GNsP: Theo Cha Camillo Ripamonti (trung tâm tị nạn Astalli), thách đố đối với châu Âu hiện nay là việc trở thành một ngôi nhà chung mới, nơi mở cửa đón tiếp những người chạy trốn chiến tranh và nạn buôn người. Năm 2015 là một năm kỷ lục về số lượng người di cư đến châu Âu, cùng với Hy Lạp đón nhận dòng người lớn nhất. Cha Perego nói: “cả một dân tộc ra đi, họ xin được che chở bảo vệ, đó không phải là một cuộc xâm lược”.
Vatican Insider – “Nếu chúng ta muốn xây dựng một châu Âu an toàn trong thời đại hôm nay khi ở cuối thời “chiến tranh lạnh”, trước tiên chúng ta phải xây dựng châu Âu thực sự là một ngôi nhà chung. Ngày nay, toàn cầu hóa cho chúng ta thấy một thách đố lớn hơn: Châu Âu phải trở thành ngôi nhà chung cho những người cư dân ở đó nhưng nó còn phải cố gắng làm cho cả thế giới một ngôi nhà chung cho toàn thể gia đình nhân loại. Đây là một thách đố văn hóa thực sự và triệt để nhất trước mắt chúng ta là những công dân châu Âu trong những năm tới và đó là cách duy nhất để chống lại mọi hình thức khủng bố.” Đây là tuyên bố của cha Camillo Ripamonti, Chủ tịch Trung tâm Tị nạn Astalli (bộ phận người Ý của Mục vụ Di dân Dòng Tên, một tổ chức cam kết hỗ trợ những người di cư và tị nạn), vừa đăng tải trong số mới nhất của tạp chí định kỳ bằng tiếng Ý của Dòng Tên, Civiltà Cattolica, được Tòa Thánh phê chuẩn.
Một cộng đồng quốc tế
Nhận định của cha Ripamonti là dữ liệu mới nhất do Cao Ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) công bố. Thêm vào đó, một sáng kiến do Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất trong một hội nghị thượng đỉnh thế giới về di dân được tổ chức vào tháng 9 năm sau vào dịp họp Đại hội đồng LHQ. Đề xuất này đã được Đại sứ Mỹ tại LHQ, Bà Samantha Power công bố. Bà là người đã được tờ L’Osservatore Romano của Vatican đề cập với tuyên bố: “Danh sách người tị nạn tiếp tục tăng – cùng lúc ấy cộng đồng quốc tế lại hoàn toàn không theo kịp.” “Năm nay thể hiện rõ sự lúng túng mà hệ thống hiện nay, cách tiếp cận, và ngân quỹ của chúng ta không đủ đáp ứng các công việc và nỗi đau của nhân loại đang diễn ra.”
Đây là những đánh giá đưa ra ở cấp độ chính trị; rồi còn có những con số đã vẽ lên bức tranh thô sơ của sự gia tăng đáng kể về dòng người tị nạn. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn, tính đến ngày 21/12/2015, đã có hơn một triệu (chính xác là 1.005.000) người tị nạn và người di dân đến châu Âu (Hy Lạp, Ý, Bulgaria, Tây Ban Nha, Malta và Síp). Hầu hết (816.752), đã đổ về các bờ biển Hy Lạp. Sau đó là Ý với 150.317 người, rồi đến Bulgaria với 29.959 người, Tây Ban Nha 3.845 người, Síp 269 người và Malta 106 người. Tổng số di dân tăng gấp bốn kể từ năm 2014 và sự gia tăng này có nguyên nhân là các vấn đề chính trị, tình trạng bất ổn và lo ngại. Theo một số liệu khác của Liên Hợp Quốc mà cha Ripamonti đề cập trong tạp chí Civiltà Cattolica, thì “Kể từ Thế chiến II đến nay chưa bao giờ có nhiều người chạy trốn chiến tranh và khủng bố đến như thế: 42.500 người một ngày, 1/122 cư dân trên trái đất. Do đó không có gì ngạc nhiên khi con số khổng lồ những người này đang tìm kiếm sự bảo vệ trên lục địa chúng ta”.
Người tị nạn như dê tế thần
Tình trạng này, tự thân là một vấn đề nghiêm trọng xét theo chiều kích hiện tượng, nay lại càng trầm trọng hơn bởi những cuộc xung đột kéo dài dai dẳng ở Trung Đông và trên hết là kết quả của nhiều cuộc tấn công khủng bố ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách của nhà nước và dư luận. Cha Ripamonti nhấn mạnh, hầu như tất cả các nước châu Âu đã thực hiện các biện pháp hạn chế để kiểm soát làn sóng di cư sau các cuộc tấn công ở Paris. Chủ tịch Trung tâm Astalli nhấn mạnh: “Những di dân cưỡng bức (chạy trốn xung đột và bách hại) có nguy cơ trở thành dê tế thần trong tình trạng mà cộng đồng và sự các tổ chức muốn chia sẻ cũng được kiểm soát khắt khe hơn.” Ngài nói thêm: “Nhìn chung, thực tế những người tị nạn là những nạn nhân số một của khủng bố, những người bị buộc phải thoát ra khỏi những cuộc xung đột không có hồi kết, không được quan tâm, mà thường chính họ cũng không ý thức; những người đàn ông và đàn bà ấy đang tìm kiếm hòa bình cho bản thân và gia đình họ, những người mong muốn được chào đón ở đất nước họ đến. Vì vậy, những gì chúng ta cần làm là xây dựng một ngôi nhà chung của hòa bình.”
Hàng ngàn người chết trên biển vào năm 2015
Đức Giám mục Gian Carlo Perego, Chủ tịch UB Giám mục về Di dân của Ý, cũng bộc lộ tương tự rằng: “đây là những người chạy trốn, những người đã trải qua cuộc hành trình trong thiếu thốn và lo sợ; đã vượt biên trên các con thuyền ọp ẹp, khiến cho hơn 3.700 người (năm 2015) thiệt mạng, trong đó ít nhất 730 trẻ em, thậm chí một số là trẻ sơ sinh; người dân thường chào đón họ bằng các hàng rào dây thép gai thay vì cửa mở cho họ vào. Ngài nhấn mạnh: “Một triệu người đã đến một châu lục như châu Âu, là nhà của hơn 500 triệu người; một triệu người trẻ đến với một lục địa mà 30% dân số là người cao tuổi; họ không thể bị coi là “những kẻ xâm lược”: dẫu sao họ cũng là một dân tộc trên hành trình tìm kiếm sự che chở của thế giới, một quyền căn bản của nền dân chủ châu Âu; họ là nguồn tài nguyên cho việc trẻ hóa châu Âu.” Đức Cha Perego nói: “Trong chiến tranh thế giới thứ I, có hơn 12 triệu người tị nạn và đã có một cuộc tranh đua liên đới, ngay cả trong các xứ sở của chúng ta, những quốc gia tranh đua bày tỏ lòng hiếu khách vĩ đại nhất và dành cho những người tị nạn ấy một sự đón tiếp nồng nhiệt nhất. Dĩ nhiên, nếu chỉ có 5/28 nước ở châu Âu thì không thể đón tiếp nổi một triệu người.”
Quyền tị nạn
Cha Ripamonti khẳng định rằng có rất nhiều điều cần phải làm. Một số đã được biết đến rộng rãi, ví dụ hợp tác quốc tế chặt chẽ với các nước châu Phi nhằm chấm dứt nạn buôn người. Tuy nhiên, một điểm cần phải được nhấn mạnh bên cạnh việc này, “là thiếu một đáp án rõ ràng cho vấn nạn quan trọng trong nhiều hội nghị thượng đỉnh châu Âu về cuộc khủng hoảng người tị nạn này; một vấn nạn hiếm khi được giải đáp, đó là: những thủ tục pháp lý để xin tị nạn châu Âu như thế nào? Ngày nay, những người chạy trốn chiến tranh và bách hại muốn thực hiện cách hợp pháp quyền được Liên hiệp các Quốc gia bảo vệ, không có lựa chọn nào khác hơn là buôn người”. “Đề xuất của châu Âu cho một chương trình tái định cư” là hoàn toàn không thỏa mãn và không phù hợp.
Vị Linh mục dòng Tên nói tiếp: “Chúng ta không thể chịu đựng được những cuộc thảm sát vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày ở Địa Trung Hải, nhất là ít ai quan tâm đến những vụ xảy ra ở sa mạc Sahara và dọc theo các tuyến đường di cư bắt buộc. Lối đi an toàn và hợp pháp cho phép cập bến khẩn cấp đến châu Âu chính là “visa nhân đạo”, tạm đình chỉ cấp thị thực bắt buộc trong các tình huống khủng hoảng nào đó, thúc đẩy tái định cư, mở rộng quyền đoàn tụ gia đình hoặc các cơ chế khác có thể thực hiện thử nghiệm, trong sự hợp tác với những người hoạt động tại chính nước sở tại hoặc tại nước mà họ quá cảnh. “Quy chế Dublin, được thành lập, theo đó đất nước được ủy quyền xem xét nhu cầu tị nạn (hạn chế sự tự do của làn sóng tị nạn) bây giờ đã lỗi thời trong ánh sáng của sự kiện và cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Theo người đứng đầu trung tâm Astalli, “lựa chọn cuối ngày – không chỉ trong lĩnh vực di dân – là giữa Liên hiệp xử lý các hiện tượng, tìm cách điều chỉnh, và một châu Âu có kinh nghiệm những sự kiện này, không thể khai thác chúng, mà hậu quả việc ấy là dẫn đến sự gia tăng tình trạng bất ổn nội bộ và nghi ngờ giữa các quốc gia thành viên.”
Francesco PELOSO, VATICAN
Không có nhận xét nào: