Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh đã nói cần “có một cuộc vận động là điều cần thiết sau cuộc khủng bố vào Paris. Năm Thánh Lòng Thương Xót cũng được mở ra để mời gọi người Hồi Giáo tham dự” về các cuộc tấn công khủng bố vào Paris trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Công Giáo Pháp La Croix vừa qua.
Theo quan điểm của ĐHY việc can thiệp quân sự có thể chấp nhận được khi dùng nó để bảo vệ tính hợp pháp của một nhà nước nhưng phải được luật pháp quốc tế công nhận.
ĐHY chia sẻ suy nghĩ của mình về các cuộc tấn công vào Paris vừa qua như sau: “điều cần thiết lúc này là có một cuộc vận động tổng thể không chỉ ở Pháp, Châu Âu mà toàn thế giới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Cuộc vận động tổng thể này gồm an ninh, lực lượng cảnh sát, và cung cấp thông tin. Và cần có sự tham gia của cộng đồng Hồi giáo; họ phải là một thành phần trong việc tham gia này.” “Việc khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến là dịp để cho những người Hồi Giáo chân chính tham dự vào Năm Thánh lòng thương xót. Như quan điểm của giáo lý và cũng như ĐTC Phanxicô đã nhắc lại, sự can thiệp quân sự vào Syria là có thể được miễn đó là sự phòng vệ chính đáng chống lại những kẻ xâm lược, nhưng ngay cả sự can thiệp quân sự cũng cần phải có tính hợp pháp và được phép của các tổ chức trong cộng đồng quốc tế”.
Báo La Croix: Sau cú sốc do cuộc tấn công Paris gây nên làm thế nào để tiếp tục một cuộc sống bình thường?
ĐHY Pietro Parolin: “Như ĐTC đã nói, không thể có sự biện minh nào cho việc khủng bố trên. Cần phải có một thời gian để người dân có thể vượt qua cú sốc khủng khiếp này. Tôi rất cảm động cách phản ứng đầy sức mạnh của nhân dân Pháp. Đó là khát vọng tiếp tục cuộc sống của mình, nơi những kẻ khủng bố đã tìm cách làm gián đoạn và nghiền nát nó. Đáp trả lại việc khủng bố cần phải có một cuộc vận động không chỉ ở Pháp, Châu Âu mà toàn thế giới. Một cuộc vận động của tất cả các phương tiện như: an ninh, lực lượng cảnh sát, và thông tin, để nhổ tận gốc chủ nghĩa khủng bố. Và một vận động gồm tất cả các nguồn lực tinh thần để đáp trả cách tích cực trước điều ác. Bằng việc giáo dục để loại bỏ hận thù, giúp người trẻ bỏ đi ý niệm về cuộc thánh chiến. Cần triệu tập tất cả các nguồn lực gồm những: nghệ sĩ, chính trị và giáo sĩ từ các quốc gia và quốc tế. Cần một sự hợp tác lớn mạnh như vậy để chống lại điều ác. Nếu không có sự hợp tác từ mọi phía của công đồng, trận chiến này sẽ không thể thắng. Và cũng cần thiết có sự tham gia từ cộng đồng Hồi giáo; họ phải là một thành phần trong giải pháp chống lại khủng bố.”
Báo La Croix: Việc an ninh của Đức Giáo Hoàng dường như bị đe dọa hơn sau các cuộc tấn công này không?
ĐHY Pietro Parolin: “Những gì đã xảy ra ở Pháp cho thấy rằng không ai có thể tự coi mình là loại trừ khỏi mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố. Vatican có thể là một mục tiêu vì chúng muốn nhắm đến tôn giáo. Chúng tôi có khả năng gia tăng an ninh tại Vatican và các khu vực xung quanh. Nhưng chúng tôi sẽ không để cho mình ra sợ hãi đến nỗi bị tê liệt. Những sự kiện này không hề thay đổi các chương trình của Đức Giáo Hoàng ở Vatian cũng như bên ngoài Vatican.”
Báo La Croix: Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến “những mảnh của chiến tranh thế giới lần thứ III” và cuộc khủng bố ngày 13.11 vừa qua là một mảnh của cuộc chiến tranh này: điều này có nghĩa là gì?
ĐHY Pietro Parolin: “Những mảnh” là một cuộc chiến chưa được công bố, là một cuộc chiến tranh không đối xứng. Một cuộc chiến tranh nổ ra ngoài cả chiến trường, trong đó nạn nhân là các trẻ em, người già và những dân thường vô tội. Một cuộc chiến tranh thế giới thứ III từng phần cũng có nghĩa là chúng ta không biết nơi nào sẽ xảy ra tiếp theo. Sau Paris, Daesh đã cảnh báo rằng đây mới là sự khởi đầu. Ở khắp mọi nơi, đây là những hành động khủng bố liên quan đến Hồi giáo cực đoan.”
Báo La Croix: Khi các cuộc không kích của Mỹ bắt đầu tấn công ở Iraq vào tháng Tám năm 2014, Đức Giáo Hoàng nói rằng “cần ngăn chặn kẻ xâm lược bất công là hợp pháp”. Liệu Tòa Thánh giữ lập trường này khi cuộc tấn công đang diễn ra tại Daesh, Syria?
ĐHY Pietro Parolin: “Vâng vẫn giữ lập trường như thế, bởi vì bạo lực là không thể chấp nhận, bất cứ lý do gì. Đức Thánh Cha đã từng trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng ‘Sự bảo vệ vì lợi ích chung buộc kẻ xâm lược bất công không được gây ra thiệt hại. Vì lý do này, được hợp pháp dùng vũ lực để đẩy lùi quân xâm lược chống lại cộng đồng dân sự đã được giao phó cho mình coi sóc.” Điều này có nghĩa là Nhà nước được phép phòng vệ chính đáng lãnh thổ của mình để bảo vệ công dân của mình và đẩy lùi những kẻ khủng bố. Trong việc can thiệp của nước ngoài cần thiết phải có tính hợp pháp, được các tổ chức cộng đồng quốc tế chấp thuận. Chúng ta nên ghi nhớ là trong những điều kiện thông thường được phép dùng các phương tiện để ngăn chặn kẻ thù xâm lược.”
Báo La Croix: Trong bối cảnh chiến tranh này, Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến có ý nghĩa gì?
ĐHY Pietro Parolin: “Trong thế giới này bị giằng xé bởi bạo lực, lúc này là thời điểm thích hợp để khởi lên lòng thương xót. Có thể hiểu rằng sau cuộc tấn công khủng bố sẽ có những cảm xúc trả thù nhưng chúng ta phải chiến đấu chống lại cảm xúc thôi thúc này. ĐTC muốn dùng Năm Thánh là dịp giúp mọi người nhìn vào mắt nhau, để hiểu nhau, và vượt qua sự thù hận. Sau các cuộc tấn công khủng bố như thế, lòng thương xót càng phải gia tăng, củng cố. Chúng ta đón nhận lòng thương xót từ Thiên Chúa để đối xử với người khác. Lòng Thương Xót là tên gọi đẹp nhất diễn tả về Thiên Chúa nơi người Hồi giáo, những người có thể tham dự trong năm thánh này, như Đức Thánh Cha mong muốn.”
Nguồn: GNsP (theo vatican insider
Không có nhận xét nào: