảng viên hầu như chẳng mấy người hiểu, đến các Tổng bí thư cũng chưa hề có vị nào dám tự khẳng định rằng mình nắm vững chủ nghĩa. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An kết luận: “lỗi hệ thống, sai từ gốc đến ngọn”. Năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người bị dư luận cả trong nội bộ đảng lẫn ngoài xã hội nhận xét là đại bảo thủ thì thành thật bày tỏ: Không biết đến cuối thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam chưa? Tôi nghĩ ông thêm hai chữ “hoàn thiện” cho khỏi hở sườn về chính trị chứ tôi tin rằng ông thừa biết nó đã có đâu để mà hoàn thiện, thậm chí ông biết rõ một thực tế ngược lại là chủ nghĩa tư bản thân hữu cánh hẩu chen cài các dạng ma-phi-a đang tác oai tác quái hàng ngày mà Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng đã nghiêm khắc cảnh báo trên mặt báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, và tôi có thể coi đây là quan điểm chính thức của tập thể Ban Chấp hành Trung ương (nhiều báo khác cả Lề Đảng lẫn Lề Dân đăng lại bài này). Tôi cũng tin rằng Tổng bí thư không thể không biết cái bọn tư bản thẻ đỏ hoang dã man rợ và lưu manh ấy tích lũy tư bản siêu tốc chủ yếu nhờ ở “đất đai là sở hữu toàn dân” và “quốc doanh là chủ đạo”. Tôi cũng tin rằng ông không thể không biết lũ giặc nội xâm ấy (trong đó có bọn tay sai bành trướng) chúng nằm trong, bao quanh và thậm chí bên trên các cơ quan công quyền, chúng ngấm ngầm cấu kết phe cánh thành một thứ quyền lực siêu đảng siêu nhà nước đã và đang lũng đoạn tình hình mọi mặt. Vậy Tổng bí thư, vốn luôn kiên định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, lại dám nói không biết đến cuối thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện chưa, thì đấy là thành tâm thú nhận sự bế tắc về đường lối chiến lược, hay một thông điệp có chủ ý khéo léo chuẩn bị cho một thao tác xoay chuyển chiến lược?
Đứng đều lên gông xích ta đập tan!
Liệu tiếng hát Quốc ca ấy còn chứa đọng chút cảm xúc thật nào từ con tim các cán bộ cao cấp đang gánh vác việc dân việc nước, hay chỉ là mấp máy đầu môi trong thoáng chốc khai mạc những đại hội hình thức hời hợt vô hồn chi tiêu rất tốn kém bằng tiền đóng thuế của dân?
Nhưng con tim của toàn dân thì luôn hoà nhịp, luôn hừng hực ngọn lửa bất khuất của lời Quốc ca ấy.
Đứng đều lên gông xích ta đập tan!
Nói đập tan là nói cái ý chí kiên quyết phá xiềng nô lệ dấy lên từ Cách mạng Tháng Tám 1945 được kết lại trong lời Tiến quân ca – như một mệnh lệnh thiêng liêng của lịch sử – mà tâm hồn thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phổ nên giai điệu thật hùng tráng để trở thành Quốc ca của chính thể Dân chủ Cộng hoà. Còn trong hoạt động thực tế Việt Nam ngày nay thì phải có phương pháp và thao tác tháo gỡ dần dần để thoát khỏi những xiềng xích dây nhợ chính trị và văn hoá rối bời như mớ bòng bong (nhân tiện xin phép thêm chút ghi chú, cách đây hơn 5 năm, mừng sinh nhật 70 tuổi nhà khoa học Hà Sĩ Phu, tôi có thơ chúc thọ bạn đồng tâm đồng tuế với câu kết “Mối nợ giang sơn gỡ gỡ dần” tuy tôi là người thuộc trường phái luôn vô cùng nóng lòng sốt ruột trước thảm trạng đất nước và tình cảnh nhân dân).
Vâng, Mối nợ giang sơn gỡ gỡ dần…
Ai là chủ thể, chủ lực tháo gỡ?
Không ai khác, chủ thể, chủ lực tháo gỡ chính là người chiến sĩ cách mạng (của cuộc cách mạng LẬP QUYỀN DÂN) luôn tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với nhân dân và người công dân Việt Nam văn minh hiện đại, là lực lượng công dân Việt Nam văn minh hiện đại, là mọi người dân Việt trong và ngoài nước quyết tâm đoàn kết đấu tranh để thiết lập bằng được quyền làm chủ thực sự của nhân dân..
Với tinh thần đó, ngày 01.01 năm nay, 07 tổ chức xã hội dân sự – gồm Diễn Đàn XHDS do TS Nguyễn Quang A đại diện, Giáo hội Mennonite Thuần túy do Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đại diện, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam do ông Nguyễn Bắc Truyển đại diện, Hội Anh Em Dân Chủ do luật sư Nguyễn Văn Đài đại diện, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam do TS Phạm Chí Dũng đại diện, Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam do các bà các chị Trần Thị Nga, Trần Thị Hài, Huỳnh Thục Vi đại diện, Hội thánh Chuồng bò, do Mục sư Lê Quang Du đại diện – đã cùng nhau đề ra và công bố chương trình hoạt động của năm 2015 là NĂM CÔNG DÂN.
Bản chương trình hoạt động long trọng minh định:
“Chủ thể, chủ lực của tiến trình dân chủ hoá và phát triển nước Việt Nam chính là lực lượng công dân - cử tri Việt Nam. Tiến độ dân chủ hoá phụ thuộc căn bản vào tiến độ chuyển mình của mỗi người dân từ phận “thần dân” dưới ách thống trị độc tài toàn trị thành người công dân thật sự.
Với mong muốn chuyển hoá một cách ôn hoà êm thuận chế độ độc tài toàn trị hiện tồn sang chế độ dân chủ, cố gắng đẩy nhanh tiến độ dân chủ hoá với những bước đi thích hợp, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự có tên dưới đây quyết định lấy
NĂM 2015 LÀ NĂM CÔNG DÂN
Chúng tôi xác định người công dân là
- người lao động (chân tay và trí óc trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh lưu thông phân phối, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu và hoạt động xã hội), chủ thể tạo ra và thúc đẩy sự phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội;
- người đóng thuế - người đi lính;
- người cử tri – người ứng cử - bầu cử.
Chúng tôi mong muốn xây dựng người CÔNG DÂN VIỆT NAM với những tiêu chí sau:
- Là người có ý thức rõ rệt về các quyền và trách nhiệm của mình;
- Là người có ý thức làm chủ, ý chí làm chủ, kỹ năng làm chủ; làm chủ trong mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói và việc làm, trước hết là làm chủ tiếng nói chính trị, kinh tế và văn hoá, làm chủ lá phiếu;
- Là người thấy rõ các quyền công dân cơ bản của mình như “quyền tự do ngôn luận,”“quyền tự do báo chí, xuất bản,” “quyền tự do biểu tình,” “quyền tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn,” “quyền tự do ứng cử bầu cử,” về hình thức cũng được long trọng ghi trong Hiến pháp nhưng dưới chế độ toàn trị này đã bị thủ tiêu trên thực tế; công dân phải có trách nhiệm tự đứng lên tích cực chủ động thực hiện các quyền ấy; công dân phải đòi Nhà nước thực hiện trách nhiệm của Nhà nước là tạo môi trường thuận lợi để người dân thực thi các quyền con người của mình, đòi Nhà nước chấm dứt việc hạn chế trên thực tế các quyền đó dưới mọi hình thức.
Dự kiến một số công việc chính trong chương trình hoạt động của NĂM CÔNG DÂN:
Hoạt động bao trùm là vận động.
Vận động trên bề nổi công luận.
Vận động thầm lặng trực tiếp qua các mối quan hệ cụ thể của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân công dân và gia đình.
Vận động mọi đối tượng: dân vận, đảng vận, nghị vận, binh vận; trong dân vận đặc biệt chú trọng thanh vận – tức vận động thanh thiếu niên.
1 - Vận động đưa môn giáo dục công dân thành một môn quan trọng ngang với các môn văn, sử trong nhà trường (đồng thời vận động bổ sung phần “Giáo dục công dân” vào nội dung giáo dục gia đình và xã hội). Vận động các nhà giáo, các luật gia, các chuyên gia hàng đầu về môn học này viết sách giáo khoa cho các cấp học từ lớp 6 đến lớp 12. Phấn đấu để sớm nhất có thể ra một cuốn “Giáo dục công dân” tinh gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phát hành rộng rãi. Hình thành và dấy lên phong trào bán sách, tặng sách “Giáo dục công dân”.
2 - Vận động xây dựng người công dân có ý thức làm chủ, ý chí làm chủ, kỹ năng làm chủ; trước hết là làm chủ tiếng nói và làm chủ lá phiếu.
- Làm chủ tiếng nói: nói thẳng nói thật những điều mình nghĩ, mình biết, mình thấy về tình cảnh đất nước, tình cảnh người dân, về người cầm quyền, giới cầm quyền và thể chế chính trị độc tài toàn trị, nói đúng nói rõ, không thêm không bớt.
- Làm chủ lá phiếu: Ý thức rõ rệt về sức mạnh lá phiếu trong tay mình, mỗi công dân - cử tri chỉ có một lá phiếu, nhưng nếu đó là lá phiếu tự do tự chủ thì hàng triệu lá phiếu tự do tự chủ sẽ tạo ra chuyển biến cục diện chính trị có tính bước ngoặt theo hướng dân chủ hoá. Muốn làm chủ được lá phiếu thì trước khi bỏ phiếu, công dân - cử tri tích cực chủ động vận động cùng nhau đấu tranh đòi các ứng cử viên phải minh bạch công khai về lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền Dân trên hết, về nhân thân, tài sản và chương trình tranh cử, rồi căn cứ vào đó mà quyết định dùng lá phiếu của mình dành cho ai hoặc dùng quyền tẩy chay bầu cử.
3 - Vận động xây dựng những địa bàn dân cư có số lượng công dân hội đủ các tiêu chí trên (gọi là đạt chuẩn) ngày càng đông đảo. Vận dụng và tận dụng chủ trương “dân chủ ở cơ sở” của Nhà nước để tiến hành công việc này, bắt đầu từ sự hình thành những nhóm công dân đạt chuẩn cao nhất làm nòng cốt và nhân rộng dần. Vận động, cổ vũ cho các ứng cử viên tự do xứng đáng trong các cuộc bầu cử ở mọi cấp. Chuẩn bị những địa bàn dân cư có tỷ lệ công dân - cử tri đạt chuẩn cao hậu thuẫn cho các ứng cử viên tự do đáng tin cậy.
4 - Vận động đổi mới mối quan hệ giữa công dân - cử tri với đại biểu dân cử (ở đây tập trung nói về đại biểu Quốc hội nhưng cũng áp dụng cho các cơ quan dân cử khác). Nói “đổi mới” thực chất là đấu tranh để buộc đại biểu phải có trách nhiệm giải trình với cử tri, phải là người đại diện thật của cử tri trong mọi hoạt động đại diện của mình trong các cơ quan dân cử.
Một số nội dung vận động cụ thể:
4.1- Vận động đấu tranh để xoá bỏ cung cách vi Hiến bấy lâu đại biểu chỉ tiếp xúc theo đoàn với một số cử tri chọn lọc do một thiểu số đương quyền hoặc một thế lực bè phái nào đó sắp đặt; đấu tranh đòi đề ra và thực hiện định chế cá nhân đại biểu ra thông báo mời cử tri rộng rãi đến dự tiếp xúc, tất cả mọi cử tri đều có quyền đến dự, không ai được phép ngăn cản, lực lượng công an phải có nhiệm vụ đảm bảo cho mọi cử tri đến tiếp xúc với đại biểu, đồng thời vận động anh chị em công an không ngăn cản hoặc ngầm hậu thuẫn cho mọi cử tri tự do đến gặp đại biểu.
4.2 - Vận động đấu tranh để định ra chế độ thù lao đủ cao cho mỗi đại biểu Quốc hội, thù lao ấy đủ đảm bảo mức sống dư dả cho đại biểu cùng gia đình và đủ để mở một văn phòng riêng thực hiện tiếp xúc/làm việc thường xuyên giữa đại biểu với cử tri, đồng thời vận động đấu tranh để 100% đại biểu phải là đại biểu chuyên nghiệp.
4.3- Vận động đấu tranh đòi Đảng Cộng sản Việt Nam nếu muốn giành được vị trí đảng cầm quyền thì phải bãi bỏ cung cách đảng cử dân bầu (thực chất chỉ là sự sắp đặt của một vài nhóm lợi ích trong giới quyền lực chóp bu); phải có đường lối đúng được đa số công dân tán thành và giới thiệu được những đảng viên thực sự là tinh hoa về năng lực và phẩm chất ra ứng cử trong một chế độ ứng cử bầu cử tự do, nếu các đảng viên trúng cử chiếm đa số trong Quốc hội thì đảng trở thành đảng cầm quyền một cách đàng hoàng theo thực chất tín nhiệm của công dân - cử tri; phải tôn trọng quyền tự do ứng cử của những người không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam và phải tôn trọng sự cạnh tranh của các lực lượng chính trị khác. Thực chất đây là cuộc vận động cho một luật bầu cử tự do, công bằng, không bị bất kỳ lực lượng duy nhất nào chi phối.
5 - Trong khi tích cực chủ động tổ chức những sinh hoạt chính trị - văn hoá với nội dung xây dựng người CÔNG DÂN VIỆT NAM, các tổ chức xã hội dân sự cũng vận động Quốc hội và chính phủ hoặc cá nhân các đại biểu Quốc hội và thành viên chính phủ tổ chức một sinh hoạt chính trị với nội dung tương tự và nếu Nhà nước đứng ra tổ chức thì các tổ chức xã hội dân sự sẽ tích cực góp phần cho các sinh hoạt ấy có thực chất.” (hết trích).
Vua tập thể, dù trong bụng rất thù ghét, và gờm ngại, nhưng chắc chắn không thể không thừa nhận rằng chương trình hoạt động chung của các tổ chức xã hội dân sự tôi trích dẫn trên đây là đầy thiện chí và trách nhiệm, là hết sức cần thiết cho đất nước.Và cũng cần thiết cho những người cầm quyền nào còn đủ tự tin vào năng lực và phẩm chất của mình, thật lòng mong muốn gắn mình với lá phiếu tự do tự chủ của công dân chứ không phải với sự sắp đặt trong vòng bí mật của bộ phận phụ trách nhân sự chóp bu bấy lâu luôn bị cái thế lực bất lương siêu đảng siêu nhà nước chi phối.
Chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được công luận trong và ngoài nước đánh giá là một bước chuyển chiến lược có tầm quan trọng lịch sử, với riêng tôi, tầm quan trọng ấy nằm ở chỗ tái lập mối kết hợp trong xu thế ngày càng vững chắc và không thể đảo ngược các giá trị truyền thống Việt với các giá trị Mỹ và phương Tây được thể hiện rõ từ 70 năm trước trong Tuyên ngôn Độc lập 02.09.1945 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên đọc trước toàn thể đồng bào và toàn thế giới. Chuyến công du đem lại kết quả với những tầm mức khác nhau tùy sự đánh giá của mỗi nhà quan sát và công luận đa chiều, với riêng tôi, kết quả hàng đầu là mở ra một không gian mới, một giai đoạn thuận lợi mới cho công cuộc xây dựng người công dân Việt Nam văn minh hiện đại (gọi vắn tắt là đạt chuẩn như đã dẫn trên). Sự giao lưu giữa công dân hai nước Việt, Mỹ – từ chỗ là cựu thù nay đã chính thức trở thành bạn, thành đối tác toàn diện – chắc chắn sẽ tăng nhanh về tốc độ, số lượng và chất lượng.
Lực lượng công dân đạt chuẩn là cái bất biến để ứng phó với cái vạn biến của thế sự, chính sự dưới chế độ độc tài tập thể, độc tài cá nhân, và cả dưới các chế độ đa đảng .
Thiết lập quyền làm chủ thực sự của nhân dân trước hết là thiết lập quyền làm chủ của lực lượng công dân đạt chuẩn, không có lực lượng này thì cả khi đã chuyển sang chế độ đa đảng – một xu thế tất yếu không gì có thể ngăn trở trong tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế đương nhiên sẽ dẫn kết với toàn cầu hoá về dân chủ, một chuyển đổi chính trị ai cũng nóng lòng muốn sớm có – người dân vẫn sẽ chỉ là con rối trong trò xiếc ma mãnh của các thế lực chính trị đủ mọi kiểu dạng, từ dạng bàn giấy, xa-lông, trình diễn, đến dạng ma-phi-a.
Công cuộc xây dựng người công dân Việt Nam đạt chuẩn là một sự nghiệp lâu dài có tính nền móng của toàn bộ tiến trình dân chủ hoá.
Năm 2015 là bước khởi đầu.
Trước hết phải tập trung xây dựng lực lượng công dân - cử tri - chiến sĩ đi tiên phong. Đã xuất hiện một lực lượng công dân như thế, luôn tiên phong có mặt ở những cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ, với trải nghiệm ngày càng dày dạn, với phương pháp, kỹ năng và nghệ thuật tranh đấu ngày càng thuần thạo trong dân vận, đảng vận, nghị vận, binh vận. Xin hãy nghe tiếng nói của một công dân như thế vang lên tại một cuộc sinh hoạt các tổ chức xã hội dân sự:
“Tôi là Đinh Quang Tuyến, tức Tuyến Xích lô, trước đây đạp xích lô, hiện là hướng dẫn viên du lịch, tôi xin tuyên bố rõ như thế này, tôi là người dân, là công dân, là người chủ, còn chính quyền, chính phủ là đầy tớ; tôi là người đóng thuế nuôi đầy tớ, khi thấy chính phủ - đầy tớ làm được việc tốt, tôi khen: được đấy, tốt đấy, hãy cứ thế làm tiếp đi, khi thấy chính phủ - đầy tớ làm việc không tốt, việc sai, tôi bảo: không được, phải thôi ngay, sửa ngay, nếu chính phủ - đầy tớ làm việc có hại cho dân cho nước thì tôi bảo thẳng: hãy đi đi, để ta thuê đầy tớ khác, thế thôi, dứt khoát thế thôi !”.
Từ một Đinh Quang Tuyến đã nhân lên hàng chục hàng trăm hàng ngàn Đinh Quang Tuyến, tôi thấy rõ thế. Và không lâu lắm nữa, sẽ là hàng triệu, tôi tin thế.
Năm 2016 sẽ là năm nâng cao chất lượng và nhân rộng số lượng công dân - cử tri đạt chuẩn.
Tôi tin rằng, với nỗ lực tích cực chủ động từng ngày của từng người, từng tổ chức, với sự phát triển mối liên kết ngày càng chặt chẽ và rộng rãi giữa các công dân, các tổ chức, lực lượng công dân đạt chuẩn sẽ tạo ra một chuyển biến cục diện chính trị khả quan trong cuộc ứng cử và bầu cử Quốc hội khoá 14.
Trong cái “thực tiễn tự tìm đường” (cụm từ của cố thượng tướng Nguyễn Nam Khánh), cái “cuộc sống cứ lừng lững đi tới” (cụm từ của nhà văn Nguyên Ngọc) thì LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN ĐẠT CHUẨN là cái sức mạnh cốt lõi của phạm trù mà nhà trí thức chiến sĩ dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang bị giam cầm phi lý, viết từ trong tù gửi ra, gọi là NĂNG LƯỢNG XÃ HỘI.
Tôi tin rằng LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN ĐẠT CHUẨN chính là cái mà nhân loại tự khám phá ở chính mình để đưa mình đi tới, từng bước vững chắc thoát khỏi kỷ nguyên bạo lực để tiến vào kỷ nguyên phi bạo lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng đối thoại ôn hoà, bình đẳng, bình tĩnh lắng nghe lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, tiếp nhận và làm phong phú lẫn nhau, cùng nhau hợp tác phát triển trong hoà bình.
Tôi tin rằng tiến trình toàn cầu hoá một nền giáo dục dựa trên nguyên lý đào tạo con người nhân ái, tự do, tự chủ, tự lập, tự giác, tự nguyện, tự lựa chọn, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm – và tất nhiên tự sướng/khổ sau tất cả những cái “tự” kia – nhân loại sẽ xác lập thế kỷ 21 là thế kỷ làm chủ của LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN ĐẠT CHUẨN.
Đà Lạt vào thu, Tháng Tám 2015
B. M. Q.
Lời Quốc ca ấy, 70 năm trước, cất lên từ đáy lòng mỗi người dânViệt, bước vào năm 2015, càng sục sôi hơn bao giờ hết.
Lời Quốc ca ấy, lúc nào cũng đúng, giờ đây với mỗi người dân Việt, lại càng thấy rất đúng.
Dưới ách áp bức của thế lực độc tài toàn trị (= Vua tập thể, như cách gọi rất xác đáng của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), người dân Việt, trước hết là các công dân, không có con đường nào khác ngoài con đường cùng nhau liên kết lại đứng đều lên đập tan mọi xích xiềng nô lệ.
Đập tan xiềng xích tư duy giáo điều bảo thủ lạc hậu phản động, thực hiện đổi mới tư duy triệt để, cả tư duy kinh tế lẫn tư duy chính trị.
Đập tan xiềng xích của mối liên minh ý thức hệ “đồng chí tốt” giữa hai đảng Đảng Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc cầm quyền trên hai đất nước xung đột về lợi ích quốc gia đã và đang trói buộc Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, tụt hậu với thế giới.
Đập tan xiềng xích của những thiết chế sai lầm, “cũ kỹ hư hỏng” (cụm từ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cái sai lầm, cái cũ kỹ hư hỏng bao trùm là chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội. Dân ta từ lâu đã gọi xã hội chủ nghĩa (XHCN) là “xếp hàng cả ngày”, “xuống hố cả nút”. Lão tướng lão thành cách mạng Trần Độ lúc sinh thời gọi định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng vào chỗ suýt chết. Cựu Phó Thủ tướng Trần Phương thẳng thắn vạch rõ: Xã hội chủ nghĩa là thứ chiêu bài lừa bịp. Còn chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhân dân ta chẳng ai hiểu nó là cái gì, ngay cả đảng viên hầu như chẳng mấy người hiểu, đến các Tổng bí thư cũng chưa hề có vị nào dám tự khẳng định rằng mình nắm vững chủ nghĩa. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An kết luận: “lỗi hệ thống, sai từ gốc đến ngọn”. Năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người bị dư luận cả trong nội bộ đảng lẫn ngoài xã hội nhận xét là đại bảo thủ thì thành thật bày tỏ: Không biết đến cuối thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam chưa? Tôi nghĩ ông thêm hai chữ “hoàn thiện” cho khỏi hở sườn về chính trị chứ tôi tin rằng ông thừa biết nó đã có đâu để mà hoàn thiện, thậm chí ông biết rõ một thực tế ngược lại là chủ nghĩa tư bản thân hữu cánh hẩu chen cài các dạng ma-phi-a đang tác oai tác quái hàng ngày mà Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng đã nghiêm khắc cảnh báo trên mặt báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, và tôi có thể coi đây là quan điểm chính thức của tập thể Ban Chấp hành Trung ương (nhiều báo khác cả Lề Đảng lẫn Lề Dân đăng lại bài này). Tôi cũng tin rằng Tổng bí thư không thể không biết cái bọn tư bản thẻ đỏ hoang dã man rợ và lưu manh ấy tích lũy tư bản siêu tốc chủ yếu nhờ ở “đất đai là sở hữu toàn dân” và “quốc doanh là chủ đạo”. Tôi cũng tin rằng ông không thể không biết lũ giặc nội xâm ấy (trong đó có bọn tay sai bành trướng) chúng nằm trong, bao quanh và thậm chí bên trên các cơ quan công quyền, chúng ngấm ngầm cấu kết phe cánh thành một thứ quyền lực siêu đảng siêu nhà nước đã và đang lũng đoạn tình hình mọi mặt. Vậy Tổng bí thư, vốn luôn kiên định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, lại dám nói không biết đến cuối thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện chưa, thì đấy là thành tâm thú nhận sự bế tắc về đường lối chiến lược, hay một thông điệp có chủ ý khéo léo chuẩn bị cho một thao tác xoay chuyển chiến lược?
Đứng đều lên gông xích ta đập tan!
Liệu tiếng hát Quốc ca ấy còn chứa đọng chút cảm xúc thật nào từ con tim các cán bộ cao cấp đang gánh vác việc dân việc nước, hay chỉ là mấp máy đầu môi trong thoáng chốc khai mạc những đại hội hình thức hời hợt vô hồn chi tiêu rất tốn kém bằng tiền đóng thuế của dân?
Nhưng con tim của toàn dân thì luôn hoà nhịp, luôn hừng hực ngọn lửa bất khuất của lời Quốc ca ấy.
Đứng đều lên gông xích ta đập tan!
Nói đập tan là nói cái ý chí kiên quyết phá xiềng nô lệ dấy lên từ Cách mạng Tháng Tám 1945 được kết lại trong lời Tiến quân ca – như một mệnh lệnh thiêng liêng của lịch sử – mà tâm hồn thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phổ nên giai điệu thật hùng tráng để trở thành Quốc ca của chính thể Dân chủ Cộng hoà. Còn trong hoạt động thực tế Việt Nam ngày nay thì phải có phương pháp và thao tác tháo gỡ dần dần để thoát khỏi những xiềng xích dây nhợ chính trị và văn hoá rối bời như mớ bòng bong (nhân tiện xin phép thêm chút ghi chú, cách đây hơn 5 năm, mừng sinh nhật 70 tuổi nhà khoa học Hà Sĩ Phu, tôi có thơ chúc thọ bạn đồng tâm đồng tuế với câu kết “Mối nợ giang sơn gỡ gỡ dần” tuy tôi là người thuộc trường phái luôn vô cùng nóng lòng sốt ruột trước thảm trạng đất nước và tình cảnh nhân dân).
Vâng, Mối nợ giang sơn gỡ gỡ dần…
Ai là chủ thể, chủ lực tháo gỡ?
Không ai khác, chủ thể, chủ lực tháo gỡ chính là người chiến sĩ cách mạng (của cuộc cách mạng LẬP QUYỀN DÂN) luôn tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với nhân dân và người công dân Việt Nam văn minh hiện đại, là lực lượng công dân Việt Nam văn minh hiện đại, là mọi người dân Việt trong và ngoài nước quyết tâm đoàn kết đấu tranh để thiết lập bằng được quyền làm chủ thực sự của nhân dân..
Với tinh thần đó, ngày 01.01 năm nay, 07 tổ chức xã hội dân sự – gồm Diễn Đàn XHDS do TS Nguyễn Quang A đại diện, Giáo hội Mennonite Thuần túy do Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đại diện, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam do ông Nguyễn Bắc Truyển đại diện, Hội Anh Em Dân Chủ do luật sư Nguyễn Văn Đài đại diện, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam do TS Phạm Chí Dũng đại diện, Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam do các bà các chị Trần Thị Nga, Trần Thị Hài, Huỳnh Thục Vi đại diện, Hội thánh Chuồng bò, do Mục sư Lê Quang Du đại diện – đã cùng nhau đề ra và công bố chương trình hoạt động của năm 2015 là NĂM CÔNG DÂN.
Bản chương trình hoạt động long trọng minh định:
“Chủ thể, chủ lực của tiến trình dân chủ hoá và phát triển nước Việt Nam chính là lực lượng công dân - cử tri Việt Nam. Tiến độ dân chủ hoá phụ thuộc căn bản vào tiến độ chuyển mình của mỗi người dân từ phận “thần dân” dưới ách thống trị độc tài toàn trị thành người công dân thật sự.
Với mong muốn chuyển hoá một cách ôn hoà êm thuận chế độ độc tài toàn trị hiện tồn sang chế độ dân chủ, cố gắng đẩy nhanh tiến độ dân chủ hoá với những bước đi thích hợp, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự có tên dưới đây quyết định lấy
NĂM 2015 LÀ NĂM CÔNG DÂN
Chúng tôi xác định người công dân là
- người lao động (chân tay và trí óc trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh lưu thông phân phối, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu và hoạt động xã hội), chủ thể tạo ra và thúc đẩy sự phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội;
- người đóng thuế - người đi lính;
- người cử tri – người ứng cử - bầu cử.
Chúng tôi mong muốn xây dựng người CÔNG DÂN VIỆT NAM với những tiêu chí sau:
- Là người có ý thức rõ rệt về các quyền và trách nhiệm của mình;
- Là người có ý thức làm chủ, ý chí làm chủ, kỹ năng làm chủ; làm chủ trong mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói và việc làm, trước hết là làm chủ tiếng nói chính trị, kinh tế và văn hoá, làm chủ lá phiếu;
- Là người thấy rõ các quyền công dân cơ bản của mình như “quyền tự do ngôn luận,”“quyền tự do báo chí, xuất bản,” “quyền tự do biểu tình,” “quyền tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn,” “quyền tự do ứng cử bầu cử,” về hình thức cũng được long trọng ghi trong Hiến pháp nhưng dưới chế độ toàn trị này đã bị thủ tiêu trên thực tế; công dân phải có trách nhiệm tự đứng lên tích cực chủ động thực hiện các quyền ấy; công dân phải đòi Nhà nước thực hiện trách nhiệm của Nhà nước là tạo môi trường thuận lợi để người dân thực thi các quyền con người của mình, đòi Nhà nước chấm dứt việc hạn chế trên thực tế các quyền đó dưới mọi hình thức.
Dự kiến một số công việc chính trong chương trình hoạt động của NĂM CÔNG DÂN:
Hoạt động bao trùm là vận động.
Vận động trên bề nổi công luận.
Vận động thầm lặng trực tiếp qua các mối quan hệ cụ thể của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân công dân và gia đình.
Vận động mọi đối tượng: dân vận, đảng vận, nghị vận, binh vận; trong dân vận đặc biệt chú trọng thanh vận – tức vận động thanh thiếu niên.
1 - Vận động đưa môn giáo dục công dân thành một môn quan trọng ngang với các môn văn, sử trong nhà trường (đồng thời vận động bổ sung phần “Giáo dục công dân” vào nội dung giáo dục gia đình và xã hội). Vận động các nhà giáo, các luật gia, các chuyên gia hàng đầu về môn học này viết sách giáo khoa cho các cấp học từ lớp 6 đến lớp 12. Phấn đấu để sớm nhất có thể ra một cuốn “Giáo dục công dân” tinh gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phát hành rộng rãi. Hình thành và dấy lên phong trào bán sách, tặng sách “Giáo dục công dân”.
2 - Vận động xây dựng người công dân có ý thức làm chủ, ý chí làm chủ, kỹ năng làm chủ; trước hết là làm chủ tiếng nói và làm chủ lá phiếu.
- Làm chủ tiếng nói: nói thẳng nói thật những điều mình nghĩ, mình biết, mình thấy về tình cảnh đất nước, tình cảnh người dân, về người cầm quyền, giới cầm quyền và thể chế chính trị độc tài toàn trị, nói đúng nói rõ, không thêm không bớt.
- Làm chủ lá phiếu: Ý thức rõ rệt về sức mạnh lá phiếu trong tay mình, mỗi công dân - cử tri chỉ có một lá phiếu, nhưng nếu đó là lá phiếu tự do tự chủ thì hàng triệu lá phiếu tự do tự chủ sẽ tạo ra chuyển biến cục diện chính trị có tính bước ngoặt theo hướng dân chủ hoá. Muốn làm chủ được lá phiếu thì trước khi bỏ phiếu, công dân - cử tri tích cực chủ động vận động cùng nhau đấu tranh đòi các ứng cử viên phải minh bạch công khai về lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền Dân trên hết, về nhân thân, tài sản và chương trình tranh cử, rồi căn cứ vào đó mà quyết định dùng lá phiếu của mình dành cho ai hoặc dùng quyền tẩy chay bầu cử.
3 - Vận động xây dựng những địa bàn dân cư có số lượng công dân hội đủ các tiêu chí trên (gọi là đạt chuẩn) ngày càng đông đảo. Vận dụng và tận dụng chủ trương “dân chủ ở cơ sở” của Nhà nước để tiến hành công việc này, bắt đầu từ sự hình thành những nhóm công dân đạt chuẩn cao nhất làm nòng cốt và nhân rộng dần. Vận động, cổ vũ cho các ứng cử viên tự do xứng đáng trong các cuộc bầu cử ở mọi cấp. Chuẩn bị những địa bàn dân cư có tỷ lệ công dân - cử tri đạt chuẩn cao hậu thuẫn cho các ứng cử viên tự do đáng tin cậy.
4 - Vận động đổi mới mối quan hệ giữa công dân - cử tri với đại biểu dân cử (ở đây tập trung nói về đại biểu Quốc hội nhưng cũng áp dụng cho các cơ quan dân cử khác). Nói “đổi mới” thực chất là đấu tranh để buộc đại biểu phải có trách nhiệm giải trình với cử tri, phải là người đại diện thật của cử tri trong mọi hoạt động đại diện của mình trong các cơ quan dân cử.
Một số nội dung vận động cụ thể:
4.1- Vận động đấu tranh để xoá bỏ cung cách vi Hiến bấy lâu đại biểu chỉ tiếp xúc theo đoàn với một số cử tri chọn lọc do một thiểu số đương quyền hoặc một thế lực bè phái nào đó sắp đặt; đấu tranh đòi đề ra và thực hiện định chế cá nhân đại biểu ra thông báo mời cử tri rộng rãi đến dự tiếp xúc, tất cả mọi cử tri đều có quyền đến dự, không ai được phép ngăn cản, lực lượng công an phải có nhiệm vụ đảm bảo cho mọi cử tri đến tiếp xúc với đại biểu, đồng thời vận động anh chị em công an không ngăn cản hoặc ngầm hậu thuẫn cho mọi cử tri tự do đến gặp đại biểu.
4.2 - Vận động đấu tranh để định ra chế độ thù lao đủ cao cho mỗi đại biểu Quốc hội, thù lao ấy đủ đảm bảo mức sống dư dả cho đại biểu cùng gia đình và đủ để mở một văn phòng riêng thực hiện tiếp xúc/làm việc thường xuyên giữa đại biểu với cử tri, đồng thời vận động đấu tranh để 100% đại biểu phải là đại biểu chuyên nghiệp.
4.3- Vận động đấu tranh đòi Đảng Cộng sản Việt Nam nếu muốn giành được vị trí đảng cầm quyền thì phải bãi bỏ cung cách đảng cử dân bầu (thực chất chỉ là sự sắp đặt của một vài nhóm lợi ích trong giới quyền lực chóp bu); phải có đường lối đúng được đa số công dân tán thành và giới thiệu được những đảng viên thực sự là tinh hoa về năng lực và phẩm chất ra ứng cử trong một chế độ ứng cử bầu cử tự do, nếu các đảng viên trúng cử chiếm đa số trong Quốc hội thì đảng trở thành đảng cầm quyền một cách đàng hoàng theo thực chất tín nhiệm của công dân - cử tri; phải tôn trọng quyền tự do ứng cử của những người không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam và phải tôn trọng sự cạnh tranh của các lực lượng chính trị khác. Thực chất đây là cuộc vận động cho một luật bầu cử tự do, công bằng, không bị bất kỳ lực lượng duy nhất nào chi phối.
5 - Trong khi tích cực chủ động tổ chức những sinh hoạt chính trị - văn hoá với nội dung xây dựng người CÔNG DÂN VIỆT NAM, các tổ chức xã hội dân sự cũng vận động Quốc hội và chính phủ hoặc cá nhân các đại biểu Quốc hội và thành viên chính phủ tổ chức một sinh hoạt chính trị với nội dung tương tự và nếu Nhà nước đứng ra tổ chức thì các tổ chức xã hội dân sự sẽ tích cực góp phần cho các sinh hoạt ấy có thực chất.” (hết trích).
Vua tập thể, dù trong bụng rất thù ghét, và gờm ngại, nhưng chắc chắn không thể không thừa nhận rằng chương trình hoạt động chung của các tổ chức xã hội dân sự tôi trích dẫn trên đây là đầy thiện chí và trách nhiệm, là hết sức cần thiết cho đất nước.Và cũng cần thiết cho những người cầm quyền nào còn đủ tự tin vào năng lực và phẩm chất của mình, thật lòng mong muốn gắn mình với lá phiếu tự do tự chủ của công dân chứ không phải với sự sắp đặt trong vòng bí mật của bộ phận phụ trách nhân sự chóp bu bấy lâu luôn bị cái thế lực bất lương siêu đảng siêu nhà nước chi phối.
Chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được công luận trong và ngoài nước đánh giá là một bước chuyển chiến lược có tầm quan trọng lịch sử, với riêng tôi, tầm quan trọng ấy nằm ở chỗ tái lập mối kết hợp trong xu thế ngày càng vững chắc và không thể đảo ngược các giá trị truyền thống Việt với các giá trị Mỹ và phương Tây được thể hiện rõ từ 70 năm trước trong Tuyên ngôn Độc lập 02.09.1945 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên đọc trước toàn thể đồng bào và toàn thế giới. Chuyến công du đem lại kết quả với những tầm mức khác nhau tùy sự đánh giá của mỗi nhà quan sát và công luận đa chiều, với riêng tôi, kết quả hàng đầu là mở ra một không gian mới, một giai đoạn thuận lợi mới cho công cuộc xây dựng người công dân Việt Nam văn minh hiện đại (gọi vắn tắt là đạt chuẩn như đã dẫn trên). Sự giao lưu giữa công dân hai nước Việt, Mỹ – từ chỗ là cựu thù nay đã chính thức trở thành bạn, thành đối tác toàn diện – chắc chắn sẽ tăng nhanh về tốc độ, số lượng và chất lượng.
Lực lượng công dân đạt chuẩn là cái bất biến để ứng phó với cái vạn biến của thế sự, chính sự dưới chế độ độc tài tập thể, độc tài cá nhân, và cả dưới các chế độ đa đảng .
Thiết lập quyền làm chủ thực sự của nhân dân trước hết là thiết lập quyền làm chủ của lực lượng công dân đạt chuẩn, không có lực lượng này thì cả khi đã chuyển sang chế độ đa đảng – một xu thế tất yếu không gì có thể ngăn trở trong tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế đương nhiên sẽ dẫn kết với toàn cầu hoá về dân chủ, một chuyển đổi chính trị ai cũng nóng lòng muốn sớm có – người dân vẫn sẽ chỉ là con rối trong trò xiếc ma mãnh của các thế lực chính trị đủ mọi kiểu dạng, từ dạng bàn giấy, xa-lông, trình diễn, đến dạng ma-phi-a.
Công cuộc xây dựng người công dân Việt Nam đạt chuẩn là một sự nghiệp lâu dài có tính nền móng của toàn bộ tiến trình dân chủ hoá.
Năm 2015 là bước khởi đầu.
Trước hết phải tập trung xây dựng lực lượng công dân - cử tri - chiến sĩ đi tiên phong. Đã xuất hiện một lực lượng công dân như thế, luôn tiên phong có mặt ở những cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ, với trải nghiệm ngày càng dày dạn, với phương pháp, kỹ năng và nghệ thuật tranh đấu ngày càng thuần thạo trong dân vận, đảng vận, nghị vận, binh vận. Xin hãy nghe tiếng nói của một công dân như thế vang lên tại một cuộc sinh hoạt các tổ chức xã hội dân sự:
“Tôi là Đinh Quang Tuyến, tức Tuyến Xích lô, trước đây đạp xích lô, hiện là hướng dẫn viên du lịch, tôi xin tuyên bố rõ như thế này, tôi là người dân, là công dân, là người chủ, còn chính quyền, chính phủ là đầy tớ; tôi là người đóng thuế nuôi đầy tớ, khi thấy chính phủ - đầy tớ làm được việc tốt, tôi khen: được đấy, tốt đấy, hãy cứ thế làm tiếp đi, khi thấy chính phủ - đầy tớ làm việc không tốt, việc sai, tôi bảo: không được, phải thôi ngay, sửa ngay, nếu chính phủ - đầy tớ làm việc có hại cho dân cho nước thì tôi bảo thẳng: hãy đi đi, để ta thuê đầy tớ khác, thế thôi, dứt khoát thế thôi !”.
Từ một Đinh Quang Tuyến đã nhân lên hàng chục hàng trăm hàng ngàn Đinh Quang Tuyến, tôi thấy rõ thế. Và không lâu lắm nữa, sẽ là hàng triệu, tôi tin thế.
Năm 2016 sẽ là năm nâng cao chất lượng và nhân rộng số lượng công dân - cử tri đạt chuẩn.
Tôi tin rằng, với nỗ lực tích cực chủ động từng ngày của từng người, từng tổ chức, với sự phát triển mối liên kết ngày càng chặt chẽ và rộng rãi giữa các công dân, các tổ chức, lực lượng công dân đạt chuẩn sẽ tạo ra một chuyển biến cục diện chính trị khả quan trong cuộc ứng cử và bầu cử Quốc hội khoá 14.
Trong cái “thực tiễn tự tìm đường” (cụm từ của cố thượng tướng Nguyễn Nam Khánh), cái “cuộc sống cứ lừng lững đi tới” (cụm từ của nhà văn Nguyên Ngọc) thì LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN ĐẠT CHUẨN là cái sức mạnh cốt lõi của phạm trù mà nhà trí thức chiến sĩ dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang bị giam cầm phi lý, viết từ trong tù gửi ra, gọi là NĂNG LƯỢNG XÃ HỘI.
Tôi tin rằng LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN ĐẠT CHUẨN chính là cái mà nhân loại tự khám phá ở chính mình để đưa mình đi tới, từng bước vững chắc thoát khỏi kỷ nguyên bạo lực để tiến vào kỷ nguyên phi bạo lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng đối thoại ôn hoà, bình đẳng, bình tĩnh lắng nghe lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, tiếp nhận và làm phong phú lẫn nhau, cùng nhau hợp tác phát triển trong hoà bình.
Tôi tin rằng tiến trình toàn cầu hoá một nền giáo dục dựa trên nguyên lý đào tạo con người nhân ái, tự do, tự chủ, tự lập, tự giác, tự nguyện, tự lựa chọn, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm – và tất nhiên tự sướng/khổ sau tất cả những cái “tự” kia – nhân loại sẽ xác lập thế kỷ 21 là thế kỷ làm chủ của LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN ĐẠT CHUẨN.
Đà Lạt vào thu, Tháng Tám 2015
B. M. Q.
Không có nhận xét nào: