TNCG: Kết quả của 10 năm chống tham nhũng phát hiện 1 vụ vi phạm quy định, 1 cá nhân vi
phạm bị xử lý kỷ luật. Số tài sản mà Bộ Công Thương đã thu hồi được tổng số 25 triệu
đồng giá trị quà tặng do 4 cá nhân được tặng quà trong khi thi hành công
vụ nộp lại.
Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay đã công bố số liệu chủ yếu về công tác PCTN từ 01.06.2006 - 31.08..2015 cho thấy tỉ lệ tham nhũng ở Việt Nam gần như là không có.
Báo chí trong nước cho biết Bộ Công Thương đã tổ chức hơn 1.000 cuộc thanh kiểm tra mỗi năm, giải quyết khiếu nại, tố cáo hơn 100 đơn/ năm, đạt tỷ lệ 98,7%.
Hoạt động thanh kiểm tra chưa phát hiện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật PCTN.
Phù phép thống kê
Tại Hội thảo “Công bố báo cáo khảo sát hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, tại Việt Nam, phí và thuế chiếm tới 40,8% trong số tổng lợi nhuận doanh nghiệp phải chi trả.
Bà Chi Lan cho biết "Tiền bôi trơn của DN Việt Nam chiếm tới 0,72-1,02% lợi nhuận của họ. Nghĩa là DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí là cao hơn cả lợi nhuận tới 0,2 đồng cho phí tham nhũng, bôi trơn.".
5. Vụ án Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc ALC 2) cùng 3 cấp dưới: Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị và Tôn Quang Việt bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là đã tham ô và làm thất thoát trên 1.000 tỷ đồng của Công ty cho thuê tài chính 2.
Ông này cũng đã bị truy tố nhiều lần về các tội danh khác nhau và bị 2 án tử hình vì tội danh tham ô tài sản.
Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay đã công bố số liệu chủ yếu về công tác PCTN từ 01.06.2006 - 31.08..2015 cho thấy tỉ lệ tham nhũng ở Việt Nam gần như là không có.
Báo chí trong nước cho biết Bộ Công Thương đã tổ chức hơn 1.000 cuộc thanh kiểm tra mỗi năm, giải quyết khiếu nại, tố cáo hơn 100 đơn/ năm, đạt tỷ lệ 98,7%.
Hoạt động thanh kiểm tra chưa phát hiện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật PCTN.
Phù phép thống kê
Tại Hội thảo “Công bố báo cáo khảo sát hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, tại Việt Nam, phí và thuế chiếm tới 40,8% trong số tổng lợi nhuận doanh nghiệp phải chi trả.
Bà Chi Lan cho biết "Tiền bôi trơn của DN Việt Nam chiếm tới 0,72-1,02% lợi nhuận của họ. Nghĩa là DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí là cao hơn cả lợi nhuận tới 0,2 đồng cho phí tham nhũng, bôi trơn.".
Trong buổi tổng kết về công tác thanh tra tham nhũng sáng nay, ông cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cũng thừa nhận "thực tế, nạn "phí bôi trơn" hay còn gọi là tham nhũng vặt của các cơ quan công quyền còn tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực từ hoạt động đời sống của nhân dân tới hoạt động kinh tế của doanh nghiệp."
Như vậy, những thống kê mà bản tổng kết đưa ra có lẽ đã phớt lờ những thực tế mà mới chỉ vài ngày trước đó nhà nước công bố.
Xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) về cảm nhận tham nhũng của Việt Nam, thì điểm cho ba năm: 2013, 2014 và 2015 cứ là 31/100, không có thay đổi gì cả. Việt Nam đứng ở khu vực cuối bảng với vị thứ 119/175. Phải chăng tổ chức Minh Bạch Quốc Tế không chính xác, hãy xem một vài vụ án gần đây để biết đúng hay không?
Một vài vụ án gần đây
ngày 28-9, tại Phiên họp thứ 8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã
thống nhất chủ trương đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử trước Đại hội
lần thứ XII của Đảng gồm: (1) vụ án Lâm Ngọc Khuân và đồng phạm; (2) vụ
Phạm Văn Cử và đồng phạm; (3) vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm; (4) vụ
Dương Thanh Cường và đồng phạm; (5) vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; (6) vụ
Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; (7) vụ Lê Hùng Sơn và đồng phạm; (8)
vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm. Trong đó, có 6 vụ là liên quan đến hối lộ và tham nhũng.
1.
Vụ án đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân hợp sức với các cán bộ của 5 ngân
hàng có chi nhánh tại Sóc Trăng và Bạc Liêu cho công ty TNHH Phương Nam
chiếm tổng số tiền lên đến 16.000 tỷ đồng. Trong
đó, hơn 9.789 tỷ đồng được cho là sử dụng sai mục đích gồm tiền trả nợ
vay trên 9.594 tỷ; kinh doanh bất động sản, liên doanh - liên kết đầu tư
với công ty KM Phương Nam 142,7 tỷ; còn lại ông Khuân gây
thiệt hại được cho là trên 1.072 tỷ đồng (dư nợ 8 ngân hàng lúc này
trên 1.700 tỷ đồng được trừ tài sản thế chấp và giá trị hàng tồn kho gần
41 tỷ đồng), chiếm dụng hoàn toàn 52 tỷ đồng. Cùng các cán bộ ngân hàng
chiếm đoạt tư túi riêng hơn 720 tỷ đồng.
2. Vụ án ba sếp ngân hàng Phạm Văn Cử, nguyên giám đốc; Kiều Đình Thọ, nguyên trưởng Phòng Kế hoạch kinh doanh và Đỗ Thị Thu Hà, nguyên phó Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank 7, bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. vì giúp Phạm
Trịnh Thắng tăng khống vốn điều lệ, lập khống báo cáo tài chính, ký
khống 14 hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn giá trị gia tăng làm hồ sơ
để Agribank 7 giải ngân gần 183 tỉ đồng và hơn 1,1 triệu USD, chiếm đoạt
của Agribank 7 hơn 396 tỉ đồng tiền gốc và gần 205 tỉ đồng tiền lãi,
tức là hơn 600 tỷ đồng. Và còn có móc ngoặc để đưa và nhận hối lộ cho các quan chức.
3. Vụ án 6 quan chức ngành đường sắt gồm Trần Quốc Đông - phó tổng giám đốc Tổng Cty Đường Sắt Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc BQL các dự án đường sắt(RPMU) và 5 quan chức cấp cao khác của ngành đường sắt nhận lót tay của JTC 11 tỷ đồng.
4. Vụ án Dương Thanh Cường lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng. Trong đó đã xác định khoản tiền 171,2 tỷ đồng được đưa cho ông Trần Quốc Liêm là em của bà Trần Thanh Kiệm - phu nhân đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - và là một viên tướng công an quyền thế.(Nhưng không xét xử được em vợ Nguyễn Tấn Dũng).5. Vụ án Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc ALC 2) cùng 3 cấp dưới: Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị và Tôn Quang Việt bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là đã tham ô và làm thất thoát trên 1.000 tỷ đồng của Công ty cho thuê tài chính 2.
Ông này cũng đã bị truy tố nhiều lần về các tội danh khác nhau và bị 2 án tử hình vì tội danh tham ô tài sản.
6. Phạm Thị Bích Lương, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Nam Hà Nội cùng 17 đồng phạm chiếm đoạt hơn 2.755 tỉ đồng.
22.10.2015 cơ quan tố tụng cho biết TAND TP HCM đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án Dương Thanh Cường cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 800 tỉ đồng.
Hay Trước đó vụ án Giang Kim Đạt - một trưởng phòng của Vinalines xài chùa 3,6 triệu đô-la trong vài năm.
Gần đây là vụ siêu lừaTrần Huỳnh Như - ngân hàng Vietin Bank chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng.
Trước đó chúng ta có thể nhớ về 10 vụ đại án năm 2013:
1. Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines.
2. Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng NN-PTNT.
3. Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM.
4. Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT.
5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu.
6. Vụ nhận hối lộ xảy ra ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Nông.
7. Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
8. Vụ bầu Kiên.
9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Ngân hàng NN - PTNT.
10. Vụ tham ô tài sản ở Tập đoàn Vinashine. Với hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền thuế bị ăn cướp.
Nhận xét về những ý kiến tham luận các đại biểu doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị, cả đại diện Thanh tra Chính phủ cũng như người đứng đầu Bộ Công Thương đồng quan điểm, các ý kiến đóng góp còn chưa cụ thể và chưa sát với nội dung đưa ra là thực hiện luật phòng chống tham nhũng chứ không phải công tác phòng chống tham nhũng nói chung. Các ý kiến tham gia, trong trường hợp này, nên là những đóng góp về việc nên áp dụng những quy định cụ thể về luật pháp như thế nào vào hoạt động phòng chống tham nhũng hiện nay.
Tâm Tâm
Không có nhận xét nào: