VOA: Một website cổ súy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư đã lọt vào danh sách các trang được nhiều người truy cập nhất Việt Nam.
Theo trang web xếp hạng Alexa thuộc công ty bán hàng trực tuyến Amazon, trangnguyentandung.org hiện đứng thứ 21. Hồi tháng Chín vừa qua, trang web này thậm chí còn lọt vào top 10.
Khi phóng viên VOA tiếng Việt truy cập trang web này vào tối ngày 1/1, theo công cụ đếm trên đó, có hàng nghìn người đọc cùng lúc, và đa phần người truy cập trên trang này là từ Việt Nam.
Chưa rõ ai đứng đằng sau trang web mà cho tới nay, theo con số đếm hiển thị trên trang mà VOA Việt Ngữ không thể xác nhận độc lập, đã có tới hơn 2 tỷ lượt người xem.
Theo quan sát, trang web được thiết kế bài bản, cập nhật hàng ngày về các hoạt động của ông Dũng cũng như ủng hộ các chính sách của Thủ tướng Việt Nam.
Nhà quan sát tình hình chính sự trong nước, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhận định:
“Tôi nghĩ rằng đó là các trang của một thế lực không ra mặt nào đấy và nhiều người cũng có thể đoán được đấy là thế lực nào. Nhưng mà tôi thì không muốn nêu đích danh cái đoán của tôi là gì. Sở dĩ những trang web đấy thu hút được bạn đọc là vì nhiều khi nó đưa ra các thông tin đấu đá, và nhiều khi cũng đưa các thông tin khá là nhạy cảm mà cứ tưởng như là cái đấy là thông tin chính thống. Nhưng mà các cơ quan chính thống lại bảo là đấy là các trang giả mạo. Không hiểu là Bộ Công an hay là các cơ quan an ninh của Việt Nam, họ luôn xưng là họ rất là giỏi, mà các trang giả mạo, tại sao họ lại không có biện pháp gì để chặn như là chặn các trang của những người hoạt động về nhân quyền hay là dân chủ? Cái đấy là những câu hỏi rất là lớn”.
Trong khi đó, cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam có tên gọi chinhphu.vn cập nhật các thông tin hoạt động của ông Dũng chỉ đứng ở vị trí thứ 419 ở Việt Nam.
Một bài viết được nhiều người đọc nhất trên trang web này, tính tới tối ngày 1/1, là về chủ đề Đại hội đảng lần thứ 12, trong đó đặt câu hỏi, ‘liệu ai trong các vị lãnh đạo của chúng ta sẽ đứng lên đấu tranh cho chủ quyền của dân tộc?’
Bài viết có đoạn: “Năm 2014, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối”.
Ngoài ra, bài viết cũng nhắc tới phát biểu “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” của ông Dũng, và coi đây là một tuyên bố mạnh mẽ nhất với Trung Quốc liên quan tới tình hình biển Đông.
Minh họa cho bài viết là hình ảnh một người đàn ông giơ nắm tấm lên cao trên nền quốc kỳ Việt Nam với chú thích rằng “người lãnh đạo bản lĩnh và kiên cường phải là người dám nói lên tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam”.
Các trang web không chính thống về các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thu hút được nhiều lượt truy cập trong bối cảnh Đại hội đảng lần thứ 12 sắp diễn ra, và hiện có nhiều đồn đoán về các cuộc “đấu đá, tranh giành quyền lực” cho vị trí tổng bí thư.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang A nói thêm:
“Các đại biểu quốc hội, tự xưng là do dân bầu, thì nhân dân có lẽ cũng phải ép các đại biểu chất vấn Bộ Cộng an, hay chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về những trang đấy để cho dân chúng được rõ thì hay hơn. Có khi các đại biểu quốc hội phải chất vấn thẳng ông thủ tướng xem là trang nguyentandung.org có phải của ông ấy không và ông ấy phải nên trả lời một cách rõ ràng là đúng hay không. Trong một nền thông tin mà nó u u, minh minh, thực hư, hư thực mà nó không rõ ràng, hoàn toàn không minh bạch gì cả, thì nó là nguy cơ rất lớn đối với toàn bộ, những người Việt Nam, những người đọc được tiếng Việt, bởi vì nó gây ra tác hại khôn lường, không chỉ tức thời về mặt thông tin sai, hay thông tin đúng, mà nó có thể gây ra căn bệnh tâm lý dài mà tôi nghĩ nhiều thế hệ chưa chắc đã khắc phục được về vấn đề thông tin, về niềm tin, đâu là thực, đâu là hư”.
Hôm 30/12, bên lề Hội nghị báo chí toàn quốc, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn nói với báo chí trong nước rằng “trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin xấu độc, đặc biệt trước các kỳ Đại hội Đảng và khi chuẩn bị về công tác nhân sự”.
Ông Tuấn cũng đã chỉ đạo “các cơ quan báo chí đấu tranh lại các thông tin xấu độc này”, và “cần có bài viết nâng cao tinh thần cảnh giác để người dân biết đó là thông tin xấu độc”.
Trên trang Facebook cá nhân, blog Osin (tức nhà báo Huy Đức) viết: “Mạng xã hội đã giết Nguyễn Sinh Hùng [Chủ tịch Quốc hội Việt Nam] bằng tấm ảnh cho rằng ông quỳ mọp trước tượng vàng của Mao, trong khi đây chỉ là tấm hình mà The Telegraph chụp trước đó và nhân vật chính là một phụ nữ người Trung Quốc”.
Tháng trước, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã đi thăm Trung Quốc từ ngày 23 tới 27/12.
Ông Đức viết tiếp: “Từ Chân Dung Quyền Lực cho tới Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, chúng ta thấy, bằng thủ đoạn đổi trắng thay đen, những người ủng hộ “Anh Ba” không chỉ sử dụng hữu hiệu xã hội đen trong đời thực mà còn chi phối cả bọn côn đồ Internet”.
Theo trang web xếp hạng Alexa thuộc công ty bán hàng trực tuyến Amazon, trangnguyentandung.org hiện đứng thứ 21. Hồi tháng Chín vừa qua, trang web này thậm chí còn lọt vào top 10.
Khi phóng viên VOA tiếng Việt truy cập trang web này vào tối ngày 1/1, theo công cụ đếm trên đó, có hàng nghìn người đọc cùng lúc, và đa phần người truy cập trên trang này là từ Việt Nam.
Chưa rõ ai đứng đằng sau trang web mà cho tới nay, theo con số đếm hiển thị trên trang mà VOA Việt Ngữ không thể xác nhận độc lập, đã có tới hơn 2 tỷ lượt người xem.
Theo quan sát, trang web được thiết kế bài bản, cập nhật hàng ngày về các hoạt động của ông Dũng cũng như ủng hộ các chính sách của Thủ tướng Việt Nam.
Nhà quan sát tình hình chính sự trong nước, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhận định:
“Tôi nghĩ rằng đó là các trang của một thế lực không ra mặt nào đấy và nhiều người cũng có thể đoán được đấy là thế lực nào. Nhưng mà tôi thì không muốn nêu đích danh cái đoán của tôi là gì. Sở dĩ những trang web đấy thu hút được bạn đọc là vì nhiều khi nó đưa ra các thông tin đấu đá, và nhiều khi cũng đưa các thông tin khá là nhạy cảm mà cứ tưởng như là cái đấy là thông tin chính thống. Nhưng mà các cơ quan chính thống lại bảo là đấy là các trang giả mạo. Không hiểu là Bộ Công an hay là các cơ quan an ninh của Việt Nam, họ luôn xưng là họ rất là giỏi, mà các trang giả mạo, tại sao họ lại không có biện pháp gì để chặn như là chặn các trang của những người hoạt động về nhân quyền hay là dân chủ? Cái đấy là những câu hỏi rất là lớn”.
Trong khi đó, cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam có tên gọi chinhphu.vn cập nhật các thông tin hoạt động của ông Dũng chỉ đứng ở vị trí thứ 419 ở Việt Nam.
Một bài viết được nhiều người đọc nhất trên trang web này, tính tới tối ngày 1/1, là về chủ đề Đại hội đảng lần thứ 12, trong đó đặt câu hỏi, ‘liệu ai trong các vị lãnh đạo của chúng ta sẽ đứng lên đấu tranh cho chủ quyền của dân tộc?’
Bài viết có đoạn: “Năm 2014, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối”.
Ngoài ra, bài viết cũng nhắc tới phát biểu “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” của ông Dũng, và coi đây là một tuyên bố mạnh mẽ nhất với Trung Quốc liên quan tới tình hình biển Đông.
Minh họa cho bài viết là hình ảnh một người đàn ông giơ nắm tấm lên cao trên nền quốc kỳ Việt Nam với chú thích rằng “người lãnh đạo bản lĩnh và kiên cường phải là người dám nói lên tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam”.
Các trang web không chính thống về các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thu hút được nhiều lượt truy cập trong bối cảnh Đại hội đảng lần thứ 12 sắp diễn ra, và hiện có nhiều đồn đoán về các cuộc “đấu đá, tranh giành quyền lực” cho vị trí tổng bí thư.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang A nói thêm:
“Các đại biểu quốc hội, tự xưng là do dân bầu, thì nhân dân có lẽ cũng phải ép các đại biểu chất vấn Bộ Cộng an, hay chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về những trang đấy để cho dân chúng được rõ thì hay hơn. Có khi các đại biểu quốc hội phải chất vấn thẳng ông thủ tướng xem là trang nguyentandung.org có phải của ông ấy không và ông ấy phải nên trả lời một cách rõ ràng là đúng hay không. Trong một nền thông tin mà nó u u, minh minh, thực hư, hư thực mà nó không rõ ràng, hoàn toàn không minh bạch gì cả, thì nó là nguy cơ rất lớn đối với toàn bộ, những người Việt Nam, những người đọc được tiếng Việt, bởi vì nó gây ra tác hại khôn lường, không chỉ tức thời về mặt thông tin sai, hay thông tin đúng, mà nó có thể gây ra căn bệnh tâm lý dài mà tôi nghĩ nhiều thế hệ chưa chắc đã khắc phục được về vấn đề thông tin, về niềm tin, đâu là thực, đâu là hư”.
Hôm 30/12, bên lề Hội nghị báo chí toàn quốc, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn nói với báo chí trong nước rằng “trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin xấu độc, đặc biệt trước các kỳ Đại hội Đảng và khi chuẩn bị về công tác nhân sự”.
Ông Tuấn cũng đã chỉ đạo “các cơ quan báo chí đấu tranh lại các thông tin xấu độc này”, và “cần có bài viết nâng cao tinh thần cảnh giác để người dân biết đó là thông tin xấu độc”.
Trên trang Facebook cá nhân, blog Osin (tức nhà báo Huy Đức) viết: “Mạng xã hội đã giết Nguyễn Sinh Hùng [Chủ tịch Quốc hội Việt Nam] bằng tấm ảnh cho rằng ông quỳ mọp trước tượng vàng của Mao, trong khi đây chỉ là tấm hình mà The Telegraph chụp trước đó và nhân vật chính là một phụ nữ người Trung Quốc”.
Tháng trước, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã đi thăm Trung Quốc từ ngày 23 tới 27/12.
Ông Đức viết tiếp: “Từ Chân Dung Quyền Lực cho tới Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, chúng ta thấy, bằng thủ đoạn đổi trắng thay đen, những người ủng hộ “Anh Ba” không chỉ sử dụng hữu hiệu xã hội đen trong đời thực mà còn chi phối cả bọn côn đồ Internet”.
Không có nhận xét nào: