BBC: Dù thời tiết lạnh bất thường và khá ẩm ướt, trung tâm thành phố Hà Nội vẫn nhộn nhịp với các hoạt động thương mại, khi mọi người tất bật chuẩn bị cho kì nghỉ lễ Tết Nguyên Đán.
Cách đó chừng nửa giờ chạy xe, ở một hội trường tẻ nhạt giống một ga hàng không, tương lai chính trị Việt Nam được định đoạt bởi 1.510 đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, tổ chức có quyền lực tuyệt đối, độc tôn được Hiến pháp công nhận.
Chuyện như thể đang xảy ra trên một hành tinh khác.
Tất nhiên mọi người đều biết Đại hội Đảng đang diễn ra. Hà Nội được trang trí với những băng rôn, áp phích vàng-đỏ phong cách xưa cũ, với hình ảnh giai cấp công nông hưởng niềm vui cách mạng, mừng sự kiện chính trị diễn ra năm năm một lần.
Thế nhưng chẳng có ai trong những người tôi hỏi chuyện cảm thấy họ có mối liên hệ gì với sự kiện mà họ gần như bị gạt sang bên lề.
“Chúng tôi nói rất nhiều về Đại hội, chúng tôi xem TV”, Dương Bùi, ca sỹ trưởng nhóm 22 tuổi đang biểu diễn cho nhóm nhạc Windrunner tại Hà Nội Creative City, chia sẻ. “Nhưng để với tới được thì rất khó. Chuyện chúng tôi gửi ý kiến xây dựng đất nước tới Đại hội Đảng là chuyện thật xa vời."
Trận chiến quyền lực
Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản với nguyên tắc tập trung dân chủ, nơi Đảng là lực lượng duy nhất nắm quyền. Một khi được tổ chức quyết định, các đảng viên phải tuân thủ. Các cuộc tranh luận thường được giải quyết trước khi diễn ra Hội nghị, sự kiện tập trung quyền lực cao nhất của Đảng.
Thế nhưng lần này điều đó đã không xảy ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn lấy được vị trí Tổng bí thư. Ông đã dẫn dắt chuyển hóa nền kinh tế chú trọng xuất khẩu, với những câu chuyện sản xuất thành công. Việc trở thành Tổng bí thư hẳn sẽ khiến ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành một trong những người lãnh đạo quyền lực nhất thời hiện đại.
Trong vai trò một nhà lãnh đạo của Việt Nam, ông đã có vị thế quốc tế cao bất thường nhờ việc thúc đẩy mạnh hệ nồng ấm với cựu thù Mỹ, yêu cầu cải cách nhanh hơn ở các ngành công nghiệp quốc doanh.
Ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng được một mạng lưới gây nhiều ảnh hưởng trong các lực lượng an ninh cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Cho tới vài tháng trước khi Đại hội diễn ra, ông dường như có được sự hậu thuẫn của 200 ủy viên Trung ương Đảng, điều đã giúp ông sống sót qua được ít nhất hai vụ định loại bỏ ông khỏi vị trí.
Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Một dấu hiệu cho thấy mức độ ủng hộ đã giảm đi là chuyện có một lá thư bị phát tán, dường như là từ phía ông Dũng, phản hồi những cáo buộc nghiêm trọng buộc tội Thủ tướng bởi ba nhà học giả. Việc ông phải đáp lời cho thấy những lời cáo buộc đã nhận được những hậu thuẫn đầy quyền lực.
Cần nhớ rằng với tính cách cùng sự nổi tiếng của mình, ông Dũng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong Đảng. Gia đình Thủ tướng đã trở nên giàu có và thăng tiến chính trị. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh thì tham nhũng cũng gia tăng. Nỗ lực tư nhân hóa khối nhà nước diễn ra rất chậm chạp.
Chúng ta biết rằng khi Đại hội Đảng khai mạc tuần rồi, ông Dũng đã không có trong danh sách ứng viên được Bộ Chính trị chuẩn y để trở thành Tổng bí thư tiếp theo.
Một nỗ lực từ phe ủng hộ ông Dũng để đưa ông vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nơi Thủ tướng có thể đối đầu với Tổng Bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng, đã thất bại, một phần vì ông Trọng khéo léo áp dụng các quy tắc rối rắm để kiểm soát Đại hội.
Ông Trọng, người được cho người đi theo đường lối bảo thủ, đã là đối thủ lâu năm của Thủ tướng. Với chiến thắng của mình, phe bảo thủ chiếm ưu thế, khiến người ta nay nghi ngờ nghị trình cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Lời tái khẳng định trong ngày khai mạc Đại hội từ ông Trọng rằng chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ được củng cố, dường như càng làm sáng tỏ luận điểm trên.
Nhưng thực ra Đảng không phân rẽ một cách đơn giản như thế. Trên thực tế, nhân sự mới bao gồm cả những gương mặt trẻ, những chính trị gia ủng hộ cải cách, và các lựa chọn để áp dụng thay đổi của ông Trọng cũng chỉ có giới hạn.
“Thực tiễn vẫn luôn mạnh mẽ hơn lý thuyết, giáo điều,” kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói, “và nền kinh tế của Việt Nam ngày hôm nay bị sức ép phải thay đổi. Nếu khối quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo thì đó sẽ là cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Việt Nam giờ đây đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.”
Các ngành công nghiệp quốc doanh là ví dụ điển hình. Di sản của nền kinh tế chỉ huy đã được xây dựng trong suốt cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ hiện diện mọi nơi, từ ngành chế tạo xe hơi, tàu biển, cho tới ngành sữa và may mặc. Chúng chiếm gần một phần ba tổng GDP và ngốn gần như toàn bộ các khoản tín dụng trong hệ thống ngân hàng địa phương, nhưng hầu hết các doanh nghiệp này đều làm ăn thua lỗ.
Ông Dũng đã khuyến khích một vài công ty quốc doanh trở thành 'đầu tàu' với việc mở rộng ngành nghề, quy mô hoạt động. Đó quả là một tai họa.
Công ty đóng tàu và vận chuyển hàng hóa đã sụp đổ dưới một đống nợ. Vậy nên trong vài năm gần đây, ông Dũng đã khuyến khích các công ty này cải tổ, tư nhân hóa một phần và bán bớt những mảng làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, đó không hề là kế hoạch dễ thực hiện.
Trần Việt, một quan chức trong tập đoàn dệt may quốc doanh Vinatex, là một trong những tập đoàn quốc doanh làm ăn thành công nhất, chuyên xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ và Châu Âu, nói: “Là một doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi bị ràng buộc bởi rất nhiều điều kiện, quy định – nhiều hơn rất nhiều so với một công ty tư nhân. Nhưng chúng tôi cũng không thể cứ thế mà đóng cửa nhà máy.”
Khi tới thăm một trong nhiều xưởng may của Vinatex, tôi được Nguyễn Thị Phương Lan giới thiệu vòng quanh. Cô hãnh diện chỉ cho tôi xem nhà trẻ, trạm xá và khu kí túc xá của nhà máy.
Cô nói ông bà, cha mẹ cô đều từng làm việc tại đây, và cô hy vọng là con cô rồi đây cũng thế. "Nơi đây với tôi giống như là gia đình vậy," cô nói.
Trong thị trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt, là thị trường chính của Vinatex hiện nay, liệu công ty còn duy trì được bao nhiêu di sản tập thể thời xưa?
Những nhà lãnh đạo tuổi đã cao ở Đảng Cộng Sản trung thành với ý thức hệ cũ. Nhưng thực tế đòi hỏi cần phải nâng cao được chất lượng sống cho người dân qua đó mới mong duy trì được tính chính danh của Đảng, sẽ buộc họ phải ngày càng cần dựa vào nhiệt huyết to lớn của người dân.
Cách đó chừng nửa giờ chạy xe, ở một hội trường tẻ nhạt giống một ga hàng không, tương lai chính trị Việt Nam được định đoạt bởi 1.510 đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, tổ chức có quyền lực tuyệt đối, độc tôn được Hiến pháp công nhận.
Chuyện như thể đang xảy ra trên một hành tinh khác.
Tất nhiên mọi người đều biết Đại hội Đảng đang diễn ra. Hà Nội được trang trí với những băng rôn, áp phích vàng-đỏ phong cách xưa cũ, với hình ảnh giai cấp công nông hưởng niềm vui cách mạng, mừng sự kiện chính trị diễn ra năm năm một lần.
Thế nhưng chẳng có ai trong những người tôi hỏi chuyện cảm thấy họ có mối liên hệ gì với sự kiện mà họ gần như bị gạt sang bên lề.
“Chúng tôi nói rất nhiều về Đại hội, chúng tôi xem TV”, Dương Bùi, ca sỹ trưởng nhóm 22 tuổi đang biểu diễn cho nhóm nhạc Windrunner tại Hà Nội Creative City, chia sẻ. “Nhưng để với tới được thì rất khó. Chuyện chúng tôi gửi ý kiến xây dựng đất nước tới Đại hội Đảng là chuyện thật xa vời."
Trận chiến quyền lực
Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản với nguyên tắc tập trung dân chủ, nơi Đảng là lực lượng duy nhất nắm quyền. Một khi được tổ chức quyết định, các đảng viên phải tuân thủ. Các cuộc tranh luận thường được giải quyết trước khi diễn ra Hội nghị, sự kiện tập trung quyền lực cao nhất của Đảng.
Thế nhưng lần này điều đó đã không xảy ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn lấy được vị trí Tổng bí thư. Ông đã dẫn dắt chuyển hóa nền kinh tế chú trọng xuất khẩu, với những câu chuyện sản xuất thành công. Việc trở thành Tổng bí thư hẳn sẽ khiến ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành một trong những người lãnh đạo quyền lực nhất thời hiện đại.
Trong vai trò một nhà lãnh đạo của Việt Nam, ông đã có vị thế quốc tế cao bất thường nhờ việc thúc đẩy mạnh hệ nồng ấm với cựu thù Mỹ, yêu cầu cải cách nhanh hơn ở các ngành công nghiệp quốc doanh.
Ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng được một mạng lưới gây nhiều ảnh hưởng trong các lực lượng an ninh cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Cho tới vài tháng trước khi Đại hội diễn ra, ông dường như có được sự hậu thuẫn của 200 ủy viên Trung ương Đảng, điều đã giúp ông sống sót qua được ít nhất hai vụ định loại bỏ ông khỏi vị trí.
Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Một dấu hiệu cho thấy mức độ ủng hộ đã giảm đi là chuyện có một lá thư bị phát tán, dường như là từ phía ông Dũng, phản hồi những cáo buộc nghiêm trọng buộc tội Thủ tướng bởi ba nhà học giả. Việc ông phải đáp lời cho thấy những lời cáo buộc đã nhận được những hậu thuẫn đầy quyền lực.
Cần nhớ rằng với tính cách cùng sự nổi tiếng của mình, ông Dũng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong Đảng. Gia đình Thủ tướng đã trở nên giàu có và thăng tiến chính trị. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh thì tham nhũng cũng gia tăng. Nỗ lực tư nhân hóa khối nhà nước diễn ra rất chậm chạp.
Chúng ta biết rằng khi Đại hội Đảng khai mạc tuần rồi, ông Dũng đã không có trong danh sách ứng viên được Bộ Chính trị chuẩn y để trở thành Tổng bí thư tiếp theo.
Một nỗ lực từ phe ủng hộ ông Dũng để đưa ông vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nơi Thủ tướng có thể đối đầu với Tổng Bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng, đã thất bại, một phần vì ông Trọng khéo léo áp dụng các quy tắc rối rắm để kiểm soát Đại hội.
Ông Trọng, người được cho người đi theo đường lối bảo thủ, đã là đối thủ lâu năm của Thủ tướng. Với chiến thắng của mình, phe bảo thủ chiếm ưu thế, khiến người ta nay nghi ngờ nghị trình cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Lời tái khẳng định trong ngày khai mạc Đại hội từ ông Trọng rằng chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ được củng cố, dường như càng làm sáng tỏ luận điểm trên.
Nhưng thực ra Đảng không phân rẽ một cách đơn giản như thế. Trên thực tế, nhân sự mới bao gồm cả những gương mặt trẻ, những chính trị gia ủng hộ cải cách, và các lựa chọn để áp dụng thay đổi của ông Trọng cũng chỉ có giới hạn.
“Thực tiễn vẫn luôn mạnh mẽ hơn lý thuyết, giáo điều,” kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói, “và nền kinh tế của Việt Nam ngày hôm nay bị sức ép phải thay đổi. Nếu khối quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo thì đó sẽ là cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Việt Nam giờ đây đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.”
Các ngành công nghiệp quốc doanh là ví dụ điển hình. Di sản của nền kinh tế chỉ huy đã được xây dựng trong suốt cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ hiện diện mọi nơi, từ ngành chế tạo xe hơi, tàu biển, cho tới ngành sữa và may mặc. Chúng chiếm gần một phần ba tổng GDP và ngốn gần như toàn bộ các khoản tín dụng trong hệ thống ngân hàng địa phương, nhưng hầu hết các doanh nghiệp này đều làm ăn thua lỗ.
Ông Dũng đã khuyến khích một vài công ty quốc doanh trở thành 'đầu tàu' với việc mở rộng ngành nghề, quy mô hoạt động. Đó quả là một tai họa.
Công ty đóng tàu và vận chuyển hàng hóa đã sụp đổ dưới một đống nợ. Vậy nên trong vài năm gần đây, ông Dũng đã khuyến khích các công ty này cải tổ, tư nhân hóa một phần và bán bớt những mảng làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, đó không hề là kế hoạch dễ thực hiện.
Trần Việt, một quan chức trong tập đoàn dệt may quốc doanh Vinatex, là một trong những tập đoàn quốc doanh làm ăn thành công nhất, chuyên xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ và Châu Âu, nói: “Là một doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi bị ràng buộc bởi rất nhiều điều kiện, quy định – nhiều hơn rất nhiều so với một công ty tư nhân. Nhưng chúng tôi cũng không thể cứ thế mà đóng cửa nhà máy.”
Khi tới thăm một trong nhiều xưởng may của Vinatex, tôi được Nguyễn Thị Phương Lan giới thiệu vòng quanh. Cô hãnh diện chỉ cho tôi xem nhà trẻ, trạm xá và khu kí túc xá của nhà máy.
Cô nói ông bà, cha mẹ cô đều từng làm việc tại đây, và cô hy vọng là con cô rồi đây cũng thế. "Nơi đây với tôi giống như là gia đình vậy," cô nói.
Trong thị trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt, là thị trường chính của Vinatex hiện nay, liệu công ty còn duy trì được bao nhiêu di sản tập thể thời xưa?
Những nhà lãnh đạo tuổi đã cao ở Đảng Cộng Sản trung thành với ý thức hệ cũ. Nhưng thực tế đòi hỏi cần phải nâng cao được chất lượng sống cho người dân qua đó mới mong duy trì được tính chính danh của Đảng, sẽ buộc họ phải ngày càng cần dựa vào nhiệt huyết to lớn của người dân.
Không có nhận xét nào: