GNsP (02.10.2015) – Theo chân người nhà một tù nhân, là bà con trong Đạo, tôi muốn thăm và ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân cho người tù vừa bệnh nặng vừa lớn tuổi. Trong thời gian khoảng 3 tiếng chúng tôi đã đi qua bốn “trạm”: cổng nhà tù, khu trực ban, nhà chờ của thân nhân và nhà thăm gặp tù nhân.
1. Cổng nhà tù: tiếp chúng tôi đầu tiên là một viên công an trẻ khá ôn hoà và hành xử đúng luật. Anh ta nói với chúng tôi: “Cháu chỉ là bảo vệ, chứ không có thẩm quyền quyết định việc thăm gặp. Xin chú chờ một lát”. Sau đó một viên công an khác cùng cấp bậc (3 gạch) tên PHL ra xem hết giấy tờ của chúng tôi. Khác với anh công an ban đầu, anh này bắt đầu “lên giọng” điều tra nhân thân từng người. Anh ta nói với tôi: “Tôi sẽ xem lại hồ sơ xem anh có liên hệ thế nào….” Tôi trả lời: “Anh không cần phải coi hồ sơ nào hết, vì có coi cũng không thể có tên tôi trong đó. Coi chỉ mất thời gian. Hồ sơ người tù ấy làm sao có tôi?…. Chỉ vì nghe tin ông bệnh nặng nên tôi bỏ công việc đi thăm, chứ bình thường chưa chắc tôi đi, vì là bà con xa.”
1. Cổng nhà tù: tiếp chúng tôi đầu tiên là một viên công an trẻ khá ôn hoà và hành xử đúng luật. Anh ta nói với chúng tôi: “Cháu chỉ là bảo vệ, chứ không có thẩm quyền quyết định việc thăm gặp. Xin chú chờ một lát”. Sau đó một viên công an khác cùng cấp bậc (3 gạch) tên PHL ra xem hết giấy tờ của chúng tôi. Khác với anh công an ban đầu, anh này bắt đầu “lên giọng” điều tra nhân thân từng người. Anh ta nói với tôi: “Tôi sẽ xem lại hồ sơ xem anh có liên hệ thế nào….” Tôi trả lời: “Anh không cần phải coi hồ sơ nào hết, vì có coi cũng không thể có tên tôi trong đó. Coi chỉ mất thời gian. Hồ sơ người tù ấy làm sao có tôi?…. Chỉ vì nghe tin ông bệnh nặng nên tôi bỏ công việc đi thăm, chứ bình thường chưa chắc tôi đi, vì là bà con xa.”
Anh ta đưa trả lại CMND cho tôi, nhưng người nhà của tù nhân ẩy tay anh ta cùng với CMND lại và nói: “Ba tôi bệnh rất nặng, nếu không thăm được sẽ rất ân hận. Và anh sẽ có phần trách nhiệm.” Anh ta trả lời: “Đó là quy định của pháp luật”. Người kia nói tiếp “Quy định cũng phải vì con người chứ”. Anh công an im lặng và gọi điện vào trong trại. Một lát sau, công an thứ ba từ trong nhà tù đi ra cổng và lại coi hồ sơ. Người thứ ba này mới là người có quyền quyết định cho tất cả chúng tôi vào trong, những người trước chỉ là bảo vệ mà làm mất gần 30 phút của chúng tôi.
2. Khu trực ban: khu này nằm ở một khu nhà đồ sộ ngay trung tâm nhà tù. Một cô nhân viên trẻ mời chúng tôi lên tầng 1 vào một phòng có 2 công an ngồi ở 2 bàn có trang bị máy tính. Dường như đây là phòng lưu hồ sơ tù nhân. Tiếp chúng tôi là công an tên PSP người Hà Tĩnh hoặc Nghệ An gì đó, chức vụ là Đội trưởng đội giáo dục. Anh này lại tiếp tục ba hoa chích choè một thôi một hồi về “quy định pháp luật”, mặc dù biết trong đoàn chúng tôi có luật sư. Chúng tôi chả thèm nghe, mặc anh ta muốn nói gì thì nói, vì biết rằng anh ta cũng chưa phải là người có thẩm quyền giải quyết việc thăm gặp.
Một lát sau, phó Giám thị tên TVH nói giọng Thanh Hoá ra tiếp chúng tôi. Ông này huyên thuyên khoác lác đủ chuyện… Ở khu trực ban gần 1 tiếng đồng hồ, bị nghe công an TVH lên lớp xong thì ông bàn giao chúng tôi cho công an tên P dẫn qua nhà thăm gặp.
3. Nhà chờ của thân nhân: trước khi vào được nhà thăm gặp, chúng tôi phải vào nhà chờ vì nhà thăm gặp tù nhân cửa còn bị khoá và chưa có người làm việc. Trong nhà chờ của thân nhân có 2 bảng to viết nội quy, trên tường dán đầy các thông báo của nhà tù. Nhà chờ của thân nhân có hai bệ xi măng xây sát tường đối diện nhau, cao khoảng nửa mét để cho thân nhân ngồi. Ngăn cách giữa hai người ngồi bằng tay vịn bằng….”xi măng”. Chúng tôi chưa từng thấy kiểu ghế ngồi này bao giờ.
Từ nhà chờ nay, nhìn ra ngoài khoảng đất trống có cái chòi canh gác, chúng tôi thấy vài chục tù nhân mặc áo tù, có lẽ sau giờ lao động, xếp hàng cho công an lục khám người bằng tay và sau đó bằng máy dò kim loại như thấy ở các phi trường.
Sau khi nhà thăm gặp tù nhân mở cửa và có công an trực, chúng tôi qua bên đó nhận lại CMND (bị giữ từ ngoài cổng) và vào nhà thăm gặp ngồi chờ.
4. Nhà thăm gặp tù nhân: là một phòng bề ngang khoảng 2m, dài khoảng 5m, không có một bóng đèn. Giữa thân nhân và tù nhân có hai lớp lưới ngăn cách cách nhau 30cm. Chúng tôi nhìn thấy mặt nhau qua 2 lớp lưới. Người mà chúng tôi thăm mới trải qua cơn tai biến nhẹ và đang nằm ở trạm xá. Ông không tự đi ra được mà phải nhờ một tù nhân khác cõng ra. Hai tay ông rất yếu không viết chữ được và miệng ông nói không rõ chữ như trước đây gia đình thăm gặp. Trong khi chúng tôi nói chuyện thì viên công an cứ ngồi bên cạnh nghe ngóng.
Chúng tôi hỏi thăm sức khoẻ và nguyện vọng của ông. Ông mong muốn được đón nhận bí tích xức dầu bệnh nhân và ra ngoài chữa bệnh, hoặc may mắn hơn nữa là được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh. Có gia đình chăm sóc thì bệnh ông sẽ mau bình phục….Nhưng tất cả những quyền ấy ông không thể có được bởi chính sách “nhân đạo” của nhà tù cộng sản. Tôi không thể ban Bi tích Xức dầu bệnh nhân cho ông vì bị ngăn cách không gian. Cho dù có đề nghị cũng không bao giờ được làm. Ông cũng chưa thể được ra ngoài chữa bệnh vì nhà tù cho rằng bệnh ông chưa nặng, chỉ là “cao huyết áp độ 3”, trong khi đó biểu hiện sức khoẻ cho thấy ông đã bị tai biến.
Cơn mưa to nặng hạt gây nên tiếng ồn kinh khủng khiến chúng tôi không thể trò chuyện cùng người tù ấy. Tôi đi ngược ra bàn trực hỏi chuyện viên công an. Anh này từ Thanh Hoá được điều chuyển vào tận miền Nam làm việc. Anh ta cho biết trong miền Nam thiếu quân (công an) trong khi ngoài miền Bắc rất thừa nên phải đổ quân vào Nam. Anh ta còn cho biết nhà tù này có hơn 3000 tù nhân.
Khu phòng ngủ của công an canh tù cũng rất tầm thường, mỗi phòng có từ 4-5 giường kê sát cạnh nhau. Họ làm việc bên ngoài nhưng cửa phòng ngủ của họ luôn luôn mở, vì thế tôi có thể nhìn thấy mọi sự bên trong. Nhìn khuôn mặt những viên công an làm việc ở đây dường như không ai bình an, vì họ luôn nhìn tù nhân bằng con mắt thù địch. Các kẻ có chức quyền thì xem tù nhân là những “miếng mồi” béo bở khi họ có nhu cầu gì cần đáp ứng,… Tội nghiệp nhất vẫn là các tù nhân và người nhà của họ. Tù nhân thì không được đối xử đúng phẩm giá con người, họ bị coi là đồ mạt hạng. Ngay từ cách xưng hô, họ phải gọi công an là “cán bộ”. Không rõ cái quy định quái gỡ này từ đâu?
Người nhà của tù nhân cũng là những người đau khổ cùng với thành viên gia đình đang ở trong tù. Họ e dè, khép nép mỗi khi đi thăm gặp người nhà, mỗi khi đối diện với công an nhà tù. Thái độ ứng xử của họ như thể họ cũng là tù nhân, mất hết mọi quyền con người. Nhưng thật ra, họ không có gì phải sợ công an. Có lẽ họ sợ người nhà họ trong tù bị trả thù nên không dám hiên ngang?
Chia tay người tù quen biết, tôi trở ra khỏi cổng nhà tù mà cảm thấy như vừa ra khỏi chốn địa ngục. Hơn 3 tiếng đồng hồ vào nhà tù cộng sản lần dầu tiên mà tôi thấy đau xót cho những thân phận nơi đây. Ở chốn này dường như không có lòng thương xót và thiếu vắng tình người.
Không có nhận xét nào: