#TNCG: Chuyện nhà cầm quyền âm mưu với khu đất của Giáo họ Mai Lĩnh - giáo xứ Cửa Lò vào hôm 15/01/2016 đã khiến các bạn trẻ giáo xứ Cửa Lò xích lại gần nhau để bảo vệ đất đai Giáo Hội. Một bạn trẻ trong xứ đã gửi cho chúng tôi những tâm tình của mình về câu chuyện giữa cộng sản và Giáo. Bạn lý giải, theo cách nhìn của mình, tại sao nhà cầm quyền lại luôn chĩa mũi dùi vào Công Giáo và các tôn giáo. TNCG mời các bạn đọc một vài tâm tư của bạn trẻ này.
Câu chuyện giữa cộng sản và tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng là câu chuyện muôn thuở, ngày nào cộng sản còn thì ngày đó còn có chuyện để kể. Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe câu chuyện giữa tên sói hung hãn và chú cừu non đáng thương của nhà văn Laphongten. Từ hình ảnh của tên sói và chú cừu trong câu chuyện ngụ ngôn, ta có thể thấy rằng kẻ mạnh luôn cho rằng cái lý thuộc về mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn thế nào, chứ tôi thấy cộng sản giống hình ảnh tên sói hung hãn và tôn giáo chính là chú cừu non tội nghiệp, đáng thương ấy. Bạn thấy đó, cộng sản ngang nhiên cướp đất của Giáo hội không một lý do chính đáng; bắt người, giam giữ vô căn cứ; đội lốt côn đồ đánh đập linh mục, giáo dân. Họ dùng những thủ đoạn đê hèn để phá vỡ mối liên hệ chặt chẽ giữa những con dân Chúa Trời.
Liệu trong đầu bạn có hiện lên một câu hỏi là vì sao họ lại làm như vậy? Vì sao ư? Chung quy lại cũng chỉ trong một chữ “sợ”. Giáo hội công giáo luôn sống trong tình yêu thương, bác ái, đoàn kết với nhau. Chính vì điều này mà cộng sản ngày đêm lo sợ. Họ sợ rằng một ngày nào đó chính sự đoàn kết này sẽ dẫn đến sự sụp đổ một tổ chức đang đem lại cho họ một cuộc sống xa hoa dựa trên xương máu của dân.
Có thể một Nhà cầm quyền thị xã Cửa Lò, Nghệ An cưỡng chế sân bóng đá của giáo họ Mai Lĩnh vào sáng ngày 15.01.2016ày nào đó Đảng cộng sản sẽ chịu sự ảnh hưởng, chi phối từ tôn giáo và không thể độc quyền ở đất nước Việt Nam đầy dẫy bất công này. Chính vì những cái sợ ấy mà bản thân Đảng cộng sản đã dậy lên những động cơ đê hèn, luôn tìm mọi cách để chống lại tôn giáo. Chống lại những cái gọi là công lý, họ luôn cho mình là kẻ mạnh, thắng thế trong mọi trường hợp. Bởi thế hiện nay, giáo hội Công giáo vẫn ngày đêm bị áp bức, đất đai bị cướp nhiều nơi, những giáo dân yêu nước bị bắt giữ, đánh đập tơi bời. Và gần đây nhất chính là sự việc ở Giáo họ Mai Lĩnh, Giáo xứ Cửa Lò thuộc Giáo hạt Cửa Lò. Các nhà cầm quyền lại muốn một lần nữa âm mưu chiếm đoạt mảnh đất thuộc quyền sử dụng, định đoạt của giáo họ. Bản thân mảnh đất là một phần của ruộng Đức Bà, trước kia đây là phần đất của Giáo họ, đã được công nhận bởi chế độ cũ.
Theo qui định tại khoản 1, điều 100 luật đất đai 2013 về Giấy tờ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trong đó có trường hợp “Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất”. Như vậy phần đất hoàn toàn có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Giáo họ muốn tạo một sân chơi lành mạnh cho con em trong giáo xứ nên đã dùng mảnh đất đó làm sân bóng cho các em vui chơi giải trí. Nhưng vì đây là một mảnh đất có thể gọi là “màu mỡ” đối với các nhà cầm quyền, nên họ đã tìm mọi cách để chiếm đoạt nó.
Cái cớ lần này chính là việc giới trẻ giáo họ đã cho dựng một cọc trọng tài. Nhà cầm quyền ra quyết định yêu cầu tháo dỡ vì cho rằng đây là công trình xây dựng trái phép. Hình ảnh cái cọc có khiến bạn liên tưởng gì về ý nghĩ của các nhà cầm quyền? Nó khá giống với một bệ đài đặt tượng thánh đúng không ạ. Nhà cầm quyền đã không tin những gì người dân giải thích và nghĩ rằng cái đó xây lên là để đặt tượng ảnh. Vì thế họ một mực bắt buộc phải tháo dỡ công trình.
Sự việc này đã gây bức xúc cho giáo dân. Tất cả giáo dân đã cùng đồng lòng, đồng sức để bảo vệ tài sản của giáo họ. Điều này lại thể hiện rõ nét đặc trưng của người Công Giáo chính là sự đoàn kết, một lòng vì Giáo hội.
Chuyện nhà nước đòi cướp đất của giáo xứ Cửa Lò, chẳng khác nào con sói già hung hãn đòi nuốt sống ăn tươi chú cừu non đáng thương. Nhưng thời thế thay đổi rồi, những chú cừu non đang liên kết lại để chống lại nanh vuốt của những con sói khát mồi.
Mến Mến
Không có nhận xét nào: